Chief operating officer là gì? Vai trò của COO trong công ty

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Ngày đăng: 09-07-2024

Có thể bạn đã nghe đến thuật ngữ Chief operating officer ở đâu đó khi nói chuyện cùng bạn bè đang làm trong một số công ty lớn, khá tò mò với thuật ngữ này thì hãy cùng work247.vn tìm hiểu: “Chief operating officer là gì?” bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc với từ khóa trên.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm

1. Chief operating officer là gì?

Chief operating officer được dịch ra nghĩa tiếng việt là Giám đốc điều hành (viết tắt là COO, là một trong những lãnh đạo cao cấp nhất trong một tổ chức. Trong tiếng Anh kết cấu bộ chữ C trong quản lý bắt đầu bằng “Chief”. COO chịu trách nhiệm về các hoạt động thường ngày của công ty.

Chief operating officer là gì?
Chief operating officer là gì?

COO thường xuyên báo cáo các hoạt động của công ty với giám đốc điều hành cấp cao nhất, hay gọi là Tổng Giám đốc điều hành (CEO).

Xem thêm: Việc làm giám đôc điều hành

2. Quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của Chief operating officer

Quyền hạn/Nhiệm vụ/trách nhiệm của Giám đốc điều hành còn tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động và các mục tiêu trong công việc cụ thể sẽ khác nhau.

2.1. Quyền và nghĩa vụ Chief operating officer ?

Nhằm góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp, COO có quyền lên kế hoạch, đưa ra ý kiến, thiết lập và triển khai các chiến lược cụ thể. Quản lí và điều hành nhân viên trong công ty.

 Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp – Phần quy định về quyền và nghĩa vụ của Giám đốc được quy định COO có quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ như:

- Tổ chức thực hiện những nội dung được Hội đồng thành viên hay chủ tịch cấp cao đã được quyết định chính thức.

- Trực tiếp chỉ đạo, quyết định các sự việc trong hoạt động kinh doanh hàng ngày trong công ty

- Dựa trên các phương án đầu tư chung của công ty, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kinh doanh

- Quản lý nhân viên nội bộ trong công ty, có thể đặt ra các quy định riêng.

- Có quyền đề xuất thăng chức, bổ nhiệm hay quyết định sa thải, cắt chức những quản lý cấp thấp hơn trừ chủ tịch công ty và người của hội đồng quản trị.

- Đại diện chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng có giá trị trong phạm vi sau chủ tịch và hội đồng quản trị.

Quyền hạn và nghĩa vị của COO
Quyền hạn và nghĩa vị của COO

- Đóng góp ý kiến thực hiện xây dựng lại bộ máy hoạt động trong công ty.

- Có trách nhiệm với các báo cáo tài chính của công ty, trình bày các báo cáo cần thiết theo định kỳ lên chủ tịch và hội đồng các thành viên.

- Đưa ra giải pháp định hướng cho công ty, xử lý phần thua lỗ cũng như đầu tư lợi nhuận để phát triển công ty.

- Có quyền được tuyển dụng nhân sự, chịu trách nhiệm với nhân sự của mình.

- Ngoài ra, có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng với hội đồng và chủ tịch của doanh nghiệp.

Đồng nghĩa với quyền thì COO phải gắn liền với nghĩa vụ phải thực hiện. Ngoài những công việc thường làm cơ bản trên, ngoài ra còn phải có khả năng phân tích, cung cấp các số liệu và báo cáo mình nghiên cứu để phục vụ cho công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo nhân viên tiến hành các chiến lược, kế hoạch, các dự án đầu tư.

Xem thêm: [Hé lộ] Chi tiết bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự chuẩn

2.2. Quyền càng cao thì trách nhiệm càng lớn của COO

Trong quá trình thực hiện chiến lược, mục tiêu và các hạng mục của công ty, giám đốc điều hành phải theo sát và chịu trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ, giám sát và theo dõi sự phát triển theo đúng tiến trình đã được sắp xếp.

Thêm vào đó, ngoài việc chịu trách nhiệm với công ty, COO còn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lí với những lĩnh vực kinh tế và hành chính. Chịu trách nhiệm với những vấn đề xảy ra nếu có sai phạm, hoàn toàn chịu mọi tổn thật của công ty.

Quyền lợi càng cao trách nhiệm càng lớn
Quyền lợi càng cao trách nhiệm càng lớn

Ví dụ, trách nhiệm đối với bản báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính thường niên do bộ phận kế toán khai lập, chịu trách nhiệm trực tiếp là giám đốc điều hành cùng với kế toán trưởng. Nếu sai phạm lớn, bị cơ quan Nhà nước phát hiện, giám đốc điều hành có thể phải đi tù trong trường hợp phức tạp.

mẫu cv xin việc

3. Nguyên tắc bất biến để trở thành chief operating officer giỏi

3.1 Nắm được công việc một giám điều điều hành cần thực hiện

Công việc của giám đốc điều hành doanh nghiệp khá đa dạng nhưng được quy định rất cụ thể trong Luật. Họ thực hiện giám sát các quyết định tài chính, đề ra các phương án chiến lược phải thực hiện. Giám sát mọi hoạt động, tiến trình của công việc.

