Hiểu brand loyalty là gì? Cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Trước khi đi vào thông tin mà chúng minh muốn đề cập đến thì chúng mình có đưa ra cho bạn trường hợp như sau để bạn có thể hiểu rõ được vấn đề hơn. Bạn đi khuyên một người là tín đồ mê đắm các hãng công nghệ apple từ bỏ sử dụng và chuyển sang dùng các sản phẩm của samsung. Chắc chắn rằng bạn sẽ nhận lại được những lời từ chối liên tục thậm chí là sự khó chịu ra mặt của đối phương. Bới đối với họ, khi đã có niềm yêu thích lớn với thương hiệu nào thì sẽ vô cùng khó để rời bỏ, và đem lòng đi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của thương hiệu khác trên thị trường. Sự trung thành của khách hàng đối với thương nào nhất định nào có là điều rất đáng được quý giá, có thể coi đây như là một ma thuật gì đó trong marketing. Với tình huống trên cũng là ví dụ mà work247.vn muốn đem lại để phân tích về Brand Loyalty là gì? Bí quyết để xây dựng brand loyalty của các thương hiệu lớn trên thế giới như thế nào? Đừng bỏ lỡ thông tin mà chúng tôi sẽ cung cấp tại bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Brand loyalty là gì?

Brand loyalty chính là sợi dây để kết nối lại giữa cảm xúc của khách hàng với thương hiệu, biến sự trung thành trong quá trình sử dụng sản phẩm trở thành sự gắn bó về tình cảm lâu dài của khách hàng với bất kỳ các khía cạnh nào có liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Hiểu brand loyalty là gì
Hiểu brand loyalty là gì?

Nói một cách ngắn gọn hơn về brand loyalty là lòng trung thành với thương hiệu, là sự tin dùng hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó đang kinh doanh vì sự yêu thích cũng như đồng điệu về các giá trị như tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp đem lại,... mà nó mang lại cho thương hiệu.

Ta có thể nói rằng, mục tiêu ban đầu trong việc xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu chính là sự thu hút đối với các khách hàng. Và sự hiểu biết về tâm lý của khách hàng cũng chính là yếu tố đầu tiên giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được sức hút.

Lòng trung thành với thương hiệu
Lòng trung thành với thương hiệu

Với thời kì phát triển như bây giờ, các sàn thương mại điện tử dần trở thành sân chơi của các thương hiệu, bất kì người nào cũng có thể nhập khẩu sản phẩm từ các quốc gia trên toàn cầu và gắn tên thương hiệu trên đó. Việc này làm giảm đi tính xác thực của các thương hiệu gốc.

Những thương hiệu lớn thì họ đã tích lũy được cho mình lượng lớn người theo dõi trong nhiều năm qua. 

Xem thêm: Big idea trong marketing là gì? Đi tìm Big idea cho chiến dịch của bạn

2. Trung thành thương hiệu có những cấp độ nào?

Dưới đây chính là 3 cấp độ trung thành với thương hiệu được nhắc đến.

2.1. Khẳng định thương hiệu

Thay vì do dự hay phân vân với nhiều thương hiệu khác thì trong đầu của người tiêu dùng chỉ nhìn về phía thương hiệu của bạn. Đây cũng chính là mức độ trung thành cao nhất mà hầu hết các cả các doanh nghiệp hay công ty đề mong muốn và hướng đến và có thể đạt được trong thời gian tương lai sắp tới. 

Khẳng định thương hiệu
Khẳng định thương hiệu

Điển hình về vấn đề này ta có thể cập nhật đến thương hiệu apple, là một trong những thương hiệu tận dụng cách thức này và gặt hái lại cho bản thân những thành quả nhất định. Apple luôn thấu hiểu được tâm lý của khách hàng thông qua cá thiết kế của thương hiệu này. Chính vì vậy nhiều người sử dụng sản phẩm của apple đặc biệt là đối với iphone khó có thể rời đi sử dụng thương hiệu khác.

Cùng với đó, hoàn toàn có thể biến được khách hàng thân thiên thành người giúp doanh nghiệp đi truyền bá thương hiệu, cải tiến và cung cấp các dịch vụ được tốt hơn nhờ vào các hoạt động marketing của doanh nghiệp được triển khai trước đó.

2.2. Ưa chuộng thương hiệu

Khi người tiêu dùng có thiện cảm với thương hiệu thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu mà họ có thiện cảm trước tiên. Tuy nhiên thì trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cùng với những chiêu trò marketing để lôi kéo khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Vì thế bạn cần cung cấp đến khách hàng mục tiêu với những giá trị hữu ích hơn so với các thương hiệu tương đồng tràn lan trên thị trường với mục đích giữ chân họ ở lại với doanh nghiệp.

Vì vậy sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải có bản sắc, đặc tính riêng biệt không bị giống với bất kì sản phẩm nào trên thị trường. Hãy duy trì chúng ở mọi thời điểm trong quá trình phát triển từ đó mới tạo ra được giá trị bền vững với các khách hàng mục tiêu.

