Trường công lập là gì? Nên theo học trường công lập hay dân lập?
Tác giả: Hà Ngọc Nhi 17-07-2024
Giáo dục vẫn là những yếu tố ưu tiên hàng đầu ở mỗi quốc gia nói chung và mỗi gia đình có con đang độ tuổi đi học nói riêng. Bạn hiểu như thế nào về trường công lập? Trường công lập là gì? Có nhất định phải theo học trường công lập hay không? Bạn có thể cùng mình chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé.
1. Các khái niệm tổng quát
1.1. Trường công lập là gì?
Từ trước tới nay chúng ta đều đã quá quen thuộc với hai khái niệm trường công lập và dân lập. Nhưng chắc hẳn chúng ta chưa có ai biết rõ chính xác nguồn gốc của hai khái niệm này là gì. Tại sao lại gọi là công lập? Và tại sao lại gọi là dân lập?
Trường công lập tức là những trường được đầu tư, xây dựng bằng nguồn vốn của Nhà nước hoặc một địa phương nào đó đứng ra. Tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… sẽ được thực hiện bằng các nguồn tài chính công. Chính vì vậy mọi vấn đề liên quan đến trường công lập sẽ do Nhà nước quản lý đảm bảo đúng với các quy định của Bộ giáo dục đưa ra.
Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo
1.2. Trường dân lập là gì?
Khác với trường công lập, trường dân lập là những trường do một cá nhân hoặc tổ chức xã hội nào đó đứng ra xin cấp phép xây dựng và nguồn vốn tự do cá nhân hoặc tổ chức đó cung ứng chứ không nằm trong ngân sách Nhà nước. Các hoạt động của trường dân lập như chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện tại, hoạt động ngoại khóa,… sẽ đều do các nhà đầu tư hỗ trợ và một phần lớn là do các bậc phụ huynh có con theo học đóng góp cho nhà trường.
2. So sánh trường công lập với trường dân lập
Dựa trên khái niệm chúng ta đã có thể cơ bản nhìn thấy được sự khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục này rồi phải không nào? Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của chúng thì chúng ta hãy cùng đi sâu phân tích dựa theo từng yếu tố dưới đây nhé.
Xem thêm: Trả lời “Học bách khoa ra làm gì?” Lựa chọn việc làm HOT nhất
2.1. Cơ sở vật chất
- Sự đầu tư về trang thiết bị dạy và học, cơ sở vật chất chắc chắn sẽ là điểm khác biệt đầu tiên của hai hệ thống này. Trường công lập bởi vì dựa trên vốn ngân sách của nhà nước nên cơ sở vật chất sẽ chỉ ở mức độ cơ bản, đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục bởi kinh phí Nhà nước có giới hạn, phải cân đo đóng đếm cho rất nhiều vấn đề chung của cả Quốc gia vì vậy mỗi khoản kinh phí đầu tư đều được phân bổ một cách đồng đều.
Bên cạnh đó quá trình xin cấp vốn từ ngân sách Nhà nước cũng nhiều quy trình và mất nhiều thời gian nên việc sửa sang cơ sở hạ tầng cho các trường công lập cũng thường hay bị chậm trễ.
- Cơ sở vật chất ở các trường dân lập luôn được trang bị hiện đại, khang trang hơn các cơ sở công lập. Bởi nguồn vốn của hệ thống trường dân lập là dựa trên các khoản đóng góp trực tiếp từ phụ huynh và các nhà đầu tư, chính vì vậy nguồn cung luôn được đảm bảo đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của học sinh cũng như nhà trường. Các trang thiết bị thường xuyên được cải tiến, thay mới để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho công việc học tập.
2.2. Học phí
- Trường công lập có học phí ở mức trung bình do có nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở hiện nay học sinh đều không phải đóng học phí trên trường.
- Trường dân lập thường có các mức học phí khá cao bởi không có Nhà nước hỗ trợ. Các khoản học phí của trường dân lập được tính dựa trên các điều kiện về cơ sở vật chất của nhà nước. Những ngôi trường dân lập càng được đầu tư khang trang thì mức học phí lại càng lớn.
