Bật mí câu trả lời chi tiết cho câu hỏi bán hàng đại lý là gì?
Theo dõi work247 tạiTrong hoạt động kinh doanh, mô hình bán hàng đại lý là một mô hình vô cùng quen thuộc và được rất nhiều người áp dụng khi thực hiện ý tưởng buôn bán cho mình. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu tìm hiểu thì học mới chỉ nhận diện được mô hình này thông qua những cửa hàng bán hàng đại lý kiểu mẫu và việc đi chi tiết để phân tích thì là điều mà chưa nhiều người thực hiện. Vậy cụ thể bán hàng đại lý là gì? Những đặc điểm cùng sự phân loại khi nhắc đến mô hình bán hàng này sẽ ra sao? Cùng work247.vn tìm hiểu ngay thông tin qua bài viết sau đây nhé!
1. Thông tin chung về mô hình bán hàng đại lý
Trong chúng ta chắc hẳn ai cùng đã từng nghe qua đến bán hàng đại lý. Đây là một khái niệm đã được xuất hiện từ lâu và áp dụng dưới nhiều hình thức kinh doanh với nhiều mặt hàng khác nhau. Vậy cụ thể bán hàng đại lý là gì?
1.1. Khái niệm bán hàng đại lý là gì?
Trước kia chúng ta hay bắt gặp mô hình bán hàng đại lý dưới hình thức một cửa hàng và được đặt một biển hiệu bên ngoài để phân biệt. Người ta sẽ hiểu rằng đó là những cửa hàng kinh doanh các mặt hàng mang tính chất phân phối sản phẩm từ những thương hiệu sản xuất nhất định. Trên thực tế thì đây là một ý hiểu cơ bản và chưa thực sự đầy đủ khi nhắc đến câu hỏi bánh hàng đại lý là gì.
Bán hàng đại lý được hiểu là hình thức đại diện trong bán hàng với các sản phẩm phân phối của các doanh nghiệp. Trong tiếng anh thì đại lý được hiểu là Agency và dùng để chỉ hình thức kinh doanh trung gian giữa hai đối tượng là người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bán hàng đại lý thực chất là bạn sẽ phân phối những sản phẩm của các doanh nghiệp và mang nó đến tay người tiêu dùng là khách hàng của mình.
Mô hình bán hàng này được tạo lập dựa trên những thỏa thuận của đại lý và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ là đối tượng chi trả cho các đại lý những mức thù lao cho từng loại sản phẩm một cách hợp lý. Ngược lại thì các đại lý bán hàng sẽ nhận mặt hàng của doanh nghiệp và bán sản phẩm đó cho khách hàng với một mức giá chênh lệch nhất định theo thỏa thuận với bên doanh nghiệp. Đây là một hình thức bán hàng vô cùng phổ biến và được áp dụng ở khắp mọi nơi. Vậy cụ thể những đặc điểm của bán hàng đại lý là gì? Những mô hình bán hàng đại lý thường gặp thì sao?
1.2. Những đặc điểm và phân loại bán hàng đại lý
1.2.1. Đặc điểm của mô hình bán hàng đại lý
Trên thực tế khi hiểu rõ hơn về khái niệm bán hàng đại lý là gì thì vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn nó với các nhà phân phối sản phẩm. Hai hoạt động kinh doanh này là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau và bán hàng đại lý là một mô hình kinh doanh với những đặc trưng vô cùng riêng biệt.
Đầu tiên, bán hàng đại lý sẽ được thực hiện thông qua giao dịch và thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và bên đại lý. Những sản phẩm mà bán hàng đại lý cung cấp cho người tiêu dùng chính là những sản phẩm mà nhà sản xuất muốn tiêu thụ trên thị trường. Thông thường thì bán hàng đại lý sẽ chỉ cung cấp một mặt hàng sản phẩm hoặc nhiều mặt hàng sản phẩm của một thương hiệu doanh nghiệp nhất định. Ngược lại thì nhà phân phối sẽ là hình thức kinh doanh với đa dạng sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau ví dụ như kinh doanh cửa hàng tạp hóa.
Đặc điểm đặc trưng tiếp theo của bán hàng đại lý đó là được thực hiện trên quan hệ hợp đồng thương mại của bên doanh nghiệp và bên đại lý. Hợp đồng này sẽ quy định đầy đủ những điều khoản về nghĩa vụ và quyền lợi cũng như giá trị pháp lý của hai bên và được ký kết một cách hợp pháp.
Tiếp theo, đối với những mặt hàng, sản phẩm mà bán hàng đại lý cung cấp hoặc tiền giao nhận cho bên đại lý sẽ vẫn thuộc quyền của chủ sở hữu là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với mô hình nhà phân phối khi họ chính là chủ sở hữu của sản phẩm bán ra. Có thể nói trong mô hình kinh doanh này thì bên đại lý sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm đến bên thứ ba là khách hàng chứ không có quyền định giá hoặc sở hữu sản phẩm. Họ sẽ chỉ nhận những thù lao dựa trên mức chênh lệch trong giá bán đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại với doanh nghiệp cung cấp từ trước.
1.2.2. Những mô hình bán hàng đại lý thường gặp
Bán hàng đại lý là một hình thức kinh doanh vô cùng phổ biến và xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Rất nhiều những doanh nghiệp lớn đều xây dựng và phát triển cho mình những hệ thống cửa hàng đại lý ở nhiều nơi. Nhắc đến những mô hình bán hàng đại lý thường gặp thì chúng ta có thể kể đến 3 loại hình đó là đại lý độc quyền, đại lý bao tiêu và cuối cùng là bán hàng với hình thức tổng đại lý.
Đầu tiên là những đại lý độc quyền được hình thành khi bên đại lý chỉ được nhập và phân phối duy nhất những hàng hóa từ một doanh nghiệp cụ thể. Thông thường thì với mô hình kinh doanh này, ở mỗi một khu vực nhất định sẽ chỉ có một đại lý độc quyền thực hiện phân phối sản phẩm chính hãng. Và những hàng hóa mà mô hình bán hàng đại lý độc quyền này cũng cấp sẽ bị giới hạn về số lượng được phép cung cấp trên thị trường.
Thứ hai là hình thức bán hàng đại lý bao tiêu trong bán hàng đại lý. Bên đại lý khi thực hiện mô hình này sẽ mua bán hàng hàng hóa, dịch vụ cung ứng dựa trên những yêu cầu đến từ phía doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm và dịch vụ sẽ được bên doanh nghiệp ấn định tuy nhiên thì các đại lý hình thức bao tiêu này sẽ có quyền quyết định lại giá thành của sản phẩm, dịch vụ sau khi đã thanh toán đầy đủ cho doanh nghiệp cung cấp. Sự chênh lệch trong giá bán này sẽ chính là những lợi nhuận mà bán hàng đại lý nhận được sau quá trình bán hàng và cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng.
Cuối cùng là hình thức bán hàng tổng đại lý. Bên đại lý khi kinh doanh theo mô hình này sẽ tự lên kế hoạch xây dựng và mở rộng cho mình những cửa hàng bán hàng đại lý nhỏ hơn. Vì là một mô hình kinh doanh lớn, với hệ thống nhất định cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau mà tổng đại lý sẽ cần đến những yếu tố đi kèm bao gồm người đại diện luật pháp và tư cách pháp nhân để được thông qua và thực hiện hoạt động kinh doanh cho mình.
2. Giải pháp hiệu quả trong bán hàng đại lý là gì?
Trên thực tế, bán hàng đại lý là một mô hình kinh doanh phổ biến và đang ngày càng được nhiều người áp dụng. Hình thức này mang lại những lợi ích to lớn trong việc tạo dựng niềm tin được sử dụng những sản phẩm chính hãng đến từ tâm lý chung của người tiêu dùng. Chính điều này cũng giúp các doanh nghiệp ấn định được thương hiệu cũng như đảm bảo được chất lượng trong việc phân phối sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc gặp phải những khó khăn trong quản lý cùng bài toán làm sao để khách hàng nhận diện và thu hút sự mua sắm là điều mà bất cứ cửa hàng bán hàng đại lý nào cũng trăn trở.
Để thực hiện và giải quyết vấn đề này thì các mô hình cửa hàng bán hàng đại lý cần tìm kiếm cho mình những cách thức cùng việc xây dựng quy trình bán hàng bài bản, chuyên nghiệp. Điều đó có thể đến từ việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng cùng những chương trình marketing phù hợp.
Bên cạnh đó thì bán hàng đại lý cũng cần đến một quy trình quản lý để có thể kiểm soát công việc tại cửa hàng. Một giải pháp hữu ích ngay lúc này giúp các cửa hàng đảm bảo quy trình ổn định đó chính là sử dụng những sản phẩm phần mềm công nghệ số mà Phần mềm Quản lý Bán hàng 365 là một cái tên mà chúng tôi nghĩ rằng bạn nên cân nhắc. Những tính năng cùng giá trị đến từ quá trình quản lý hệ thống chuyên nghiệp sẽ được cung cấp hoàn toàn miễn phí đến cho bạn ngay khi bạn quyết định lựa chọn. Hãy tận dụng và tham khảo để hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy, thuận lợi hơn nhé!
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi bán hàng đại lý là gì. Với những giá trị từ việc giải thích cụ thể đem lại, hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích để hỗ trợ công việc kinh doanh hiệu quả cho mình. Chúc bạn đọc sẽ có được những quyết định sáng suốt, hợp lý và đạt được những thành công như mong đợi nhờ chính sự quyết tâm của mình nhé!
769 0