[Giải mã] TypeScript là gì và những thông tin liên quan
Tác giả: Trương Thanh Thanh 28-05-2024
Typescript là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với các lập trình viên và cả những người yêu công nghệ nói chung. Hôm nay, work247.vn xin gửi đến bạn bài viết giải mã đầy đủ khái niệm thuật ngữ TypeScript là gì cũng như những thông tin liên quan nhé.
1. Tổng quan thông tin về TypeScript
1.1. TypeScript là gì?
Với những ai yêu thích công nghệ, những bạn học sinh có mong muốn theo đuổi ngành lập trình hay những ai muốn khám phá, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới hẳn TypeScript không còn là một thuật ngữ quá xa lạ. Đây là một dự án do Microsoft phát triển về mảng mã nguồn và là phiên bản nâng cấp với những cải tiến hơn người tiền nhiệm JavaScript.
Với những thế hệ 8x, 9x hẳn ngôn ngữ lập trình JavaScript đã trở thành một trong những huyền thoại. Tiếp thu và phát huy những mặt ưu của JavaScript, TypeScript đã được tăng thêm những tính năng như chọn kiểu tĩnh, hướng lớp đối tượng và khắc phục điểm yếu của ngôn ngữ lập trình tiền nhiệm. Đây là một bước tiến vượt bậc của Microsoft khi giữ được những điểm mạnh và từng bước loại bỏ những mặt hạn chế. Thêm vào đó, TypeScript có thể chạy những ứng dụng client-side và server-side hỗ trợ nhiều trong nền công nghệ thông tin hiện địa.
Trước TypeScript, Google đã từng phát triển một số ngôn ngữ lập trình như CoffeeScript và Dart tuy nhiên không nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giới lập trình viên. Theo nhiều đánh giá chuyên môn, hai ngôn ngữ lập trình này sử dụng cú pháp mới, không liên hệ nhiều đến những ngôn ngữ lập trình đã được phát triển trước đây. Điều này tạo nên rào cản đối với những lập trình viên khi họ không thể ứng dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn mà phải dành thời gian học mới toàn bộ. Đặc biệt nhất trong các tính năng của TypeScript có thể kể đến việc ngôn ngữ lập trình này được ứng dụng tính năng classes và modules từ ECMAScript 2015 hay còn được gọi là ES6. Chính vì lẽ đó, dù sinh sau đẻ muộn nhưng TypeScript vẫn nhận được phản hồi tích cực từ đội ngũ lập trình viên - những người trực tiếp sử dụng và ứng dụng các ngôn ngữ lập trình.
1.2. Giải mã sức hút của ngôn ngữ lập trình TypeScript
Như phần giới thiệu bên trên, TypeScript nhận được sự đón nhận từ các lập trình viên dù xuất hiện không lâu. Hiểu được nhu cầu của nền công nghệ thông tin thời đại mới, TypeScript ra đời phục vụ những dự án về công nghệ và kỹ thuật có quy mô lớn. Với sự cập nhật thường xuyên trong ngành công nghệ thông tin, TypeScript đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các lập trình viên với bộ Framework đa dạng. Nếu như JavaScript nổi tiếng với sự ổn định, hiện nay TypeScript cũng đang tiếp nối được ưu điểm này và hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho người dùng.
Sự phát triển của cộng đồng lập trình viên sử dụng TypeScript đang ngày một mở rộng. Microsoft đã tung ra một chiêu bài thông minh khi để TypeScript là mã nguồn mở. Vừa giúp lập trình viên không mất phí khi sử dụng vừa nhận được sự đóng góp, nhận xét từ những người trực tiếp ứng dụng. Là phiên bản nâng cấp của JavaScript, TypeScript ăn điểm bởi sự phong phú, đa dạng và hiện đại nhưng bản chất của ngôn ngữ lập trình này vẫn dựa hoàn toàn vào JavaScript. Lập trình viên sẽ tiết kiệm được thời gian khi có thể tự học TypeScript với những thao tác JavaScript đã biết sẵn.
Xem thêm: Mách bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên hay nhất
2. Những chức năng đáng chú ý trong ngôn ngữ lập trình TypeScript
- Static Typing
Chức năng Static Typing được coi là một signature của TypeScript - một dấu hiệu nhận biết cho ngôn ngữ lập trình này. Lập trình viên có thể tận dụng chức năng này để giảm tỷ lệ gán sai trong các giá trị khi các biến đều được khai báo kiểu đầy đủ. Nếu bạn bỏ qua bước khai báo kiểu, TypeScript vẫn sẽ theo dõi và phát hiện chúng trong code của bạn.
- Interfaces
Đây là chức năng thường được sử dụng để kiểm tra đối tượng của cấu trúc và trợ giúp trong những giai đoạn phát triển và xây dựng code. Khi các biến đặc biệt kết hợp với nhau, Interfaces sẽ đảm bảo chúng luôn gắn liền kèm theo đó là các thuộc tính, các kiểu, tên, trình biên dịch sẽ được đảm bảo điền đầy đủ.
- Classes
Như đã nói trong phần đầu bài viết, TypeScript ra đời và hỗ trợ nhiều trong các dự án về công nghệ thông tin, kỹ thuật có quy mô lớn. Nhờ phiên bản ES6 được trang bị trong TypeScript. các class trong ngôn ngữ này phần lớn giống với trong Java và C#. Theo nhiều người dùng nhận xét, TypeScript kiểm soát chức năng này nghiêm ngặt hơn JavaScript.
- Modules
Trong các dự án công nghệ thông tin lớn, các code sẽ được xây dựng chi tiết và kỹ càng bằng cách phân đoạn thành những phần nhỏ và tái sử dụng để dễ hiểu và không gây rối mắt, khó khăn trong quá trình kiểm soát. Các modules trong TypeScript sẽ đảm nhận chức năng exporting và importing.
- Generics
Trong một biến sẽ chứa nhiều hàm số chức năng generics sẽ bảo tồn các biến ra vào trong hàm số và chấp nhận thêm cả những tham số khác nhau
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
3. Điểm mạnh và điểm yếu của ngôn ngữ lập trình TypeScript
Với những thông tin kể trên, có thể thấy TypeScript đã đang và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Cùng phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của ngôn ngữ lập trình này nhé.
3.1. Điểm mạnh của TypeScript
Việc Microsoft phát hành TypeScript miễn phí đã đem lại một điểm mạnh cũng như số lượng người trải nghiệm khổng lồ cho ngôn ngữ lập trình này. Thêm vào đó, do là ngôn ngữ lập trình tĩnh, người dùng có thể cùng nhau trao đổi cũng như chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và tạo ra cộng đồng người dùng thân thiện, gần gũi. Các thông số cũng được lập trình viên tiếp cận dễ dàng hơn với các trình viên dịch.
Nhằm tiết kiệm thời gian kiểm tra code và các bước từ những bên thứ ba, TypeScript thường xuyên cập nhật và sửa lỗi để tránh phát sinh những sai lệch trong quá trình vận hành. Bản thân Microsoft đã có hệ điều hành Window dành cho các thiết bị PC, laptop phổ biến nhất toàn thế giới. Chính vì lẽ đó những người dùng của họ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và làm quen với TypeScript.
TypeScript được ưa chuộng và chọn lựa sử dụng khi khắc phục được điểm yếu của các ngôn ngữ lập trình cổ điển: khó khăn trong việc sửa chữa. Các bước chỉnh sửa khi phát hiện sai lệch trong TypeScript được đơn giản hóa hơn không tốn thời gian và công sức như những ngôn ngữ lập trình cũ.
Với mỗi code được nhập vào TypeScript, người lập trình sẽ trải qua bước kiểm soát từ hệ thống và giảm được tối thiểu việc sai lệch. Điều này giúp tăng năng suất cũng như hiệu quả của việc làm và giảm tối đa thời gian chỉnh sửa.
Xem thêm: Mô tả công việc lập trình viên PHP
3.2. Những hạn chế của ngôn ngữ lập trình TypeScript
Dù có nhiều điểm mạnh tuy nhiên TypeScript cũng không thể tránh khỏi những điểm yếu. Tuy nhiên phần lớn người dùng đều nhận định những vấn đề này không quá ảnh hưởng đến trải nghiệm lập trình của họ. Đầu tiên, để sử dụng TypeScript trên những nền tảng đuôi .js bạn sẽ phải sử dụng phần mềm biên dịch. Quá trình thiết lập của ngôn ngữ lập trình này cũng được nhiều lập trình viên phàn nàn vì quá cồng kềnh với nhiều bước và cần đảm bảo nhiều trình thử nghiệm khác. Khi thêm bất kỳ library nào vào ngôn ngữ lập trình, lập trình viên cũng phải điền thêm Typedef.
TypeScript được phát triển và phần lớn những chức năng trong ngôn ngữ lập trình này vẫn dựa vào người tiền nhiệm JavaScript. Chính vì vậy một số tính năng trong TypeScript vẫn sẽ gặp phải giới hạn nhất định. Người dùng nên coi TypeScript là ngôn ngữ lập trình bổ trợ và sử dụng song song với những ngôn ngữ lập trình khác.
Mong rằng với bài viết trên của work247.vn, các bạn đã biết thêm về ngôn ngữ lập trình TypeScript và giải mã câu hỏi TypeScript là gì một cách đầy đủ nhất. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời khi vận dụng ngôn ngữ lập trình này.