2.2. Nhận diện thương hiệu

Trong quá trình xây dựng brand loyalty, cấp độ nhận diện thương hiệu được cho là bước đầu để doanh nghiệp phát triển lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Hãy tạo ra ấn tượng khi họ tiếp xúc, để khi người tiêu dùng nghĩ về sản phẩm hay dịch vụ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhận diện ra thương hiệu
Nhận diện ra thương hiệu

Không ngừng nghỉ trong việc marketing phủ sóng rộng rãi với mục đích xây dựng một thương hiệu quen thuộc, tiếp cận được đến với nhiều khách hàng phù hợp. Các doanh nghiệp nên tập trung hơn vào việc đầu tư nguồn lực để xây dựng lượng người tiếp cận trung thành ở các điểm tiếp xúc ban đầu. Thông qua việc truyền tải những nội dung, thông điệp về thương hiệu của mình.

Thời đại internet bùng nổ, với nhiều các trang mạng xã hội được nhiều người biến đến và sử dụng như facebook, zalo, tiktok,... chính là một trong những kênh phương tiện hữu ích giúp doanh nghiệp trong việc truyền tải đi câu chuyện của thương hiệu nhằm phục vụ tốt trong quá trình marketing.

3. Các bước để xây dựng brand loyalty cho doanh nghiệp

Để xây dựng được lòng trung thành của khách hàng không phải là điều đơn giản cũng giống với việc lấy được sự yêu thích của người khó tính không phải là điều đơn giản hay dễ dàng. Để làm được thì chúng ta phải có cho mình những lộ trình rõ ràng và các phương hướng cụ thể. Cùng work247 tìm hiểu các bước xây dựng brand loyalty dưới đây: 

Các bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Các bước xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

3.1. Tạo lập chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu có thể định hình được những giá trị cốt lõi mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Đôi khi đó cũng chính là những lời cam kết hứa hẹn tới khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay những phẩm chất mà thương hiệu muốn đem lại. Đây là bước đầu tiên cũng như là bước quan trọng để bước vào cuộc chơi chiến đấu giành giật các khách hàng từ tay của đối thủ.

3.2. Định vị được thương hiệu của bản thân

Khi đã xác định được chiến lược của thương hiệu bạn cần biết thị trường đang nghĩ như nào về bạn? Khách hàng có đón nhận thương hiệu của bạn? Hay các chiến lược marketing có được nhiều người quan tâm?

Để biết được những việc này bạn cần thiết lập các bản nghiên cứu, đánh giá thị trường, biến đổi các chiến lược của doanh nghiệp để có thể phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.

Xem thêm: Branding là gì? Liệu Branding tốt có làm nên thương hiệu cho công ty? 

3.3. Định hình tính cách của thương hiệu rõ ràng

Tạo hình tính cách cho thương hiệu
Tạo hình tính cách cho thương hiệu

Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong logo, tên hay khẩu hiệu mà nó bao gồm những trải nghiệm mà khách hàng có được và sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.

Việc tạo sự thân thuộc khi sử dụng sản phẩm là điều cần làm của một thương hiệu với mục đích đem khách hàng lại gần hơn với doanh nghiệp.

3.4. Đánh giá lại tên của thương hiệu

Tên bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong, nó có thể chi phối hay điều khiển cảm xúc đến hành vi mua hàng của khách hàng. 

Việc lựa chọn tên của thương hiệu hay, chuẩn, đơn giản nhưng lại đầy ý nghĩa không phải là việc dễ dàng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Ngay cả với những thương hiệu có tên tuổi rõ ràng, cũng có thể đánh giá lại tên của thương hiệu, việc làm này không hề thừa thãi với doanh nghiệp.

3.5. Định hình chiến lược

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược

Chiến lược để giữ chân được khách hàng cũng là điều đáng để doanh nghiệp đau đầu nghĩ đến. Là một trong những bước xứng đáng để chi tiêu đầu tư và công sức vào việc xây dựng và phát triển.

Việc giữ chân khách hàng được càng lâu thì càng tốt nó đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ cho doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường

3.6. Xây dựng kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu được hiểu là cấu trúc thể hiện được sự kết nối những thương hiệu nhỏ khác nhau của doanh nghiệp.

Việc xây dựng kiến trúc thương hiệu cũng chính là cách để doanh nghiệp kết nối những cảm xúc khác nhau của người tiêu dùng được kết nối lại với nhau tạo thành kết nối vững chắc giúp doanh nghiệp xây dựng được sự phát triển trung thành của khách hàng.

Trên đây là những thông tin mà work247.vn muốn cung cấp cho các bạn về brand loyalty là gì? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn phần nhỏ nào đó trên chặng đường xây dựng thương hiệu để đem lại nhiều trái ngọt cho thương hiệu cho bản thân mình nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem372 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT