Nghiên cứu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter trong kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Hà Ngọc Nhi tác giả work247.vn Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, nhất thiết doanh nghiệp cần phải đánh giá và nắm bắt các yếu tố đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, bất kỳ nhà quản trị nào cũng sẽ tìm được hướng nghiên cứu và lối đi cho doanh nghiệp của mình.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giới thiệu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter được nghiên cứu và tìm ra bởi một giáo sư của trường đại học Harvard, giáo sư Michael Porter, cha đẻ của nhiều cuốn sách liên quan đến quản trị và cạnh tranh trong kinh doanh hiện đại.

Với mô hình này, giáo sư Porter đã đưa ra 5 yếu tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu và làm rõ 5 yếu tố này gắn với tình hình của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ đánh giá được lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp từ đó có những hướng đi đúng đắn cùng chiến lược hiệu quả để tăng sức mạnh cho doanh nghiệp.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter

Mô hình này hiện vẫn đang phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay, trở thành mô hình cơ sở kinh điển của nền kinh tế hiện đại. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter có thể được áp dụng cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, định hướng nghiên cứu cho doanh nghiệp, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh và xây dựng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Xem thêm: Thị trường kinh doanh là gì? Các thông tin về thị trường kinh doanh

2. Phân tích 5 áp lực trong mô hình

Trong mô hình này, giáo sư Porter đã nhắc đến 5 nhân tố chính, luôn tồn tại và ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của một doanh nghiệp, chúng bao gồm:

- Đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

- Sức mạnh từ nhà cung cấp

- Sức mạnh từ khách hàng

- Nguy cơ đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế

Và sau đây, cùng work247.vn bắt đầu phân tích từng yếu tố trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter đối với các doanh nghiệp nói chung.

2.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành được xác nhận là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện đang kinh doanh các sản phẩm giống với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, có sự tương đồng về mức giá, tệp khách hàng và ngang giá về mặt giá trị sử dụng.

Để nhận diện được đối thủ cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thực tế trên thị trường, tiến hành quan sát, ghi nhận, phân tích và đánh giá. Công việc tìm hiểu đối thủ này được thực hiện khi doanh nghiệp đặt ra những câu hỏi sau:

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai?
Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là ai?

- Đối thủ doanh nghiệp là ai? Hãy xác định danh sách các doanh nghiệp đang cùng kinh doanh mặt hàng đồ uống với doanh nghiệp. Ví dụ như coca có đối thủ cạnh tranh là pepsi.

- Số lượng các doanh nghiệp cùng tham gia ngành là bao nhiêu? Khi trong cùng một lĩnh vực sản xuất sản phẩm, có quá nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trên thị trường với những sản phẩm tương tự nhau về công dụng và mức giá thì mức độ hấp dẫn của sản phẩm chắc chắn sẽ giảm nhưng ngược lại mức cạnh tranh sẽ cao lên.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến đâu? Đặt trong trường hợp thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một sản phẩm nhưng những đối thủ kinh doanh sản phẩm lại có sự chênh lệch rõ ràng về tiềm năng và sức mạnh hiện tại thì doanh nghiệp có thể xem xét mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh.

Như vậy có 2 yếu tố chính khi bạn nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh trong ngành, đó là số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực và năng lực cạnh tranh của từng nhân vật đó.

2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nếu như đối thủ cạnh tranh trong ngành là các đối thủ ở hiện tại thì đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chính là những đối thủ mà trong tương lai, rất có thể doanh nghiệp bạn sẽ phải đối mặt. Tuy chưa đe dọa chính thức ở thời điểm hiện tại nhưng đây cũng là một sự đe dọa nếu doanh nghiệp không nắm bắt thông tin thật tốt. Khi này, bạn cần tính đến câu chuyện ngành hàng của mình sẽ có thể là ngành hàng tương lai của đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đánh giá tiềm năng của đối thủ, liệu họ có mức ảnh hưởng như thế nào tới thị trường và doanh nghiệp.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Vậy nên để sớm chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp nên có được những điểm độc đáo, thú vị trong sản phẩm của mình, hoặc xa hơn, doanh nghiệp phải tính đến bài toán độc quyền về sản phẩm. 

