Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng là gì? Cách vẽ loại biểu đồ này
Theo dõi work247 tạiQuy trình bán hàng bao gồm nhiều bước, từ khi bắt đầu tiếp xúc với khách hàng cho đến bước cuối cùng là chốt đơn, hoặc chăm sóc khách hàng hậu mãi đối với một số doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng hệ thống quản lý bán hàng hiệu quả. Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống quản lý bán hàng. Cùng tìm hiểu về cấu tạo, vai trò và cách xây dựng biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng qua bài viết sau đây nhé!
1. Hiểu đúng về biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng
1.1. Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng là gì?
Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng được lấy cảm hứng từ biểu đồ tuần tự, là một giải pháp mô hình hóa rất phổ biến, tập trung chủ yếu vào đường đời (Lifeline) của các đối tượng (Objective) được thể hiện trong đó. Ngoài ra, biểu đồ tuần tự bán hàng cũng tập trung vào theo dõi các đối tượng cũng như thông điệp được trao đổi giữa các đối tượng để thực hiện một chức năng nào đó trước khi đường đời kết thúc.
Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng là một loại biểu đồ có tính tương tác, vì nó mô tả cách thức và thứ tự mà một nhóm đối tượng tương tác với nhau trong cùng một khuôn khổ chung. Loại biểu đồ này được các nhà quản lý bán hàng sử dụng để tìm hiểu những yêu cầu cho một hệ thống bán hàng hoặc ghi chép lại quy trình bán hàng hiện đang áp dụng. Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng còn là công cụ cần thiết giúp hoàn thiện Sơ đồ lớp (Class Diagram).
1.2. Các yếu tố trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng
Trong một biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng bao gồm các yếu tố sau đây:
- Object, hay đôi khi còn được gọi là “Class”: Được thể hiện bằng các hình chữ nhật có kích cỡ bằng nhau.
- Lifeline: Có thể hiểu đây là đường đời của các Object. Lifeline được biểu hiện trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng bằng cách đường kẻ xuất phát từ các Object. Lifeline của các Object nằm song song với nhau.
- Message: Message đại biểu cho thông điệp được trao đổi qua lại giữa các Object và các Class. Trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng có nhiều kiểu Message và được biểu thị bằng các mũi tên.
Ngoài ra, trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng còn có các hình chữ nhật nhỏ được kết nối với đường Lifeline của các Object đại diện cho xử lý bên trong các Object đó.
1.3. Các loại Message trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng
Trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng, ngoài các yếu tố đã được thể hiện rõ ràng bằng hình vẽ, thì Message là yếu tố đa dạng nhất nhưng chỉ được thể hiện bằng một kiểu hình minh hoa duy nhất. Có nhiều loại Message trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng:
- Synchronous Message, hay thông điệp đồng bộ: Là thông điệp luôn gắn liền với một yêu cầu (Request) thì mới có thể chuyển sang hành động tiếp theo.
- Asynchronous Message, hay thông điệp không đồng bộ: Ngược lại với thông điệp đồng bộ, loại thông điệp này không cần có Request mà vẫn có thể thực hiện các hành động kế tiếp.
- Self Message, hay thông điệp chính mình: Là loại thông điệp được cần thiết để quá tình xử lý bên trong các Object được thực thi.
- Reply or Return Message, thông điệp trả lời hoặc trả về: Khi có Request hoặc sau khi một điều kiện nào đó đã được xác minh tính hợp lệ, sẽ có một thông báo được phản hồi lại. Thông báo này được gọi là Reply or Return Message.
- Create Message, hay thông điệp được tạo mới: Sau khi tạo mới một Object thì thông điệp này sẽ được trả về.
- Delete Message, thông điệp xóa: Xuất hiện khi một Object bị xóa khỏi hệ thống.
2. Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng được xây dựng như thế nào?
2.1. Xác định chính xác use case
Use case là trường hợp sử dụng biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng. Use case là cơ sở để xây dựng biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng. Use case trong hệ thống quản lý bán hàng khá đa dạng, có thể kể đến như: Đăng nhập, quản lý đơn hàng, thanh toán, theo dõi chuyển hàng, thêm giỏ hàng, thêm sản phẩm của nhà cung cấp, xem sản phẩm theo danh mục, trò chuyện…
Về nguyên tắc, sơ đồ hoạt động cho use case sẽ được xác định bao gồm các bước như sau:
+ Người dùng sử dụng bộ lọc để tìm kiếm các sản phẩm theo ý muốn.
+ Hệ thống dựa trên bộ lọc người cùng lựa chọn để tìm ra các sản phẩm thỏa mãn bộ lọc, sau đó hiển thị tất cả các thông tin trên màn hình (bao gồm mô tả sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi nếu có…).
+ Người dùng bấm vào xem sản phẩm.
Tiếp theo, cần xác định đúng các Object có trên biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng. Chẳng hạn, tiếp nối theo ví dụ trên, ta có danh sách các Object như sau:
+ Người dùng: Lựa chọn sản phẩm trong danh sách các sản phẩm được hệ thống cung cấp.
+ Giao diện: Tổng hợp danh sách các sản phẩm phù hợp với các trường điều kiện trong bộ lọc của người dùng.
+ Giao diện: Lấy thông tin về giá thành và chương trình khuyến mại từ kho dữ liệu, sau đó hiển thị lên cho người dùng.
+ Giao diện: Hiển thị danh sách các sản phẩm gợi ý, sản phẩm tương tự.
+ Người dùng: Xem thông tin mô tả sản phẩm, giá thành và khuyến mãi được giao diện hiển thị.
2.2. Xây dựng biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng
Sau khi hoàn tất xác định use case, chúng ta sẽ bắt đầu vẽ biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng. Trước tiên, bạn cần xác định được đúng và đủ tất cả các Object hoặc Class tham gia vào hệ thống. Cụ thể, trong biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng phải thể hiện được Guest (Người dùng), GUI System (Giao diện), Products (Sản phẩm), Prices (Giá thành) và Promotions (Chương trình khuyến mãi).
Sau khi đã xác định được các Object và Class tham gia vào biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng, công việc tiếp theo của bạn đó là thêm phương thức tương tác phù hợp với các Class. Chẳng hạn như với Products bạn cần thêm vào GetProductInfo, hoặc với Prices bạn cần thêm vào GetPrice, với Promotions bạn cần thêm GetPromotion …
Bên cạnh biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng, các doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp với phần mềm quản lý bán hàng để nâng cao hiệu quả quản lý. Phần mềm quản lý bán hàng 365 cung cấp giải pháp toàn diện và thông minh giúp doanh nghiệp thực hiện tốt việc quản lý bán hàng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng. Loại biểu đồ này là quy chuẩn chung được các nhà phát triển hệ thống bán hàng sử dụng. Biểu đồ tuần tự quản lý bán hàng giúp quy chuẩn hóa quy trình bán hàng một cách chuyên nghiệp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.
1343 0