Phân biệt chức năng nhiệm vụ của phòng marketing trong công ty
Theo dõi work247 tạiCó rất nhiều người thường lầm tưởng chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing chỉ dừng lại ở những chiến lược quảng cáo sản phẩm và đánh đồng công việc ở hai mảng này với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của phòng marketing trong một công ty còn lớn và quan trọng hơn thế.
1. Khái quát về phòng marketing
Để hiểu được các chức năng nhiệm vụ của phòng marketing trong một doanh nghiệp, ta cần hiểu được marketing là gì và phòng marketing là gì. Mỗi một sản phẩm đều bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng, đó là những nhu cầu về các giá trị tích cực và chính đáng. Marketing đóng vai trò đáp ứng những mong muốn của khách hàng trên sản phẩm về mọi mặt.
Chúng ta có thể hiểu marketing là một quá trình mà trong đó người ta thực hiện biến những ý tưởng trong khối óc trở thành những gì hiện thực nhất để đáp ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống. Thậm chí, đôi khi những ý tưởng trong marketing còn vượt xa những mong đợi của khách hàng.
Sau khi đã định nghĩa về marketing, các bạn có thể thấy được những gì sơ lược nhất về một phòng marketing rồi đúng không nào? Đây là một bộ phận rất quan trọng trong mỗi một doanh nghiệp bất kể lớn nhỏ, được ví như sợi dây gắn kết doanh nghiệp và khách hàng, biết khách hàng muốn gì và công ty làm được gì để thỏa mãn mong đợi ấy.
Đồng thời hiện nay trên thị trường còn không ngừng xuất hiện những agency chỉ chuyên môn làm về mảng marketing, cho thấy tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Xem thêm: Việc làm marketing
2. Cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của phòng marketing
2.1. Hiểu khách hàng muốn gì, cần gì và nhu cầu của họ
Đúng vậy. nhiệm vụ của phòng marketing bắt đầu từ khi những sản phẩm của họ thậm chí còn chưa xuất hiện. Họ sẽ bắt đầu công việc của mình bằng những cuộc khảo sát khách hàng, thị trường để xác định nhu cầu và sức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hiện nay, từ đó đưa ra ý tưởng, định hướng cho sản phẩm mới.
Công việc thăm dò và xác định thị trường không chỉ dừng lại ở đó, phòng marketing còn chịu trách nhiệm xây dựng các bảng số liệu trên nền thông tin đã thu thập được để dự đoán kết quả doanh thu nếu sản xuất, tung sản phẩm mới ra ngoài thị trường, đồng thời cũng dự đoán được hướng đi và khả năng, xác suất thành công của dự án.
Một phòng marketing tốt đôi khi còn có thể tìm ra những giá trị tiềm ẩn đầy giá trị mà bình thường khó có ai hình dung và nhìn thấy được. Chỉ cần một chút tinh tế trong việc nhận định và thấu hiểu khách hàng, công ty cũng có thể trở thành ông vua trong ngành hàng hóa, dịch vụ đó với bước đi tiên phong trong cải tiến và phát triển.
Xem thêm: Mô tả công việc Content Marketing - Vị trí làm gì bạn biết không?
2.2. Lên ý tưởng và kế hoạch phát triển sản phẩm
Quá trình xây dựng ý tưởng và kế hoạch cho một sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phòng marketing nói chung mà cả doanh nghiệp nói chung. Sản phẩm là cái cốt lõi của kinh doanh, tuy nhiên, gửi gắm những thông điệp giá trị khách hàng cần vào sản phẩm như thế nào, bài toán khó này cần đến bàn tay của phòng marketing.
Từ việc phân tích mảng khách hàng tiềm năng của sản phẩm mới, tất cả các yếu tố, chi tiết, đặc điểm của sản phẩm sẽ được tạo ra. Nếu như phân khúc khách hàng được lựa chọn là những người có thu nhập cao, họ mong muốn sự tiện ích, thông minh và những giá trị gắn với gia đình thì từ đó, những ý tưởng về sản phẩm cũng sẽ phải được triển khai gắn với những giá trị này.
Quá trình thai nghén ý tưởng cho một sản phẩm thường kéo dài rất lâu vì những ý tưởng mới không ngừng xuất hiện thay thế cho cái cũ, những thử nghiệm, cải tiến được tiến hành liên tục cho đến khi bộ phận này cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, sản phẩm mẫu phải tiếp tục được thử nghiệm trên thị trường để đánh giá sơ bộ phản ứng và sự hài lòng của khách hàng trước khi chúng được phê chuẩn để đưa vào sản xuất thương mại.
Xem thêm: Mô tả công việc trợ lý sản xuất mới nhất – cơ hội trong tầm tay
2.3. Nghiên cứu phân khúc thị trường và kế hoạch định vị thương hiệu
Nghiên cứu phân khúc thị trường được coi là nền tảng cho sự thành công của một sản phẩm. Phòng marketing là nơi thực hiện các hoạt động thăm dò thị trường để nghiên cứu ra những đối tượng tiềm năng sẽ đem lại doanh thu, lợi nhuận cho ý tưởng, sản phẩm mới của công ty. Họ là ai, nam hay nữ? Họ bao nhiêu tuổi, người già hay trẻ em, thiếu niên hay trung niên? Khả năng chi trả của họ có cao hay thấp? Họ ở vùng đô thị hay nông thôn, miền núi hay đồng bằng?
Tất cả những câu hỏi phía trên sẽ dẫn đến những câu trả lời mang tính định vị sản phẩm và thương hiệu của công ty đó. Những giá trị được phân tích từ nghiên cứu phân khúc khách hàng sẽ là căn cứ để phòng marketing xây dựng những đặc điểm của sản phẩm từ chất lượng, giá cả cho đến bao bì, kênh phân phối, các chiến lược dịch vụ kèm theo, chương trình ưu đãi,...
Việc xác định đúng phân khúc của mình và định vị thương hiệu thành công là một thành công bước đầu để thường hiệu, sản phẩm đến đúng với những người cần nó và sẽ đồng ý chi trả cho nó để nhận lại những giá trị tuyệt với, hữu ích mà nhà sản xuất gửi gắm vào trong đó.
Xem thêm: Việc làm sản xuất vận hành sản xuất
2.4. Hoạch định xây dựng chiến lược truyền thông
Đồng hành với mỗi sản phẩm thành công trên thị trường luôn luôn là một chiến lược truyền thông xuất sắc. Hoạt động quảng bá sản phẩm là một công vụ để doanh nghiệp mở rộng phạm vi khách hàng tiếp xúc, biết đến sản phẩm của mình hơn, gia tăng quy mô tệp khách hàng của mình. Vì vậy, kế hoạch truyền thông do phòng marketing thực hiện là chiếc chìa khóa để khách hàng nhận thức được về sự tồn tại của một sản phẩm hay và đẹp như thế.
Chiến lược truyền thông được xây dựng bởi một phòng marketing cũng bao gồm hoạt động quan hệ công chúng. Đây là một mảng hoạt động rất quan trọng trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu đẹp và sạch. Một số doanh nghiệp vì sự chưa khéo léo của phòng marketing mà dính vào những bê bối, điều tiếng không đáng có. Những cuộc khủng hoảng truyền thông nhắc nhở mỗi bộ phận marketing có nhiệm vụ tạo mối quan hệ cùng có lợi tốt đẹp với khách hàng, đồng thời chung sống tốt đẹp với giới báo chí, truyền thông.
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp marketing thu hút, ăn điểm nhất
2.5. Lên kế hoạch marketing toàn diện
Một chức năng nhiệm vụ chính của phòng marketing đó là xây dựng kế hoạch chiến lược marketing. Đây là công việc mang ý nghĩa lớn với toàn bộ sự phát triển của một sản phẩm hoặc một nhãn hiệu, thậm chí là cả công ty nếu như đây là kế hoạch chiến lược.
Xây dựng một kế hoạch tỉ mỉ, phù hợp với tính chất, đặc điểm của phân khúc khách hàng cũng như sản phẩm là yếu tố cần thiết dẫn đến thành công. Chức năng nhiệm vụ của phòng marketing phải đưa được những nhận thức về giá trị, hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thì mới có thể nhận lại con số doanh thu xứng đáng.
Kế hoạch marketing cũng là cơ sở để đo lường, đánh giá hiệu quả làm việc để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cần phát huy và khắc phục, từ đó giúp công ty nâng cao danh tiếng, hiệu quả làm việc và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn với khách hàng mà cả hai bên đều có lợi.
Bài viết trên đây đã tóm tắt những chức năng nhiệm vụ của phòng marketing trong một doanh nghiệp, qua đó, chúng ta thấy được vai trò vô cùng to lớn của ban ngành này trong sự phát triển và hình ảnh của sản phẩm và công ty. Đây cũng là những thông tin giúp bạn mở rộng cái nhìn về ngành marketing với rất nhiều những hoạt động, công việc quan trọng khác không chỉ là quá trình quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
811 0