Giống như giáo sư Porter đã từng nói: Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất, biến mình thành độc nhất vô nhị. Không có công ty hay sản phẩm nào là tốt nhất vì nó phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Vì thế chiến lược để phát triển và tăng hiệu quả cạnh tranh chính là thế độc quyền và khác biệt

2.3. Sức mạnh từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp là đối tác, tham gia vào khâu cung cấp nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty. Khi lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc 3 câu hỏi lớn đó là :

Có bao nhiêu nhà cung ứng có thể cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp?

Đặc điểm sản phẩm của nhà cung ứng có điểm gì khác biệt và thu hút doanh nghiệp?

Chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến doanh nghiệp là bao nhiêu?

Nhà cung cấp ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?
Nhà cung cấp ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp?

Nhà cung ứng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến doanh thu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường:

- Mức giá mà nhà cung ứng đưa ra sẽ ảnh hưởng đến giá thành phẩm và lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Mức giá nguyên liệu đầu vào cao khiến giá thành bán ra tăng lên, doanh nghiệp bị giảm khả năng cạnh tranh khi tăng giá bán, còn nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức giá bán ra trong khi chi phí sản xuất bị đội lên, rất có thể doanh nghiệp sẽ phải gánh gồng lỗ trong giai đoạn sản xuất tiếp theo.

- Khi giá đầu vào tăng lên, nhà cung cấp cũng buộc phải điều chỉnh giá bán ra cho doanh nghiệp hoặc thậm chí họ có thể điều chỉnh chất lượng nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp, tác động tới chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp.

- Khi nhà cung cấp quá hiếm, nguồn nguyên vật liệu cung cấp không được đảm bảo ổn định doanh nghiệp sẽ bị đe dọa tới hoạt động sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do không có nguyên liệu sản xuất.

Xem thêm: Thế nào là chiến lược kinh doanh quốc tế? Vai trò thể hiện ra sao?

2.4. Sức mạnh từ khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm trực tiếp tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, là người bán buôn, người bán lẻ, đại lý, khách hàng tiêu dùng cuối cùng…

Nhu cầu khách hàng ảnh hưởng đến giá cả
Nhu cầu khách hàng ảnh hưởng đến giá cả

Khi tìm hiểu về khách hàng, chúng ta cũng sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của họ trên 3 phương diện:

Lượng khách hàng có hứng thú và nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Liệu khách hàng có chấp nhận chuyển sang sử dụng một mặt hàng khác với mức giá cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn và chất lượng tốt hơn?

Liệu khách hàng có tác động, ảnh hưởng đến quyền thương lại giá cả và chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp hay không?

Đặc trưng tiêu biểu của nhân tố khách hàng này đó là khách hàng có quyền lựa chọn và trả giá cho sản phẩm mà họ muốn mua. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng có thể quyết định trực tiếp đến mức giá của sản phẩm.

2.5. Sự đe dọa đến từ sản phẩm và dịch vụ thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công năng sử dụng nhưng có thể thay thế cho nhau mặc dù chúng không cùng chủng loại. Ví dụ về sản phẩm thay thế hiện nay như nước giải khát có gas và trà sữa, chổi quét nhà và máy hút bụi… Ngày nay, có 3 yếu tố lớn xảy ra dẫn đến sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế được đẩy lên cao:

Xác định sản phẩm thay thế của doanh nghiệp
Xác định sản phẩm thay thế của doanh nghiệp

- Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại, cho phép nhiều sản phẩm hiện đại, tích hợp nhiều chức năng ra đời.

- Việc mở rộng thị trường trên toàn cầu cho phép người tiêu dùng được tiếp cận với nhiều mặt hàng hơn, nhiều lựa chọn sẽ phải đưa ra và chỉ đi đến một quyết định, một sản phẩm.

- Các chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả cần xây dựng các biến thể sản phẩm không thể bị nhầm lẫn. 

Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại cho phép nhiều sản phẩm mới ra đời, sản phẩm sau sẽ tiến bộ và hiện đại hơn sản phẩm trước, các sản phẩm trước khi không còn phù hợp sẽ bị thị trường đào thải.

Và như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái quát toàn bộ 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa vào 5 áp lực cạnh tranh của Porter này mà nhiều doanh nghiệp đã có thể vững vàng hơn, chuẩn bị cho mình những kế hoạch kinh doanh thông minh để có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường sôi động và khốc liệt như hiện nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem236 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT