Tìm hiểu về hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công bao gồm những gì?
Theo dõi work247 tạiBản vẽ thiết kế thi công là cách thể hiện đầy đủ nhất về các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng cũng như chi tiết cấu tạo tiêu chuẩn. Đặc biệt là đề cập quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và tạo sự tính toán đảm bảo đủ điều kiện triển khai thi công xây dựng công trình. Một yếu tố mà các kỹ sư xây dựng, thiết kế sẽ luôn cần nắm bắt cho bản thân khi xin việc, đừng bỏ qua bài viết dưới nhé!
1. Hiểu về bản vẽ thiết kế thi công và hồ sơ thiết kế thi công là gì?
Chắc chắn rất nhiều người đã nghe qua về bản vẽ thiết kế thi công, nhưng để hiểu về nó thì không phải bất cứ ai cũng nắm rõ. Nếu các gia chủ mà muốn nắm bắt, quản lý về việc xây dựng dự án, hoặc có sẵn phương án thiết kế sẽ rất cần đến bản vẽ này.
Nếu hiểu theo một cách đơn giản nhất thì bản vẽ thiết kế thi công là một loại bản vẽ thường dùng cho những công trình xây dựng về nhà ở, chung cư, văn phòng, đường xá, tòa nhà,...Bản vẽ chính là giai đoạn cuối của quy trình thiết kế công trình và nếu được nhà đầu tư phê duyệt sẽ được tiến hành triển khai đúng thời gian, đúng tiến độ dự án.
Bên cạnh đó bản vẽ thiết kế thi công còn nằm trong hồ sơ thiết kế thi công, tại bản vẽ thiết kế thi công còn gồm về lập dự toán, bóc tách khối lượng. Yếu tố giúp kỹ sư tính toán kinh phí xây dựng và lên khối lượng nguyên liệu vật lý chính thức của công trình.
Các kỹ sư thiết kế sử dụng bản vẽ thiết kế thi công cụ thể hóa từ bản vẽ thiết kế sơ bộ để quản lý số lượng và tiến độ của công nhân xây dựng. Còn về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cũng là khái niệm chúng ta cần nắm bắt vì hồ sơ thiết kế thi công là tập hợp đủ các tài liệu liên quan tới thông số kỹ thuật, vật liệu xây dựng hay như chi tiết cấu tạo sản phẩm. Mọi số liệu luôn đảm bảo tiêu chuẩn, mức độ phù hợp và quy chuẩn kỹ thuật thi công thực tế.
2. Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công bao gồm thành phần nào?
Tham khảo: Việc làm kỹ sư xây dựng
Như đã nhắc thì tại chính hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công bạn sẽ có rất nhiều tài liệu khác nhau cần chuẩn bị và phân biệt. Tuy nhiên thông thường sẽ gồm về các bản vẽ kiến trúc cả mặt cắt 2D, bản công năng 3D kèm theo bản vẽ liên quan về cấu móng, kết cấu cột và sàn. Bên cạnh đó còn là các bản vẽ về sơ đồ điện, sơ đồ nước, các thông số và bản vẽ liên quan đến công trình của chủ đầu tư dự án.
Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công còn có những tiêu chuẩn và phạm vi áp dụng riêng biệt. Bạn sẽ cần căn cứ đúng theo quy định từ phía nhà nước ban hành điển hình như TCVN 3827, TCVN 5570 hay quy định TCVN 3990 rất rõ ràng. Đối với phạm vi áp dụng thì tiêu chuẩn quốc gia sẽ dành cho các cá nhân, tổ chức với nhu cầu lập hồ sơ thiết kế kèm theo việc phục vụ trực tiếp thi công.
3. Thành phần và quy định rõ ràng về hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công
3.1. Thành phần của hồ sơ bản vẽ
Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công sẽ bao gồm với 3 thành phần chính như sau:
- Thứ nhất là phần thuyết minh và các tài liệu cơ sở thì bạn có thể tham khảo mẫu có sẵn của các bộ ban ngành thực tế phần này giống với các bộ hồ sơ thiết kế.
