Hướng dẫn bạn cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Tác giả: Trần Hải Minh 15-05-2024
Trình độ văn hóa trong đơn xin việc sẽ giúp cho bạn chứng minh được sự phù hợp của mình với vị trí mà nhà tuyển dụng đang tuyển. Thế nhưng có phải ai cũng biết cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới để khám phá cách thể hiện trình độ văn hóa gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
1. Bạn có biết trình độ văn hóa là gì?
Điều đầu tiên bạn cần phải biết xem trình độ văn hóa là như thế nào? Tại sao nhiều người lại bị cho rằng có trình độ văn hóa thấp.
Trình độ văn hóa là một định nghĩa khá chung chung, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm, định nghĩa nào cụ thể về vấn đề này. Theo đó thì trình độ văn hóa sẽ được hiểu là quá trình mà người đó được đào tạo. Không chỉ có vậy mà trình độ văn hóa còn được thể hiện thông qua cách sống và giao tiếp, văn hóa của từng người ở nơi mà họ sinh sống. Thông thường thì trình độ văn hóa sẽ được thể hiện khá nhiều trong sơ yếu lý lịch, tuy nhiên nhiều khi trong đơn xin việc ứng viên cũng cần phải thể hiện rõ để có thể tạo được ấn tượng đẹp và chứng minh sự phù hợp của mình với vị trí đang tuyển dụng.
2. Phân biệt trình độ văn hóa với trình độ học vấn
Trình độ học vấn rất hay bị đánh đồng, nhầm lẫn với trình độ văn hóa. Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt rõ hai vấn đề này với nhau để tránh ghi nhầm trong đơn xin việc của mình.
Trình độ học vấn chính là một trong những thước đo chỉ mức độ học tập, giáo dục của một người nào đó tại các cơ sở giáo dục. Trong đó thì các cấp bậc để làm thước đo cho học vấn bao gồm: cấp thiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học. Hiểu một cách đơn giản hơn thì trình độ học vấn là cấp bậc học cao nhất của người đó.
Thực tế cho thấy nhiều người có trình độ học vấn cao chưa chắc có trình độ văn hóa cao. Chính vì thế mà nhiều người vẫn đang được cho là thiếu văn hóa. Để bạn thật sự thuyết phục được nhà tuyển dụng, cần phải thể hiện rõ được cả hai yếu tố này, chứng minh cho họ thấy bạn là ứng cử viên phù hợp.
3. Trình độ văn hóa trong đơn xin việc có ý nghĩa gì?
Thông thường trình độ văn hóa được thể hiện trong sơ yếu lý lịch như một yếu tố bắt buộc. Thế nhưng ở một số trường hợp khác trong đơn xin việc, trình độ văn hóa lại mang ý nghĩa riêng của nó. Chúng ta cùng tìm hiểu xem nó có ý nghĩa như thế nào nhé!
Có rất nhiều người cho rằng trình độ văn hóa không nhất thiết cần phải thể hiện trong đơn xin việc bởi nó không liên quan là mấy. Phần đông ứng viên đều cho rằng với nền kinh tế thị trường, xã hội 4.0 như hiện nay thì các doanh nghiệp đều quan trọng kinh nghiệm và kỹ năng mềm hơn. Tuy nhiên có phải các doanh nghiệp đều có chung suy nghĩ đó hay không?
- Phần lớn các doanh nghiệp đều mong muốn mình có thể tìm được ứng viên phù hợp. Sự phù hợp ở đây không chỉ là về trình độ chuyên môn mà còn phải phù hợp về văn hóa của doanh nghiệp để thống nhất với nhau trong cách làm việc. Việc thể hiện trình độ văn hóa của mình trong đơn xin việc sẽ giúp các doanh nghiệp nhìn thấy được các ứng viên tiềm năng, phù hợp về văn hóa.
- Việc thể hiện về trình độ văn hóa bạn sẽ chứng minh được trình độ chuyên môn của mình, sự tự tin và được người khác đánh giá cao hơn nếu như thể hiện trong đơn xin việc.
- Một người có trình độ văn hóa cao, sẽ nhận được những cơ hội việc làm tốt hơn, mức lương cao hơn.
- Đặc biệt khi bạn thể hiện trình độ văn hóa của mình trong đơn xin việc phần nào đó giúp cho xông ty lựa chọn được chính xác nhân tài cho mình.
Như vậy có thể thấy trình độ văn hóa trong đơn xin việc là một yếu tố rất quan trọng, nó sẽ giúp cho bạn có được cơ hội việc làm tốt hơn. Chính vì như thế mà từ giờ khi trình bày đơn xin việc bạn cũng sẽ lưu tâm hơn đến trình độ văn hóa của mình đúng không nào. Đừng bỏ lỡ với những nội dung trong các phần sau đây, chúng tôi sẽ mách cho bạn thêm khá nhiều thông tin thú vị đó.
Việc làm phát triển thị trường
4. Hướng dẫn cách ghi trình độ văn hóa trong đơn xin việc
Nhiều khi trình độ văn hóa sẽ phải kèm theo các giấy chứng nhận để cho người đọc tin tưởng hơn. Nếu như bạn chưa biết trình bày như thế nào trong đơn xin việc thì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ghi chi tiết và cụ thể nhất.
4.1. Cách ghi trình độ văn hóa tốt nghiệp từ THPT trở xuống
- Đối với những người đã học và tốt nghiệp hết lớp 12 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 12/12.