2.3. Chương trình đào tạo
- Chương trình đào tạo của trường công lập sẽ dựa trên quy định của Bộ giáo dục ban hành. Tất cả các trường học thuộc hệ thống công lập sẽ tuân thủ theo đúng nội dung, quy trình dạy học mà Bộ đã đưa ra. Kiến thức thường là ở mức cung cấp kiến thức cơ bản nhất cho học sinh.
- Chương trình đào tạo tại trường dân lập thì sẽ có nhiều cải tiến hơn so với chương trình học của các trường công lập. Các môn học phong phú, đa dạng hơn, được tiếp xúc thực tế, thực hành bên ngoài nhiều hơn là trên sách vở. Tại một số trường dân lập học sinh còn có cơ hội được giao lưu, trao đổi với các hệ thống giáo dục nước ngoài. Đây cũng là một điểm mạnh của hệ thống dân lập nhằm thu hút học sinh theo học
Xem thêm: Đào tạo nhân lực là gì? Vai trò, phương pháp đào tạo nhân lực
2.4. Phương thức xét tuyển
- Các trường công lập sẽ tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển theo đúng quy định của Bộ giáo dục. Vì vậy điểm thi vào các trường công lập thường khá cao.
- Hầu hết tất cả các trường theo hệ thống dân lập đều dựa theo phương thức xét học bạ. Vì vậy, cơ hội trúng tuyển của học sinh sẽ cao hơn. Nếu có yêu cầu về điểm thi thì điểm thi yêu cầu của trường dân lập thường ít hơn trường công lập khá nhiều.
2.5. Cơ hội việc làm
Hiện nay ở các công ty trong nước vẫn thường chú trọng vào những ứng viên có bằng tốt nghiệp các trường công lập, đặc biệt những trường công lập thuộc top đầu. Bên cạnh đó, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài thường sẽ chú trọng đến kinh nghiệm và kỹ năng thực tế nhiều hơn là bằng cấp.
Vì vậy, cho dù bạn có học trường công lập hay dân lập thì cũng nên chú trọng đầu tư vào việc phát triển các kỹ năng của bản thân thì sẽ có cơ hội được làm việc tại các môi trường tốt hơn.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn giáo dục
3. Giải đáp câu hỏi chọn trường công lập hay dân lập
Cho dù là môi trường học tập công lập hay dân lập thì mỗi hình thức cũng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Mình có thể đưa ra cho bạn một số lời khuyên trong việc lựa chọn hai hình thức giáo dục này như sau:
- Nếu gia đình bạn không có điều kiện nhiều về tài chính thì bạn có thể lựa chọn môi trường công lập bởi mức học phí tại công lập luôn ở mức trung bình và không có sự thay đổi nhiều theo từng năm.
- Nếu bạn ở mức học trung bình và gia đình bạn có điều kiện về tài chính thì bạn hoàn toàn có thể theo học các trường dân lập top đầu để vừa cải thiện việc học tập của bản, vừa có cơ hội được tiếp xúc thực tế nhiều hơn, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này của bạn.
- Các trường dân lập hiện nay đều đã xây dựng những chương trình đào tạo khá khắt khe và quy củ để đẩy mạnh chất lượng của học sinh nên những gia đình vừa có mong muốn con em được đào tạo tốt, vừa được học trong môi trường hiện đại nhất thì các trường dân lập cũng là một ý kiến hay.
- Quan trọng nhất khi lựa chọn một môi trường học tập vẫn là nên dựa vào đam mê, sở thích của mỗi người. Bạn có thể tham khảo xem môi trường nào được đánh giá cao nhất về ngành học mà bạn muốn theo đuổi thì cứ mạnh dạn nộp đơn thôi. Dân lập hay công lập cũng không quan trọng bằng việc môi trường đó có thực sự phù hợp với bạn hay không.
Các thông tin trên đây chắc đã phần nào giúp bạn hiểu được trường công lập là gì? Trường dân lập là gì? Và đặt ra được những chỉ tiêu khi chọn trường cho mình rồi phải không nào?