- Thứ hai là phần bản vẽ sẽ bao gồm rất nhiều loại văn bản khác nhau và trực tiếp dựa theo tính chất từng loại công trình, dự án. Tức là việc có thể bao gồm các bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, lò sưởi hay các hệ thống về việc thông gió,...Số lượng quy định thông thường sẽ là 30 bản vẽ và thường bắt buộc thể hiện kết cấu và thông số xây dựng đi kèm của công trình dựa trên đó mà kỹ sư sẽ tiến hành xây dựng thực tế chính xác theo quy định.
- Thứ ba là tài liệu kinh tế và kỹ thuật là dự án đầu tư xây dựng cùng các số liệu kinh tế kỹ thuật tiên lượng liên quan. Trực tiếp ảnh hưởng về giá thành thi công từ lúc chuẩn bị đến khi xây lắp thực tế.
Xem ngay: Việc làm kiến trúc sư
3.2. Quy định liên quan và yêu cầu hồ sơ
Để thực hiện hoàn tất hồ sơ cho bản vẽ thi công thì bạn sẽ cần đảm bảo những quy định cùng yêu cầu cụ thể sau:
- Luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất về các yêu cầu được quy định cụ thể trên văn bản pháp luật đúng về trình tự lập, quy cách thể hiện hay như thiết kế hồ sơ.
- Đảm bảo về phần thuyết minh cùng các tài liệu liên quan thể hiện tại khổ giấy A4 đối với những hình vẽ còn lại sẽ trình bày trên các khổ giấy khác nhau. Tuy nhiên tất cả sẽ luôn cần rõ ràng, phù hợp theo yêu cầu chung của nhà nước về trình bày và thiết kế.
- Phần khung tên bản vẽ cần đúng với quy định TCVN 5571 về quy cách trình bày.
- Phần đường nét trên bản vẽ sẽ tuân theo quy định TCVN 5570 và căn cứ theo tỷ lệ bản vẽ mà có nét phù hợp.
- Các tỷ lệ bản vẽ sẽ luôn được chọn và thể hiện chính xác cũng như rõ ràng hơn tránh sự hiểu lầm cho người đọc cùng việc được thống nhất tất cả bản vẽ trong hồ sơ.
4. Các hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công phổ biến
Xem thêm: Việc làm giám sát thi công
Câu hỏi về bản vẽ thiết kế thi công bao gồm gì? Có bao nhiêu bản vẽ tại hồ sơ? Yếu tố mà hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công phụ thuộc của từng loại công trình? Cùng liệt kê chi tiết về mọi điều cần có và các yêu cầu khi chuẩn vị về bản vẽ thiết kế thi công đầy đủ dưới đây.
4.1. Về hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công
Đối với hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công sẽ bao gồm đủ là bản vẽ kiến trúc thể hiện phối cảnh mặt bằng và công năng giúp chủ dự án thấy được ngôi nhà trước khi hoàn thiện. Cụ thể hơn sẽ là bao gồm đủ về: chi tiết móng, chi tiết kết cấu cột, thống kê thép, định vị cột, mặt bằng kết cấu sàn, bản vẽ về điện và nước.
Nếu hợp đồng thi công là công trình xây dựng nhà ở trọn gói thì bản vẽ thiết kế thi công sẽ còn có sự liên quan khác về bản vẽ của công trình, các dự án xây dựng nhà ở, kích thước vị trí các bộ phận, vật liệu cùng thiết bị sử dụng thực tế. Như vậy có thể thấy mọi bản vẽ thi công đều được sắp tại hồ sơ thiết kế thi công xây dựng.
Thông qua chính bản vẽ mà kiến trúc sư hay như phía chủ thầu có thể dự toán về nguồn phí, khối lượng liên quan, giám sát dễ dàng về tiến độ nhanh chóng và thuận tiện.
4.2. Về hồ sơ thiết kế cơ sở
+ Bản vẽ xây dựng đầy đủ nhất thể hiện cho các giải pháp kiến trúc cũng như là tổng về mặt bằng, kết cấu, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình. Kèm theo đó là khối lượng mốc giới hạn, kích thước chủ yếu, về tọa độ và độ cao cho việc xây dựng.
+ Tiếp đó là bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.
+ Bản thuyết minh liên quan hệ thống thiết kế cơ sở.
+ Trực tiếp tóm tắt đi kèm giới thiệu nhiệm vụ thiết kế giữa công trình với quy hoạch xây dựng. Thể hiện rõ ràng về các số liệu, điều kiện tự nhiên, sự tác động, những danh mục quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.
+ Thuyết minh công nghệ liên quan trực tiếp là phương án, sơ đồ, danh mục và chỉ số kỹ thuật của các thiết bị.
+ Đưa ra dự toán tổng kinh tế cho việc xây dựng công trình.
4.3. Về hồ sơ thiết kế của bản vẽ thi công
+ Bản vẽ đề cập cần thể hiện được chi tiết những bộ phận trong công trình, tính từ cấu tạo, chi tiết vật liệu, kích thước hay như thông số kỹ thuật chính sách cho thi công. Chính từ đó mà xem xét điều kiện đủ giúp lập về dự toán chi phí cho công trình.
+ Mục thuyết minh tại hồ sơ này sẽ được thể hiện riêng và trình bày trực tiếp nhất qua đó giải thích đủ về nội dung bản vẽ giúp người thi công xây dựng đúng kế hoạch.
+ Cuối cùng là việc dự toán công trình.
4.4. Về hồ sơ thiết kế kiến trúc
Tại hồ sơ về thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng nhìn thấy 1 cách rõ ràng nhất khi bố trí mặt bằng thi công công trình về công năng của các tầng. Thông qua đó giúp người xây dựng thấy mặt đứng, mặt bằng kỹ thuật, mặt cắt thi công.
Đơn giản hơn thì các bản vẽ kiến trúc sẽ còn thể hiện đầy đủ nhất các bản vẽ từng bộ phận của công trình liên quan tường rào, tiền sảnh, bộ phận cổng, cầu thang, bản vẽ ban công hoặc nhà vệ sinh,...
4.5. Về hồ sơ thiết kế thi công nội thất
Tìm hiểu: Việc làm thiết kế nội thất
Đối với bộ hồ sơ thiết kế và thực hiện việc bố trí nội thất cơ bản sẽ hỗ trợ kiến trúc sư cùng bên chủ đầu tư đặt vị trí nội thất trong nhà. Thể hiện chi tiết về mặt bằng bố trí nội thất các tầng hay còn là các mặt bằng tầng trần đèn, trang trí cho các tầng.
4.6. Về hồ sơ thiết kế kết cấu nhà dân dụng
Hồ sơ này với vai trò là thể hiện chi tiết về cấu tạo của các bộ phận trong nhà, hạng mục bao gồm:
+ Về kết cấu các bể nước ngầm, nền móng và kết cấu tự hoại.
+ Kết cấu của sàn, cột, các dầm, bản thang hay như lanh to.
+ Cùng đó là hồ sơ liên quan kết cấu thống kê cốt thép.
4.7. Về hồ sơ thiết kế điện và nước
Nhắc đến hồ sơ này thì được tạo ra với mục đích thể hiện về mạch điện cùng với vị trí liên quan đường dẫn nước hay như các hạng mục khác:
+ Thể hiện về mặt bằng cấp điện động lực, có ổ cắm, công tắc và điện chiếu cho các tầng.
+ Mặt bố trí hỗ trợ lắp đặt điều hòa.
+ Có sơ đồ nguyên lý cho việc cấp điện nước tại sàn hoặc công trình nhà.
+ Thể hiện mặt bằng bố trí liên quan tới điện thoại, internet cùng tivi.
+ Biểu thị mặt bằng về bản vẽ chi tiết cho hệ thống thu lôi và chống sét.
+ Trực tiếp thống kê chi tiết cấu tạo các thiết bị dừng nước hay điện nước của dự án.
Mong rằng bài viết trên đây đã đưa đến bạn toàn bộ thông tin về bản vẽ thiết kế thi công và hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công cơ bản dành cho bạn. Hy vọng bạn sẽ hiểu được nội dung và áp dụng thiết kế công trình của mình cùng kế hoạch chi tiết với sản phẩm thành quả đẹp.
1909 0