Tìm hiểu về Balanced Scorecard là gì? Khám phá vai trò của BSC

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 22-07-2024

Balanced Scorecard là gì? Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi thực hiện hoạt động xây dựng chiến lược, quản trị trong một doanh nghiệp nào đó. Balanced Scorecard (BSC) dịch sang tiếng việt là ‘’Thẻ điểm cân bằng’’, về bản chất nó là một mô hình quản trị chiến lược doanh nghiệp cơ bản và hiệu quả. Balanced Scorecard tập trung tới 4 yếu tố nhưng có thể định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm tuyển dụng

1. Tìm hiểu chung về Balanced Scorecard là gì?

Định nghĩa Balanced Scorecard (BSC) được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung thì nó là một khuôn khổ để xây dựng các kế hoạch và quản lý chiến lược. Balanced Scorecard liên kết tầm nhìn của doanh nghiệp với các mục tiêu, biện pháp dựa trên các yếu tố như tài chính, khách hàng, nguồn lực và quy trình hoạt động doanh nghiệp.

Khái quát chung về mô hình Balanced Scorecard
Khái quát chung về mô hình Balanced Scorecard

BSC là một công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả hiện nay, nó cân bằng các biện pháp tài chính với những mục tiêu liên quan của tất cả bộ phận trong doanh nghiệp. Thẻ điểm cân bằng như một công cụ xây dựng, triển khai và tìm ra giải pháp quản lý chiến lược một cách hiệu quả để hướng tới thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Mô hình thẻ điểm cân bằng còn giúp doanh nghiệp định hướng và cân bằng những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Định hướng cân bằng những mục tiêu này với các biện pháp chiến lược được xây dựng để đáp ứng được khả năng hoàn thành công việc và đạt được mục tiêu một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Balanced Scorecard cân bằng các chức năng của tổ chức không chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến tài chính mà mô hình thẻ điểm cân bằng còn xem xét đến những khía cạnh phi tài chính. Từ đó định hướng cho bên trong nội bộ xây dựng biện pháp, thiết lập mục tiêu cho những biện pháp này và xây dựng các chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận

2. Bốn yếu tố trong mô hình thẻ điểm cân bằng

Doanh nghiệp không nên chỉ chú ý đến doanh số và lợi nhuận, để có thể quản lý tốt họ phải xem xét đến nhiều khía cạnh, yếu tố thì mới có thể định hướng phát triển lâu dài và bền vững.

Khi sử dụng phương pháp Balanced Scorecard doanh nghiệp cần phải quan tâm đến 4 thước đo hay còn biết đến là 4 thẻ điểm trong phương pháp thẻ điểm cân bằng. Bốn thẻ điểm trong mô hình Balanced Scorecard bao gồm: Tài chính, khách hàng, quá trình thực hiện hoạt động nội bộ và yếu tổ chức nguồn lực.

Tìm hiểu những khía cạnh mà Balanced Scorecard xem xét
Tìm hiểu những khía cạnh mà Balanced Scorecard xem xét

Những yếu tố này được sắp xếp theo một quy trình, trật tự cố định. không những thế chúng còn tác động lẫn nhau theo hướng từ yếu tố cuối cùng đến yếu tố đầu tiên, từ đó thì định hướng chiến lược một cách sát sao và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh

2.1. Yếu tố thước đo tài chính

Khía cạnh đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đó là vấn đề về tài chính, có tài chính vững thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.

Thẻ điểm tài chính gồm các yếu tố nhỏ bên trong liên quan đến vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, doanh thu, chi phí,... Thông quá đó doanh nghiệp sẽ thiết lập mục tiêu ban đầu là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí và mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong mô hình Balanced Scorecard thì quản trị chiến lược sẽ không vội vàng xây dựng kế hoạch để đáp ứng những mục tiêu tài chính kể trên. Nó còn xem xét các yếu tố bên dưới mô hình, phân tích tác động cũng như ảnh hưởng tới tài chính như thế nào, rồi từ đó những chiến lược hiệu quả nhất mới được xây dựng và triển khai.

Một mặt mô hình thẻ điểm cân bằng này cho thấy sự quan trọng của vấn đề tài chính trong mỗi doanh nghiệp. Mặt khác nó nhắc nhở và nhấn mạnh rằng tài chính là quan trọng nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất giúp doanh nghiệp hiện diện và phát triển.

Cv xin việc mẫu

2.2. Yếu tố khách hàng trong Balanced Scorecard

Khách hàng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh. Hiện nay doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm, tìm mọi cách để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và thu hút giữ chân được lượng khách hàng trung thành cho doanh nghiệp của mình.

Thẻ điểm khách hàng trong mô hình BSC
Thẻ điểm khách hàng trong mô hình BSC

Balanced Scorecard đã nhận thấy được vai trò của khách hàng trong quá trình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp. Muốn có được chỗ đứng thì doanh nghiệp phải xác định được những khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới. 

Có rất nhiều câu hỏi cần đặt ra ở thẻ điểm này mục đích và độ ưa thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình như thế nào? Họ cần gì trong những sản phẩm của công ty? Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ra sao? Để xem xét được khía cạnh này mô hình điểm cân bằng phải các định được những yếu tố trọng tâm tác động tới mối quan và mạng lưới khách hàng của doanh nghiệp.

Khách hàng là yếu tố có thể quyết định được sự thành, bại của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược của mình. Một yếu tố gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động vì thế những ảnh hưởng của nó là không nhỏ.

Xem thêm: Tổng hợp 30 câu nói hay về kinh doanh bạn nên biết

2.3. Quy trình hoạt động nội bộ trong BSC

Balanced Scorecard thực hiện xem xét đánh giá đến quy trình hoạt động nội bộ của doanh nghiệp. Bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu, hoạt động thu mua đến sản xuất rồi các quá trình bán sản phẩm và những quy trình hoạt động sau bán của doanh nghiệp diễn ra như thế nào.

Những yếu tố quan trọng trong Balanced Scorecard
Những yếu tố quan trọng trong Balanced Scorecard

Tối ưu hóa hiệu quả quy trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là một biện pháp thúc đẩy sự phát triển vững mạnh và hiệu quả. Trong chuỗi hoạt động của doanh nghiệp, phương pháp thẻ điểm cân bằng sẽ đưa ra những yếu tố mới có thể thay đổi trong quy trình như nâng cấp máy móc, thiết bị. Thay đổi hệ thống quy trình theo hướng hiện đại hóa, hiệu quả mà còn tiết kiệm thời gian.

Yếu tố này được BSC xem xét và tìm cách hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ. Một quy trình suôn sẻ và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ hoạt động cũng như có khả năng nhảy vọt về quy mô cũng như là thị trường phát triển.

2.4. Yếu tố tổ chức, phát triển nguồn lực

Yếu tố nguồn lực là yếu tố quan trọng bên trong của công ty, doanh nghiệp. Với một đội ngũ nhân viên có chất lượng và năng suất hiệu quả làm việc cao thì doanh nghiệp sẽ có được nền móng vững chắc để vươn xa hơn.

Balanced Scorecard quan tâm đến việc đào tạo, định hướng nội bộ nâng cao kỹ năng và cách làm việc để làm sao cho chất lượng công việc đáp ứng được quy trình kinh doanh của công ty. Một môi trường làm việc năng động, sáng tạo hiệu quả thì sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển, tư duy của nguồn lực và sau đó là tác động đến hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường

3. Mối liên hệ giữa các thẻ điểm trong mô hình Balanced Scorecard

Doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu mà mỗi yếu tố trên quan tâm, tuy nhiên hiệu quả của nó sẽ không cao và không thể định hướng lâu dài được. 

Mô hình thẻ điểm cân bằng nhận thấy được vai trò cũng như sự tác động của 4 khía cạnh trên với nhau nên nó thực hiện kết hợp để xây dựng một chiến lược hoàn thiện và hiệu quả.

Theo mô hình Balanced Scorecard thì tác động sẽ đi ngược từ yếu tố cuối cùng lên yếu tố đầu tiên. Phát triển xây dựng nguồn lực bên trong một cách bền vững và hiệu quả thì quy trình hoạt động nội bộ của doanh nghiệp cũng được hoàn thiện và đẩy nhanh hơn.

Khi hoạt động nội bộ của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ thì quá trình đưa ra sản phẩm mới phù hợp với xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Không những thế việc nâng cấp sản phẩm cũng như quá trình xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng cũng trở nên đơn giản hơn. Như vậy yếu tố khách hàng cũng được tác động tới bởi hai yếu tố dưới.

Mối liên hệ giữa các thẻ điểm trong BSC
Mối liên hệ giữa các thẻ điểm trong BSC

Khi có được một lượng khách hàng quen thuộc và khả năng thu hút được nhiều khách hàng mới cũng cao thì doanh nghiệp có thể dễ dàng đứng vững với mức tài chính ổn định và doanh thu cũng như lợi nhuận được tăng lên.

Tóm lại BSC sẽ phân tích 4 yếu tố kể trên để đưa ra những chiến lược phù hợp nhất với những mục tiêu đặt ra, từ đó thì quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng trở nên nhanh chóng mà bền vững hơn.

4. Vai trò, ý nghĩa của Balanced Scorecard

Mô hình thẻ BSC giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn quá trình phát triển cần quan tâm tới nhiều yếu tố khác nhau. Tìm cách giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và tối đa hóa lợi ích đạt được cho doanh nghiệp.

Balanced Scorecard có vai trò quan trọng trong việc đóng góp những chiến lược hữu ích cho doanh nghiệp. Không những thế nó cũng định hướng được những mục tiêu hợp lý trong từng giai đoạn hoạt động của công ty.

Mô hình thẻ điểm cũng thúc đẩy quá trình lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động trong quy trình nội bộ góp phần vào cải thiện sự truyền thông, quảng bá và mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

5. Phương pháp áp dụng BSC hiệu quả

Đầu tiên những nhà quản trị hay những nhà xây dựng chiến lược phải biết cách kiểm soát yếu tố dữ liệu trong mô hình Balanced Scorecard, thu thập dữ liệu theo một quy trình hợp lý, sắp xếp theo đúng trật tự và rõ ràng.

Thực hiện đo lường các yếu tố song song với kế hoạch chiến lược đưa ra, đôi khi nhà quản trị không thể đưa ra những chiến lược phải bao gồm mục tiêu phát triển cả 4 yếu tố. Họ phải biết cách ưu tiên những yếu tố nào trong giai đoạn hoạt động nào của công ty là hợp lý.

Cách ứng dựng mô hình Balanced Scorecard hiệu quả
Cách ứng dựng mô hình Balanced Scorecard hiệu quả

Thực hiện kết nối các dữ liệu, các mục tiêu lại với nhau và cùng hướng đến kết quả đạt được những KPI tương ứng để có thể tăng hiệu quả thực hiện chiến lược, mục tiêu.

Vậy qua bài viết bạn đã hiểu Balanced Scorecard là gì? Các yếu tố mà anh/chị BSC thẩm định, vai trò và ý nghĩa của mô hình BSC. Hy vọng qua bài viết bạn cũng biết nhiều hơn về những lưu ý và phương pháp thực hiện mô hình Balanced Scorecard.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1825 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT