Bộ nhận diện thương hiệu brand identity là gì? Tầm quan trọng?
Theo dõi work247 tạiMột bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, độc lạ; giúp doanh nghiệp ghi được dấu ấn trong tiềm thức khách hàng, giúp họ dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng khi có người nhắc về một dòng sản phẩm liên quan; tạo nên sự khác biệt trên thị trường và gia tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai. Cùng tìm hiểu bộ nhận diện thương hiệu brand identity là gì? Vai trò và cách xây dựng brand hiệu quả? Trong bài viết dưới đây!
1. Bộ nhận diện thương hiệu brand identity là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu brand identity là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế; đặc biệt trong mảng quản trị thương hiệu và Marketing. Bộ nhận diện thương hiệu được thể hiện thông qua các yếu tố về hình ảnh, logo, câu slogan, bao bì, đại sứ thương hiệu, tên thương hiệu,…; với mục đích, gia tăng độ nhận diện và khả năng dễ dàng ghi nhớ của khách hàng; giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế và phân biệt sản phẩm của mình so với các dòng sản phẩm khác trên thị trường.
Để có thể hiểu rõ hơn về bộ nhận diện thương hiệu brand identity, bạn cần phải hiểu được khái niệm brand (thương hiệu) là gì? Branding (quản trị thương hiệu) là gì?
Brand (thương hiệu) được biết đến như tên gọi của một doanh nghiệp nào đó, họ thành công trong việc đưa tên gọi doanh nghiệp vào sự quan tâm và chú ý của khách hàng. Ví dụ các thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Nike, Gucci, Dior,…
Branding (quản trị thương hiệu) là quá trình hình thành và để lại dấu ấn của mình trên thị trường, tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành; thông qua các hoạt động quảng bá, hoạt động Marketing, nhằm kiểm soát và duy trì hình ảnh trong nhận thức khách hàng.
Brand identity (nhận diện thương hiệu) chính là cách để doanh nghiệp đưa tên tuổi, sản phẩm của mình vào trong sự chú ý của khách hàng, khiến họ chú ý, quan tâm và ghi nhớ đến thương hiệu. Khi nhắc đến thương hiệu, nó sẽ hình dung ngay đến màu sắc, đặc điểm sản phẩm, slogan, hay một vài triết lý kinh doanh,…
Ví dụ như thương hiệu Viettel – tập đoàn công nghệ viễn thông quân đội; họ thành công trong việc khắc sâu vào tâm trí khách hàng về màu sắc đặc trưng và câu slogan cực chất “Viettel – hãy nói theo cách của bạn”. Chẳng kém gì câu ngôn ngữ của Lavie - "LAVIE - một phần không thể thiếu trong cuộc sống", tất cả đều bắt nguồn từ ưu điểm chính của sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng; điều này giúp kích thích cảm xúc của khách hàng và tạo ấn tượng sâu đậm trong họ.
Xem thêm: Cv xin việc mẫu
2. Vai trò bộ nhận diện thương hiệu brand identity
2.1. Truyền đạt giá trị cốt lõi doanh nghiệp
Một bộ nhận diện thương hiệu brand identity đủ mạnh mẽ và hiệu quả sẽ truyền đạt được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng; các đặc điểm về sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có gì ưu thế hơn so với các đối thủ; tất cả những điều này đều được thể hiện thông qua màu sắc đặc trưng, tên doanh nghiệp, logo nhận diện hay một câu slogan đầy ý nghĩa,…
Qua đây, khách hàng có thể nhận thấy tầm nhìn doanh nghiệp, trách nhiệm đối với khách hàng; một sự bảo đảm chắc chắn về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; qua đó khẳng định giá trị doanh nghiệp và giữ chân khách hàng; đồng thời, thu hút sự quan tâm, chú ý của các khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Đơn xin việc
2.2. Tạo dấu ấn và giá trị riêng trên thị trường
Một doanh nghiệp có được chỗ đứng và vị thế thông qua các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp; nếu được đầu tư và chú ý đến quản lý thương hiệu; chắc chắn sẽ tạo nên hiệu quả vượt trội và tiếp cận được đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Ngày nay, khách hàng thường không quá tin tưởng vào các giao dịch hàng hóa diễn ra trên mạng, vì vậy, họ luôn kiểm tra và xem xét đánh giá của khách hàng trước để đưa ra quyết định cuối cùng. Việc có một thương hiệu riêng sẽ giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng sự an tâm và đặt niềm tin vững chắc trong quá trình sử dụng sản phẩm; họ thường có xu hướng trở thành khách hàng trung thành.
