Business model là gì? Nắm bắt tứ trụ trong Business model
Theo dõi work247 tạiBusiness model trong kinh doanh nắm giữ vai trò trung gian. Nếu nó được thiết kế một cách hoàn hảo, chất lượng thì sẽ mang đến khả năng kết nối hiệu quả hai yếu tố là kỹ thuật của đầu vào và tình hình kinh tế của đầu ra. Từ đó tạo ra được những tác động vô cùng lớn đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Business model là gì? Hãy nắm rõ bản chất của nó để trở thành một nhà hoạt động kinh doanh thành công nhé.
1. Business model là gì?
Business model chính là mô hình kinh doanh khi dịch ra nghĩa tiếng Việt. Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện nhiều vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Ngay từ thời điểm ra đời, nó đã được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm để tìm ra cơ chế. Việc này không dễ dàng gì vì Business model vốn là một khái niệm trừu tượng, cũng chưa có bất cứ sự thống nhất nào từ rất nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ này.
Tùy vào mục đích riêng hướng đến mà thuật ngữ được tiếp cận theo cách khác nhau và sự định nghĩa cũng được công bố với nội dung không đồng nhất. Một số cách định nghĩa tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo theo chia sẻ dưới đây sẽ đảm bảo cho bạn có cái nhìn tổng quan sâu sắc nhất về Business model.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Alexander Osterwalder thì Mô hình kinh doanh Business model trong mỗi một đơn vị, doanh nghiệp chính là một đại diện giúp chúng ta làm cho mọi lý luận kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp đó trở nên đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Mô hình kinh doanh sẽ giúp mô tả lại những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh là gì và gửi đến khách hàng những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất, miễn làm sao doanh nghiệp có thể xây dựng với khách hàng một mối quan hệ tốt đẹp, bền bỉ. Qua đó, tạo và duy trì khả năng thu lợi nhuận ổn định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo khái niệm được đưa ra bởi quan điểm của Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland: Business Model chính là kế hoạch, hình mẫu để mô tả lại tất cả những thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng ra sao nhằm tạo lợi nhuận ổn định.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
2. Những yếu tố nào cấu thành nên mô hình kinh doanh?
Với vai trò kết nối giữa Technical inputs và Economics outputs trong doanh nghiệp thì mô hình kinh doanh cần phải được cấu thành nên bởi 4 trụ cột chính kèm theo đó là 9 nhân tố.
Bạn cần hiểu được chi tiết đặc điểm của từng điểm để có thể xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp.
2.1. Khu vực hoạt động của mô hình kinh doanh
Tại khu vực hoạt động sẽ chứa 3 nhân tố liên quan đó là mạng lưới đối tác, những nguồn lực chính và hoạt động chính.
+ Nguồn lực chính tức là nhắc tới khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường bên ngoài. Khi đơn vị đi vào một lĩnh vực cụ thể nào đó của kinh doanh, muốn thành công thì cần xác định rõ đâu là năng lực cốt lõi cần tập trung đẩy mạnh. Chính nhờ vào nguồn lực này,lợi thế cạnh tranh đã được hình thành.
Yếu tố thứ hai trong trụ cột này không gì khác ngoài mạng lưới đối tác. Đó sẽ là những tổ chức đang là đối tác làm ăn với doanh nghiệp. Việc hợp tác có thể đem đến nhiều giá trị lợi ích cho doanh nghiệp trong đó lợi ích lớn nhất chính là khuếch đại nguồn lực cho nhau để từ đó tạo thêm năng lực cạnh tranh mới.
Những hoạt động chính là yếu tố quan trọng thứ 3 của khu vực hoạt động. Hoạt động sẽ làm hiện thực hóa mô hình kinh doanh.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận
2.2. Khu vực dịch vụ, sản phẩm
Trong khu vực này sẽ có một nhân tố làm nhiệm vụ hoặc là đưa ra đề xuất về những giá trị cần đạt được hoặc là đưa ra lời tuyên bố để khẳng định giá trị đã đạt được. Thông qua hoạt động này trong khu vực sản phẩm thì doanh nghiệp gián tiếp khẳng định cho đối tác và khách hàng về giá trị mà doanh nghiệp đem đến trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ tạo sức hút mạnh cho khách hàng, có thể kích thích họ sẵn sàng bỏ tiền để mua sắm sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Đồng thời thông qua đó cũng sẽ tạo ra cơ sở để phân khúc khách hàng hiệu quả.
Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh
2.3. Khu vực khách hàng
Khu vực này gồm 3 nhân tố chủ chốt chính là kênh phân phối, các phân đoạn đối với đối tượng được xác định là khách hàng mục tiêu và quan hệ với khách.
Mỗi yếu tố trên sẽ giữ một nhiệm vụ riêng vô cùng quan trọng trong mô hình kinh doanh. Trong đó, phân đoạn khách hàng mục tiêu sẽ quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành hay bại vì họ là nhân tố chính làm cho sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hàng ngày.
Đó cũng chính là lý do mô hình kinh doanh cần mô tả được cụ thể, rõ ràng đặc điểm của các nhóm khách hàng, thấu hiểu đối tượng mục tiêu, đủ khả năng nhận diện được đâu là nhóm khách hàng tiềm năng và biết được họ cần gì.
Kênh phân phối là yếu tố tiếp theo chúng ta bàn luận đến trong khu vực này. Đây là một kênh được sử dụng để đưa sản phẩm lên rao bán. Kênh phân phối cũng là một nguồn kết nối hiệu quả nhất giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng; cung cấp thông tin giá trị của doanh nghiệp cho khách hàng nắm bắt, yên tâm mua hàng.
Xem thêm: Việc làm bán hàng
Mô hình kinh doanh cần gia tăng thật nhiều sự liên kết. Các có nhiều kết nối thì cơ hội thúc đẩy hàng hóa được tiêu thụ nhiều hơn, lợi thế cạnh tranh được tăng cao.
Sau cùng, quan hệ khách hàng là yếu tố thứ 3 quan trọng ở khu vực khách hàng. Luôn cần thiết để xây dựng mối quan hệ này vì khách hàng là đối tượng chính cần tập trung đầu tư, chăm sóc thật nhiều. Mục đích gần là xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, tạo nên sự tin tưởng của họ đối với doanh nghiệp và mục đích sâu xa hơn chính là bán được thật nhiều sản phẩm cho tập khách hàng rộng lớn, duy trì hành vi mua hàng của họ.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng không chỉ giúp chúng ta nắm bắt những yêu cầu và mong muốn cụ thể của từng đối tượng khách hàng mà còn tạo ra cơ hội tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
2.4. Khu vực tài chính trong Business model
Có hai nhân tố trong khu vực này bao gồm:
- Cấu trúc của chi phí là những khoản quan trọng doanh nghiệp cần bỏ ra đầu tư cho Business model. Gọi là cấu trúc chi phí vì nó được cấu thành nên từ nhiều thành phần trong mô hình.
- Doanh thu: nguồn được thu về từ người mua hàng,thông qua giá trị mà hoạt động kinh doanh tạo ra. Doanh thu có thể đến từ một hay nhiều phân khúc khách hàng.
Đến đây, chúng ta có thể hiểu rõ Business model là gì. Mong rằng, qua bài viết này, các nhà kinh doanh có thể tìm hiểu các phương thức xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả.
2096 0