3.2 Thực hiện điều hành dựa trên kinh nghiệm

Để có thể trở thành một giám đốc điều hành doanh nghiệp, bạn sẽ phải thực hiện theo lộ trình thăng tiến rõ ràng. Quá trình làm việc này,bạn đã tích lũy được kinh nghiệm cần thiết. Sử dụng mọi thứ bạn biết về công ty cũng như kinh nghiệm bạn có trong quá trình tích lũy để vận hành chúng một cách hiệu quả nhất có thể.

3.3 Người lãnh đạo giỏi cần biết dẫn dắt nhân sự

Khi thực hiện dự án bạn không thể thiếu những người đồng hành cũng như những nhân viên đắc lực của mình. Bạn đặt ra những quy tắc cần thiết khi thực hiện công việc nhưng đồng thời hãy đặt ra cho họ những phần thưởng hay những chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

 COO - Người dẫn dắt nhân sự
 COO - Người dẫn dắt nhân sự

“Muốn nhanh thì đi một mình mà muốn đi xa là phải đi cùng nhau” một chế độ đãi ngộ tốt, biết trọng dụng nhân tài sẽ giúp bạn giữ chân được họ, hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất.

Xem thêm: [Leader là gì?] Công thức để tạo nên người thủ lĩnh tài năng

3.4. Nắm bắt được cơ hội, phát triển kinh doanh trên cơ hội

Công việc của một giám đốc điều hành cần tìm kiếm những cơ hội kinh doanh cho công ty cũng như khắc phục các khó khăn còn sót lại.

Tuy nhiên, để đạt được thành ở vai trò giám đốc điều hành, cần tập trung vào các cơ hội để đem lại lợi ích cho công ty. Cải thiệt các vấn đề sai sót còn tồn động tại công ty là điều cần thiết nhưng nó không mang lại thành tích cho người quản trị.

Nắm bắt cơ hội trong kinh doanh
Nắm bắt cơ hội trong kinh doanh

Để trở thành người lãnh đạo tốt, chứng minh được hướng đi đúng đắn của mình trong mắt chủ tịch và hội đồng quản trị, giám đồng điều hành cần nắm được cơ hội của công ty, cũng là cơ hội để khẳng định bản thân.

3.5. Luôn đứng ra chịu trách nhiệm về hành động, văn bản đã kí

Mỗi quyết định của giám đốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân viên, việc các điều lệ ban hành hay thủ tục đã phê duyệt nào đó không được đông đảo sự đồng tình của mọi người. Một COO chân chính cần phải cân nhắc, nếu sai thì nhận làm gương cho nhân viên.

Cũng như là trách nhiệm đối với chủ tịch và hội đồng, có rất nhiều trường hợp sai lầm từ đơn phương nhân viên, hay 1 nhóm làm việc nào đấy. Nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, lợi ích của công ty, ban giám đốc cũng cần phải đứng mũi chịu trận trước hội đồng thành viên.

Nhận trách nhiệm về mình, cải thiện sửa sai và có hình phạt xử đáng thích lý với nhân viên. Tuyệt đối không trút giận, mang những cảm xúc cá nhân tiêu cực đến với cấp dưới của mình.

Xem thêm: Việc làm nhân viên văn phòng tiếng anh

3.6. Tiến hành các cuộc họp hoàn có tính hiệu quả

Ngoài các cuộc họp do bạn tổ chức để triển khai kế hoạch thực hiện trong thời gian sắp tới, bạn cũng cần có những cuộc họp tổng kết vào cuối mỗi thời điểm nhất định để nhìn lại trong quá trình đã trải qua có những ưu khuyết điểm gì.

Các cuộc họp nên có từ COO
Các cuộc họp nên có từ COO

Những cuộc họp mang tính chất nhìn lại, nhắc nhở nhân viên về những sai sót còn tồn động hay tuyên dương những thành tích nổi bật xuất sắc trong công ty. Nhưng lặp đi lặp lại quá trình này sẽ khiến cuộc họp nhàm chán, ban giám đốc cần bổ sung các yếu tố mới để thanh đổi tinh thần tích cực cũng như thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.

Chốt lại, để trả lời cho câu hỏi Chief operating officer là gì? Work247.vn đã có bài viết khá đầy đủ, chi tiết về khái niệm cũng như vai trò quan trọng của Chief operating officer trong doanh nghiệp hiện tại.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem987 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT