Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán và thông tin chi tiết xoay quanh

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Với các doanh nghiệp đang chạy các chương trình liên quan đến khuyến mãi hay gặp các vấn đề về hàng lỗi, hàng kém chất lượng thì xuất hóa đơn giảm giá hàng hóa chính là thủ tục rất cần thiết và không thể thiếu. Vậy cụ thể hơn thì xuất hóa đơn giảm giá hàng bán có ý nghĩa gì và cách thực hiện ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về xuất hóa đơn giảm giá hàng bán cho mình nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những thông tin cơ bản về xuất hóa đơn giảm giá hàng bán

1.1. Hóa đơn giảm giá bán hàng là gì?

Hóa đơn giảm giá bán hàng chính là mẫu hóa đơn thể hiện việc điều chỉnh giá của hàng hóa khi được mua từ doanh nghiệp. Khoản tiền đó sẽ được gọi là chiết khấu thương mại.

Hóa đơn giảm giá hàng bán là gì
Hóa đơn giảm giá hàng bán là gì

Cụ thể hơn thì chiết khấu thương mại là khoản tiền đã được giảm so với giá niêm yết của hàng hóa được thực hiện bởi chính doanh nghiệp và được tính theo khối lượng hay số lượng dựa trên sự thỏa thuận ở hợp đồng kinh tế hay bản cam kết mua bán hàng hóa về khoản chiết khấu thương mại tương ứng. Cùng với đó, khoản tiền chiết khấu này sẽ được trừ vào giá trước thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, trường hợp cần xuất hóa đơn giảm giá hàng bán sẽ được sử dụng khi hàng hóa không đúng về quy cách hay không phù hợp với chất lượng đã được nêu trong hợp đồng hoặc cam kết mua bán. Vì thế mà người mua sẽ được giảm một khoản tiền so với giá niêm yết của hàng hóa đó.

Chính vì vậy mà khi xảy ra các trường hợp nêu trên thì việc xuất hóa đơn giảm giá hàng bán chính là điều bắt buộc mà các kế toán cần thực hiện.

1.2. Ý nghĩa của việc xuất hóa đơn giảm giá hàng bán

Việc xuất hóa đơn giảm giá hàng bán có ý nghĩa gì và có vai trò ra sao? Tại sao kế toán cần thực hiện công tác này?

Ý nghĩa của xuất hóa đơn giảm giá hàng bán
Ý nghĩa của xuất hóa đơn giảm giá hàng bán

Thực tế thì việc điều chỉnh, giảm giá hàng bán sẽ có ý nghĩa nhất định tới doanh thu của doanh nghiệp. Và điều này sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề hạch toán sau đó như lợi nhuận và các khoản chi phí bỏ ra,... Việc xuất hóa đơn giảm giá hàng bán sẽ cung cấp các thông tin như:

- Lý do giảm giá hàng bán là gì?

- Mức giá niêm yết và mức giá giảm tương ứng là bao nhiêu?

- Hàng hóa được bán ở mức giá nào,...

Dựa vào những thông tin này thì kế toán có thể thống kê được số lượng hàng hóa được bán với giá giảm, mức giảm cụ thể là bao nhiêu và số hàng hóa đó được bán với tổng giá trị như thế nào,... Từ đó có thể cập nhật, thống kê thông tin chi tiết vào sổ sách kế toán tương ứng. 

Thêm vào đó, dựa vào những thông tin này, doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh được hàng hóa, sản phẩm trong trường hợp hàng bị cho là lỗi hay kém chất lượng. Kịp thời cho sự cải tiến và đảm bảo về mặt chất lượng để mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp
Cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp

2. Tiến hành xuất và lập hóa đơn giảm giá bán hàng thế nào?

Thực tế thì việc lập và xuất hóa đơn giảm giá hàng bán đã được Bộ Tài Chính quy định cũng như hướng dẫn cực kỳ chi tiết ở Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Vì thế mà khi tiến hành các thủ tục liên quan đến hóa đơn giảm giá hàng bán thì bạn cần tìm hiểu kỹ để có thể xử lý theo đúng quy định. 

2.1. Lưu ý khi lập hóa đơn giảm giá hàng bán

Khi tiến hành việc lập hóa đơn điều chỉnh, giảm giá hàng bán thì bạn sẽ cần chú ý tới một số điểm sau đây:

- Chỉ chỉnh sửa những chỉ tiêu bị sai, những chỉ tiêu đúng thì cần giữ nguyên

- Đối với hóa đơn điều chỉnh, giá trị được ghi sẽ chỉ là giá trị chênh lệch cần điều chỉnh mà thôi.

- Không có giá trị âm trong hóa đơn điều chỉnh.

- Cần có biên bản về việc thỏa thuận đối với sự điều chỉnh trong hóa đơn, chi tiết sai sót cụ thể là gì. Biên bản này sẽ được đi kèm với hóa đơn giảm giá hàng bán.

Lưu ý gì khi lập hóa đơn giảm giá hàng bán
Lưu ý gì khi lập hóa đơn giảm giá hàng bán

Đây chính là 4 lưu ý cơ bản về hóa đơn điều chỉnh, giảm giá hàng bán mà bạn cần nắm bắt khi lập mẫu hóa đơn này.

2.2. Cách viết hóa đơn giảm giá hàng bán

Đối với hóa đơn giảm giá hàng bán sẽ có 3 trường hợp xảy ra và bạn sẽ cần nhận biết các trường hợp để thực hiện việc lập hóa đơn sao cho chuẩn xác nhất.

2.2.1. Trường hợp 1

Trường hợp 1 xảy ra chính là chiết khấu được tính theo từng lần mua của khách hàng. Khi đó, hàng hóa, sản phẩm được áp dụng hình thức chiết khấu thương mại này sẽ được mua và được ghi giá bán trên hóa đơn là giá đã tính chiết khấu. Cùng với đó, hóa đơn cũng ghi rõ tiền thuế giá trị gia tăng mà khách phải chịu và tổng số tiền cần thanh toán tương ứng.

Ví dụ như công ty A bán bộ loa trị giá 15 triệu đồng, chiết khấu thương mại đưa ra là 10%.

Khi đó, giá bán của bộ loa chưa tính thuế sẽ là: 15.000.000 - 1.500.000 = 13.500.000 đồng.

Hóa đơn giảm giá hàng bán sẽ cần ghi giá hàng hóa là 13.500.00 đồng, thuế tương ứng là 1.350.000 đồng (10%). Và tổng tiền cần thanh toán sẽ là 14.850.000 đồng.

Lập hóa đơn theo từng trường hợp cụ thể
Lập hóa đơn theo từng trường hợp cụ thể

2.2.2. Trường hợp 2

Ở trường hợp này, chiết khấu sẽ được tính theo số lượng, doanh số của hàng hóa. Khi đó, trên hóa đơn, số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh ở lần mua cuối cùng hoặc ở kỳ tiếp theo.

Các trường hợp xảy ra có thể kể đến như:

- Số tiền giảm giá nhỏ hơn so với số tiền ở hóa đơn cuối cùng. nếu ở trường hợp này thì sẽ trừ trực tiếp vào số tiền ở hóa đơn cuối cùng.

- Nếu số tiền giảm giá lớn hơn so với số tiền trên hóa đơn cuối cùng thì sẽ cần phải lập một mẫu hóa đơn điều chỉnh giảm, kèm theo đó chính là bảng kê khai của hóa đơn cuối cùng đó.

 2.2.3. Trường hợp 3

 Trường hợp cuối cùng khi lập hóa đơn giảm giá hàng bán chính là sau khi chương trình khuyến mãi kết thúc. Khi đó, hóa đơn điều chỉnh sẽ cần kèm theo với các số hóa đơn điều chỉnh được lập, số tiền đã điều chỉnh và tiền thuế điều chỉnh tương ứng.

Gồm có 3 trường hợp chính
Gồm có 3 trường hợp chính

2.3. Hạch toán hóa đơn giảm giá hàng hóa như thế nào?

Việc hạch toán hóa đơn giảm giá bán hàng chính là bước không thể thiếu trong quy trình xuất hóa đơn giảm giá bán hàng. Việc thực hiện hạch toán cũng sẽ thực hiện riêng biệt theo từng trường hợp lập hóa đơn cụ thể.

Doanh nghiệp sẽ kê khai như các hóa đơn giá trị gia tăng thông thường khi thực hiện áp dụng hình thức chiết khấu thương mại với khách hàng của mình.

Đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng chiết khấu theo số lượng và doanh số nhưng số tiền chiết khấu lại được tính khi chương trình kết thúc thì sẽ dựa vào hóa đơn điều chỉnh giảm để tiến hành việc kê khai ở kỳ hiện tại. Cụ thể như sau:

- Đối với các mặt hàng công ty bán ra sẽ tiến hành việc kê khai âm vào chỉ tiêu 29 - 33 dựa theo thuế suất tương ứng của mặt hàng. Hoặc có thể tiến hành bằng cách trừ đi số tiền tương ứng được kê khai ở hóa đơn điều chỉnh giảm.

- Đối với hàng hóa công ty mua vào thì sẽ thực hiện việc kê khai âm vào chỉ tiêu 23 - 25 hoặc trừ đi số tiền ở hóa đơn điều chỉnh.

Cách thức hạch toán như thế nào
Cách thức hạch toán như thế nào

Đối với việc hạch toán các chiết khấu thương mại hay giảm giá bán hàng thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra.

- Trường hợp doanh nghiệp dựa vào Thông tư 200 thì sẽ tiến hành việc hạch toán chiết khấu vào tài khoản số 521.

- Trường hợp doanh nghiệp căn cứ theo Thông tư số 133 thì hạch toán chiết khấu sẽ vào tài khoản 511.

Trên đây chính là các thông tin chi tiết về xuất hóa đơn giảm giá hàng bán gửi tới các bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được quy trình xuất cũng như cách lập hóa đơn giảm giá hàng bán trong từng trường hợp cụ thể.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem852 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT