Các hình thức quản lý dự án được áp dụng phổ biến hiện nay
Theo dõi work247 tạiCác hình thức quản lý dự án rất quan trọng trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, công trình. Nắm được thông tin các hình thức quản lý dự án sẽ góp phần mang đến những cơ hội để thực hiện tốt những dự án được đầu tư. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn nắm vững hơn về các hình thức quản lý dự án.
Tùy vào từng quy mô cũng như là các tính chất của mỗi dự án cũng như khả năng của mình, mỗi chủ đầu tư có thể chọn ra một hình thức để thực hiện quản lý dự án sao cho hiệu quả. Tìm hiểu về hình thức quản lý dự án hấp dẫn dưới đây đây có thể lựa chọn cho mình một hình thức quản lý phù hợp.
1. Các hình thức quản lý dự án – Chủ đầu tư quản lý dự án một cách trực tiếp
Hình thức đầu tiên và phổ biến hiện nay chúng ta không thể bỏ qua đó là hình thức trực tiếp quản lý dự án của nhà đầu tư. Hình thức quản lý này được áp dụng tại những dự án mà trong đó các chủ đầu tư là những người có năng lực chuyên môn về lĩnh vực đầu tư, phù hợp với việc theo sát quá trình tiến hành của dự án về cả chuyên môn lẫn tiến trình thực hiện.
Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào có chuyên môn cũng có thể quản lý trực tiếp dự án, đối với một số trường hợp đặc biệt thì chủ đầu tư sẽ tiến hành trực tiếp quản lý dự án như sau:
- Trường hợp 1: Chủ đầu tư của dự án không tiến hành thành lập BQL dự án, nhưng lại sử dụng bộ máy điều hành hiện tại của chủ đầu tư để vừa thực hiện kiêm nhiệm cũng như là vừa cửa thành viên trong bộ máy đó tiến hành phụ trách quản lý sự án (Người đó có thể là chuyên trách hoặc là kiêm nghiệm).
Ngoài ra, để tiến hành quản lý trực tiếp dự án, các chủ đầu tư cần có Quyết định về việc giao nhiệm vụ và quyền hạn đối với các phòng ban/bộ phận hoặc cá nhân được chọn để đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
Những người được lựa chọn để giao nhiệm vụ này thì cần phải có năng lực về mặt chuyên môn, có năng lực và khả năng quản lý lãnh đạo, có hiểu biết về mặt kỹ thuật, có kiến thức về kinh tế và tài chính để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của dự án đề ra.
- Trường hợp 2: Chủ đầu tư tiến hành thành lập BQL dự án. Khi tiếp nhận một dự án có quy mô rất lớn và đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật cao thì các chủ đầu tư sẽ khó mà có thể kiêm nhiệm được công tác quản lý dự án. Hoặc là trong trường hợp chủ đầu tư đang quản lý nhiều dự án cùng một lý thì việc thành lập BQL dự án là điều cần thiết.
Lúc này, BQL dự án đóng vai trò là một đơn vị trực thuộc của chủ dầu tư, có vai trò quan trọng và đảm nhận nhiệm vụ được phân công bởi chủ đầu tư. Cùng với đó, những người nằm trong BQL dự án phải là những người có đủ điều kiện và năng lực về mặt chuyên môn, có khả năng và nghiệp vụ riêng để có thể thực hiện được công tác quản lý dự án.
Trong đó, BQL dự án sẽ bao gồm các vị trí Trưởng ban, Phó ban, các vị trí liên quan có trình độ chuyên môn liên quan tới dự án để thực hiện quá trình quản lý dự án. BQL dự án tồn tại cho tới khi dự án đã được hoàn thành, đi vào hoạt động và sử dụng và không mắc các sai phạm nào thì BQL dự án lúc này sẽ được giải thể hoặc là sẽ được chủ đầu tư giao cho nhiệm vụ mới.
Tuyển dụng: Việc làm Quản lý dự án xây dựng
2. Các hình thức quản lý dự án – Chủ nhiệm điều hành quản lý dự án
Một hình thức quản lý dự án khác nữa đó là chủ nhiệm thực hiện công tác quản lý dự án, đó chính là một pháp nhân hoạt động với tính chất độc lập, có năng lực để quản lý và điều hình theo các hình thức khác nhau đó là:
- Tư vấn QLDA theo hợp đồng: hình thức này được thực hiện khi và chỉ khi chủ đầu tư của dự án không đủ điều kiện và năng lực chuyên môn để quản lý dự án một cách trực tiếp. Chính vì thế mà BQL dự án sẽ cần phải thuê một bên có đủ điều kiện và năng lực để tiến hành tư vấn dự án điều hành và thực hiện các nội dung quản lý theo đúng với hợp đồng đã bàn bạc và ký kết với Chủ đầu tư.
- BQLDA chuyên ngành: trường hợp này thực hiện đối với những dự án về xây dựng và được Chính Phủ giao cho các cơ quan, Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý.
Xem ngay: Việc làm Quản lý điều hành
3. Các hình thức quản lý dự án – Chìa khóa trao tay
Đối với hình thức quản lý dự án Chìa khóa trao tay thì được tiến hành thực hiện khi chủ đầu tư của dự án tổ chức đấu thầu đối với dự án được phép để thực hiện lựa chọn nhà thầu phù hợp. Chủ thầu khi được lựa chọn sẽ thực hiện các công việc như khảo sát, mua sắm... cho tới khi công trình đầu tư được hoàn thiện và bàn giao.
Các vấn đề như đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng quản lý dự án đối với nhà thầu,... tất cả những nội dung có liên quan tới dự án được triển khai theo hợp đồng thì nhà thầu cần phải chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện, chất lượng của công trình đấu thầu,...
Xem thêm: Hồ sơ pháp lý dự án và những điều bạn cần biết về hồ sơ pháp lý dự án
4. Hình thức quản lý – Tự thực hiện các dự án
Riêng đối với hình thức thì thì chủ đầu tư sẽ thực hiện những dự án đấu thầu khi mà các nhà thầu đủ năng lực để thực hiện mọi việc liên quan tới dự án như là: tiến hành xây dựng dự án, quá trình sản xuất, tuân thủ thực hiện các yêu cầu, khả năng sử dụng nguồn vốn...
Khi đó, các chủ đầu tư cần phải tiến hành giám sát một cách hết sức chặt chẽ, tiến hành chịu trách nhiệm đối với pháp luật về giá thành, chất lượng của dự án khi đưa vào hoạt động.
Như thế, tùy vào từng dự án đầu tư mà các nhà đầu tư có thể thực hiện theo các hình thức quản lý dự án sao cho phù hợp và đạt được kết quả cao. Tìm hiểu về các hình thức quản lý dự án để góp phần tạo nên những thành công cho các dự án có quy mô khác nhau.
3093 0