2.3. Giúp tăng cường độ nhận diện và sự trung thành của khách hàng
Như có trình bày ở trên, đối với mỗi khách hàng, khi đã đặt niềm tin vào một thương hiệu, sản phẩm; họ thường có xu hướng tiêu dùng sản phẩm và thương hiệu đó; ngoài ra, họ còn là một hình thức truyền thông miễn phí vô cùng hiệu quả mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
Việc tăng độ nhận diện thương hiệu đến khách hàng có thể được sử dụng thông qua hình ảnh, logo hay màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp. Một cái tên quá dài hay logo quá khó; sẽ cản trở khách hàng trong việc ghi nhớ đến thương hiệu; vì vậy, xác định chính xác mục tiêu doanh nghiệp, đặc trưng thương hiệu và sự khác biệt của riêng mình là một trong những công việc vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp phải xác định trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu brand identity.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc làm
2.4. Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp
Một bộ nhận diện thương hiệu brand identity hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng và vị thế của mình trên thị trường; tạo niềm tin đến các nhà đầu tư trong tương lai về khả năng sinh lời của doanh nghiệp; dễ dàng trong việc trao đổi và ký kết các hợp đồng dự án hợp tác với nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, bộ nhận diện thương hiệu brand identity giúp đội ngũ nhân viên kinh doanh có thể giới thiệu đến khách hàng một cách chính xác, nhất quán và tự tin hơn trong quá trình tư vấn, thuyết phục họ về các sản phẩm, dịch vụ công ty cung cấp. Các thông tin được đem đến một cách chính xác, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt.
3. Cách xây dựng brand hiệu quả?
Để xác định được cách xây dựng brand hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố đến từ doanh nghiệp như: tại sao lại xây dựng thương hiệu này? Nó có vai trò và sứ mệnh như thế nào? Những đặc tính doanh nghiệp muốn gửi gắm vào trong doanh nghiệp? Bạn có điểm gì mạnh hoặc yếu hơn các đối thủ cạnh tranh? Thông điệp doanh nghiệp muốn gửi gắm?
Đầu tiên trong bộ nhận diện thương hiệu, bạn phải chú ý đến yếu tố về logo; yếu tố cốt lõi và được coi là xương sống của bộ nhận diện thương hiệu. Logo phải mang tính thống nhất, đó là điều tất yếu. Một doanh nghiệp có thể sở hữu đến hàng nghìn các loại mặt hàng sản phẩm khác nhau; nếu mỗi sản phẩm đều có một logo riêng, thì liệu khách hàng có thể nhớ? Câu trả lời chắc chắn là không. Đặc biệt, logo trên mỗi bao bì sản phẩm phải có sự đồng nhất hoàn toàn, không thể khác biệt dù chỉ là chi tiết nhỏ nhất.
Logo được thể hiện bằng hình ảnh trực quan nên cần đảm bảo các yếu tố về sự độc nhất, sáng tạo và đặc trưng doanh nghiệp; phù hợp với sự thay đổi của thời đại; hạn chế các hình ảnh rườm rà, quá nhiều chi tiết. Kiểu chữ và màu sắc nên được kết hợp hài hòa, phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp muốn hướng đến.
Slogan ấn tượng giống như một lời giải thích và là thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng; không dễ gì để doanh nghiệp có thể tạo nên một slogan riêng cho mình và thu hút sự chú ý của khách hàng; nó cần thời gian dài và phải điều chỉnh nhiều lần; tuy nhiên, một khi đã được hoàn thiện, nó sẽ tạo nên tầm ảnh hưởng lớn, được sử dụng lâu dài và xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Bao bì sản phẩm cũng là một trong những yếu tố thu hút được sự quan tâm lớn của khách hàng; yếu tố về màu sắc hay thiết kế bắt mắt, hợp trend sẽ tác động trực tiếp đến sự quan tâm của khách hàng; khiến khách hàng thích thú và phải ngoái lại nhìn.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
Trên đây là bài chia sẻ của mình về bộ nhận diện thương hiệu brand identity là gì? Vai trò và cách xây dựng brand hiệu quả? Mà mình muốn gửi đến các bạn, hy vọng bài viết mang đến bạn góc nhìn mới về brand identity.
1381 0