- Còn nếu như bạn học hết lớp 9, thì ghi trình độ văn hóa là 9/12
- Còn đối với những trường hợp học dở dang ở từng cấp khác nhau, như học hết lớp 8 hoặc hết lớp 11 thì sẽ phải ghi trình độ văn hóa là 8/12 hoặc 11/12
Có hai cách thể hiện trình độ văn hóa trong đơn xin việc, bạn có thể ghi là 12/12 hoặc cũng có thể ghi là trình độ văn hóa cấp hai, cấp ba,...Nói chung là tùy thuộc vào mục đích của bạn có thể ghi sao cho phù hợp là được.
4.2. Cách ghi trình độ văn hóa khi tốt nghiệp đại học
Nếu như bạn đã tốt nghiệp đại học hay cao đẳng mà ghi trình độ văn hóa như vậy là sai. Bởi trình độ văn hóa chỉ bao gồm từ mù chữ - trung học phổ thông, chứ không bao gồm đại học hay cao đẳng trở lên đâu nhé.
Trong trường hợp này, bạn sẽ ghi trình độ văn hóa của mình là 12/12 sau đó ghi thêm nội dung là: Cử nhân xã hội học, cử nhân luật, kỹ sư máy tính, kỹ sư điện, cử nhân quản trị nhân lực,…
Như vậy bạn cũng đã biết ghi trình độ văn hóa của mình rồi đúng không nào. Đừng để nhà tuyển dụng thấy bạn không chuyên nghiệp vì những lỗi nhỏ trong cách trình bày nhé.
4.3. Để mục trình độ văn hóa ở đâu trong đơn xin việc
Đặt mục trình độ văn hóa ở đâu cũng là một vấn đề quan trọng. Có một số mẫu đơn sẽ có ghi rõ phần này cho bạn và chỉ điền vào là xong. Tuy nhiên cũng có những mẫu đơn xin việc không có. Vậy bạn cần phải làm thế nào trong những trường hợp này.
Bạn nên tránh đặt mục này ở đầu và ở cuối, tùy thuộc vào nội dung mà bạn muốn trình bày mà có thể đưa nó vào phần ở giữa nội dung chính sao cho phù hợp. Tốt nhất nên thể hiện trình độ văn hóa của mình khi đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn rất phù hợp ở cả trình độ chuyên môn cũng như văn hóa công ty.
5. Gợi ý cách nhà tuyển dụng tìm ứng viên phù hợp
5.1. Giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp cho ứng viên
Thông thường nhà tuyển dụng nếu như muốn lựa chọn được những ứng viên phù hợp với trình độ văn hóa thì cũng phải giới thiệu, giải thích các khía cạnh về tuyển dụng cho ứng viên về văn hóa trong công ty.
Văn hóa đó có thể là môi trường làm việc, tác phong làm việc, trang phục công ty, giờ giấc làm việc của công ty,...dựa vào những dữ liệu này các ứng viên sẽ tự tưởng tượng ra môi trường làm việc và cảm nhận xem đó có phải môi trường làm việc lý tưởng của mình hay không. Việc giới thiệu về văn hóa doanh nghiệp cho ứng viên sẽ giúp cho cả đôi bên có lợi, tiết kiệm được thời gian cho nhau khá nhiều. Hiện nay thì các doanh nghiệp cũng đang áp dụng điều này khá nhiều.
5.2. Chỉ định yếu tố để đánh giá trình độ văn hóa ứng viên phù hợp
Để thật sự lựa chọn được các ứng viên xuất sắc cho công ty thì cần phải xây dựng một thang đánh giá về trình độ văn hóa của ứng viên xem đang đáp ứng ở mức độ nào. Nếu đánh giá dựa trên cảm quan thì sẽ rất dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn và đánh giá. Với thang điểm này sẽ được đánh giá lựa chọn dựa trên những trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của ưng viên.
5.3. Sử dụng câu hỏi mở khi đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên
Việc sử dụng câu hỏi mở này vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp. Trong buổi phỏng vấn, nếu như sử dụng các câu hỏi mở sẽ trực tiếp nắm bắt được tâm lý và mong muốn của ứng viên, tùy thuộc vào các câu trả lời có thể đánh giá được ứng viên đó có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng và văn hóa của công ty hay không.
Các câu hỏi được sử dụng thường xuyên như là: điều gì làm bạn hứng khởi tại nơi làm việc? hãy miêu tả ba từ chỉ nơi làm việc lý tưởng của bạn? Các yếu tố giúp bạn thành công?,...
5.4. Xem xét tương tác của ứng viên với mọi người
Sự tương tác của cá nhân đó với mọi người trong công ty rất quan trọng. Có thể việc đánh giá dựa trên đơn xin việc, CV xin việc hay cả buổi phỏng vấn vẫn chưa thật sự khách quan. Chính vì thế mà nhiều công ty đã cho những nhân viên của mình giao tiếp, tiếp xúc với các ứng viên khác để xem phản ứng của họ như thế nào, có hòa đồng với mọi người hay không hay trình độ văn hóa thể hiện trong đơn xin việc chỉ là vỏ bọc bề ngoài của người đó.
Nếu như ứng viên đó tương tác tốt, hòa đồng và thích nghi nhanh được với văn hóa của công ty thì chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng và đó cũng là ứng cử viên sáng giá mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ lựa chọn.
Việc thể hiện trình độ văn hóa trong đơn xin việc không nên quá phô chương như vậy sẽ dễ khiến cho người đọc cảm thấy bạn quá kiêu ngạo. Chính vì thế mà bạn cần phải biết sử dụng và đưa nó vào một cách tốt nhất để tạo được ấn tượng.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về trình độ văn hóa trong đơn xin việc, mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo ấn tượng đẹp với nhà tuyển dụng.
Chúc bạn ứng tuyển thành công!