Xamarin là gì? Những đặc điểm nổi bật không thể bỏ qua của Xamarin
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 28-06-2024
Ngày nay, công nghệ ứng dụng trong điện thoại di động rất phát triển, nếu như trước đây chúng ta phải dùng nhiều công nghệ cho từng nền tảng thì ngày nay chúng ta có thể áp dụng một công nghệ tiên tiến để thực hiện việc xây dựng các ứng dụng đối với rất nhiều nền tảng khác nhau dựa trên Xamarin. Vậy thì Xamarin là gì?
1. Khái quát thông tin về Xamarin là gì?
Vào tháng 5/2011, một công nghệ tân tiến ra đời có tên là Xamarin, đây là một công nghệ tiên tiến được tạo ra bởi nhiều kỹ sư tài giỏi (những người tạo ra Mono cho hệ điều hành Android, Touch.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản về Xamarin chính là một nền công nghệ giúp cho các ứng dụng điện thoại di động có thể hoạt động một cách đa nền tảng. Xamarin giúp cho người lập trình viết ứng dụng trên hai hệ điều hành Android và IOS cùng tại một loại code là Project.
*) Mục đích của việc sử dụng Xamarin là để có thể chạy các ứng dụng đa nền tảng của Microsoft .NET và Common Language Infrastructure.
Các Developers sẽ dựa vào ngôn ngữ lập trình C# để có thể áp dụng công nghệ Xamarin để có thể viết được nhiều ứng dụng hơn trên các thiết bị di động của cùng Code Project.
Như thế, một vài chia sẻ được nêu ở trên đã đủ giúp chúng ta tìm hiểu được cơ bản nhất về Xamarin là gì rồi. Ở những phần tiếp theo thì chúng ta cần phải tìm hiểu những thông tin khác của xamarin để hiểu sâu và vận dụng một cách tốt nhất nền tảng công nghệ này.
Xem thêm: Việc làm lập trình viên Hà Nội
2. Cách thức hoạt động của Xamarin
Khi người lập trình viên sử dụng nền tảng công nghệ Xamarin thì họ chỉ cần sử dụng đoạn code đơn giản để chạy tốt trên ứng dụng đa nền tảng.
Trong khi đó, những công nghệ được dùng khác thì lại không đơn giản được như vậy, chúng hoạt động có phần phức tạp và rườm rà hơn nhiều. Tức là mỗi nền tảng được hoạt động thì sẽ cần phải áp dụng những đoạn code riêng.
Các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ C# để có thể hỗ trợ cho việc ứng dụng công nghệ Xamarin, theo đó chúng hoạt động với hình thức chuyển đổi tất cả các SDK trong hệ điều hành IOS và hệ điều hành Android sang ngôn ngữ C#.
Người dùng quả thực rất sáng tạo, họ có thể giảm được khoảng thời gian viết app, quá trình làm việc và tạo ra một app hoàn chỉnh trên điện thoại sẽ trở nên nhanh hơn.
Bên cạnh đó thì lập trình viên cũng có thể sử dụng công nghệ Xamarin trên windows, Tuy nhiên để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất thì các bạn cần phải tiến hành cài vào máy của bạn Visual Studio Community.
Xem thêm: Chứng chỉ hành nghề thiết kế và những thông tin liên quan
3. Những ưu - nhược điểm chi tiết của Xamarin
Xamarin hỗ trợ tốt cho các lập trình viên trong quá trình tạo ra các ứng dụng mới trên điện thoại. Bản thân nó cũng có cả những ưu điểm và có cả những nhược điểm.
3.1. Xamarin sở hữu những ưu điểm gì?
Công nghệ xamarin được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới, không phải tự nhiên mà công nghệ Xamarin lại có thể được dùng nhiều đến như vậy, tất cả đều có những điểm thu hút và tính ứng dụng hữu ích trong cuộc sống của con người.
Những ưu điểm dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao Xamarin lại được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi như vậy.
- Thứ nhất, xamarin hỗ trợ các ứng dụng đa nền tảng
Lập trình viên có thể áp dụng Xamarin trên các nền tảng ứng dụng công nghệ khác nhau. Sự kết hợp giữa hai yếu tố thông dụng đó là nền tảng Framework và ngôn ngữ C#. Bên cạnh đó, công nghệ Xamarin có cách tiếp cận rất thân thiện, dễ dàng thực hiện trên các hệ điều hành IOS và Android, chạy tốt trên cả Windows và Mac. Lập trình viên sẽ dễ dàng sử dụng lại code trước đó.
- Thứ hai, các số liệu cá nhân hóa gần với các Native
- Thứ ba, xamarin có thể dễ dàng thực hiện việc chia sẻ code trong mọi hoàn cảnh
Khi công nghệ Xamarin, C# hoạt động cùng cấu trúc của dữ liệu và cùng chung trong một API kết nối, những thiết bị/ứng dụng được tạo ra bởi các công nghệ Xamarin thường giúp cho các coder tiết kiệm nhiều thời gian và tiết kiệm được kha khá về chi phí.
- Thư tư, Xamarin cũng tạo ra được nhiều trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho người dùng.
Công nghệ Xamarin được sáng lập ra từ Công ty chuyên về công nghệ có quy mô mang tầm cỡ của thế giới - Microsoft, điều đó cũng đủ để giúp cho chúng ta hiểu về chất lượng của công nghệ này ra sao rồi.
Khi sử dụng công nghệ này thì các lập trình viên trên toàn thế giới đều có thể tự mình thiết kế ra được những ứng dụng hay app thông dụng trên điện thoại, mang tới những trải nghiệm vô cùng tuyệt đối với từng nền tảng khác nhau.
Với điều đó thì những coder/lập trình viên dù không quá chuyên sâu về kiến thức chuyên môn hay không cần phải là chuyên gia công nghệ thì cũng có thể áp dụng một cách dễ dàng.
Xem thêm: Việc làm lập trình viên wordpress
3.2. Những nhược điểm tồn tại ở Xamarin
Dù bản thân công nghệ Xamarin mang nhiều điểm tích cực và hữu ích cho thế giới công nghệ nói chung thì bản thân nó vẫn tồn tại song song là nhược điểm. Vậy những nhược điểm đó là gì? Thông tin nhược điểm của Xamarin dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn.
- Nhược điểm đầu tiên phải nói tới đó là công nghệ này được sử dụng trong cộng đồng hạn chế.
Cộng đồng người dùng Xamarin khá là hạn chế, mà trong khi đó người dùng mới là yếu tố thực sự quan trọng để đánh giá sự phát triển và tính ứng dụng của công nghệ này trong xã hội. Dù là công nghệ này được tạo nên bởi một trong những công ty hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ thông tin, nhưng nói về cộng đồng của nó thì còn nhỏ, ít nhất là nhỏ so với Android và IOS.
Người dùng muốn trao đổi, chia sẻ các thông tin hay kiến thức có liên quan tới công nghệ này cũng gặp khó khăn nhất định, vì là hệ sinh thái của nó cũng khá là nhỏ. Từ đó mà chất lượng lập trình cũng rất hạn chế.
- Nhược điểm thứ hai là do khả năng để có thể update một cách chậm so với những mong đợi của người dùng.
Sự cập nhật một cách thường xuyên của công nghệ là điều mà nhiều người mong muốn, tuy nhiên với công nghệ Xamarin thì tốc độ update của nó thực sự hơi chậm khiến cho người dùng chuyển hướng sang các công nghệ khác.
Đồng thời, nhiều người cũng sẽ cảm thấy khó chịu đối với những người viết code, viết app và làm công nghệ.
Ngoài ra thì Xamarin có chi phí về bản quyền cũng khá là cao, khi thiết kế thì người lập trình cũng quan tâm rất nhiều tới chi phí cho quá trình viết hoàn thiện một app với mục đích bán hàng. Tuy nhiên, để có thể vận dụng được công nghệ này vào các nền tảng thì người viết cũng phải chi ra một khoản chi phí khá là chát để mua bản quyền của nó.
Ngoài ra thì Xamarin cũng khiến bạn tốn khá là nhiều về dung lượng, người dùng luôn muốn sử dụng một nền tảng có dung lượng lớn để chứa được nhiều dữ liệu, thế nhưng Xamarin đã chiếm phần lớn dung lượng trong các thiết bị của bạn rồi, khiến cho bạn không lưu được nhiều dữ liệu cần thiết khác của phần mềm này.
Nếu như bạn quan tâm tới Công nghệ thông tin thì Xamarin chính là một trong những công nghệ đáng được tìm hiểu. Bởi lẽ vậy các bạn sẽ có nhiều nền tảng để thành công hơn trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi.