Tìm hiểu chu sa là gì? Chu sa là thần dược hay độc tố chết người?

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Trong y học cổ truyền, chu sa được xem là một loại thuốc có khả năng giúp người bệnh trấn tĩnh, an thần, định phách và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng chu sa không đúng cách và liều lượng, chúng không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn gây ngộ độc chết người. Vậy chu sa là gì? Chu sa có công dụng gì? Chu sa có thể chữa được những bệnh nào? Cùng tìm hiểu một số thông tin về chu sa qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chu sa là gì?

Chu sa còn có tên gọi khác là châu sa, thần sa hay đơn sa, với tên khoa học là Cinnabarit, là một khoáng thạch có màu đỏ, có trong thủy ngân sẵn trong tự nhiên. Thành phần chính của chu sa là sulfua thủy ngân có nguồn gốc từ Trung Quốc và loại dược liệu quý được sử dụng cách đây 2000 năm trong Đông y để làm thuốc an thần, chấn kinh, chủ trị những bệnh liên quan tới mất ngủ, co giật.

Tìm hiểu chu sa là gì
Tìm hiểu chu sa là gì

Chu sa có nhiều hình dạng khác nhau như hình sợi, hình mạnh, cục, có màu nâu hồng hoặc đỏ, rắn nhưng giòn và có những vết bóng sáng. Thông thường, chu sa để chỉ những loại bột đỏ còn thần sa là những khoáng thạch còn nguyên khối óng ánh có màu đỏ tươi, đỏ tối hay nâu hồng.

Dạng tồn tại của chu sa được thể hiện qua tên, cụ thể sa lá đá, chu là đỏ, có nghĩa là đá đỏ hay bột màu đỏ, có tính hàn, vị ngọt. Thành phần chính của chu sa cũng chính là sulfua thủy ngân II, có công thức hóa học là HgS.

Trong hoạt động phun trào của núi lửa, chu sa được hình thành và tìm thấy chúng ở những khu vực có chứa thủy ngân như Almaden (Tây Ban Nha), New Almaden (California), hay dãy núi Avala (Serbia)...

Trong các thế kỷ trước, chu sa đã được khai thác để sản xuất thủy ngân hay chất màu, đây cung là quặng cung cấp nguyên liệu thủy ngân cho con người.

Xem thêm: Chất độc Xyanua là gì? Những điều cần lưu ý về chất độc Xyanua 

2. Tác dụng và công dụng của chu sa

2.1. Chu sa có tác dụng gì?

Sau khi biết được chu sa là gì, cùng work247 tìm hiểu chu sa có công dụng gì và liệu có trị “bách bệnh” như lời đồn không nhé!

Tác dụng của chu sa trong y học và nghiên cứu dược lý
Tác dụng của chu sa trong y học và nghiên cứu dược lý

2.1.1. Chu sa có tác dụng gì trong nghiên cứu dược lý hiện đại?

Trong quá trình nghiên cứu dược lý hiện đại, chu sa được nghiên cứu là một hoạt chất có tác dụng an thần mạnh hơn cả những loại thường dùng như Bromua, đồng thời chu sa còn có tác dụng an thần, kéo dài thời gian cho giấc ngủ lên đến 2 – 3 lần vì có chứa Barbituric, kéo dài thời gian mê lên 2 – 3 lần do có chứa Pentothal.

Một số hợp chất Selen trong dược liệu ở Anh và Ấn Độ đã được sử dụng để làm thuốc an thần. Ngoài ra, chu sa còn có tác dụng chống thối, chống mốc, giải độc, khi dùng ngoài có thể tiêu diệt nấm, gây ức chế vi khuẩn, ký sinh trùng.

Bạn có thể chữa mất ngủ, tâm thần bất an, di tinh, tim loạn nhịp bằng cách dùng tim lợn hấp chín, sau đó đợi nguội, chấm bột chu sa ăn.

Khi sắc với lửa hay nung nóng ở nhiệt độ cao, độc tính của chu sa tăng lên vì thủy ngân đã bị tách khỏi HgS.

2.1.2. Chu sa có tác dụng gì trong Đông y?

Theo Đông y, bạn có thể chữa giật mình, mất ngủ, giấc ngủ không yên, mê sảng hay trẻ con hay khóc đêm… bằng cách dùng bột chu sa pha với nước, để dễ uống có thể thêm ít nước đường hoặc mật ong.

Chu sa có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau
Chu sa có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau

Ngoài ra, chu sa, thần sa còn sử dụng để giải độc, thanh nhiệt, định phách, trấn tâm, an thần, chủ trị chữa mơ thấy ác mộng, mụn nhọt ngoài da, điên cuồng, mất ngủ, ghẻ lở, hồi hộp hay kinh sợ.

2.2. Chu sa dùng để làm gì?

Tây y hiếm y khi sử dụng chu sa để làm thuốc bởi đây là loại nguyên liệu có độc tính mạnh. Ngày trước, người ta thường trị bệnh giang mai bằng cách bào chế ở dạng thuốc mỡ 10%.

Hiện tại, người ta thường nấu chảy chu sa để lấy thủy ngân sau khi thu hoạch chu sa trong thiên nhiên. Thủy ngân có nhiều công dụng như dùng làm phong vũ kế, nhiệt kế, làm đèn huỳnh quang, tích điện kế, thuốc trừ sâu…

Còn trong Đông y, chu sa được sử dụng giống như một loại thuốc có tác dụng trấn tĩnh và an thần. Tuy vậy, độc tính của chu sa cực kỳ mạnh, vì vậy bạn cần có chỉ định của thầy thuốc thì mới nên sử dụng.

Chu sa có độc tố cực mạnh nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ
Chu sa có độc tố cực mạnh nên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

3. Chế biến chu sa thế nào?

Khi đã hiểu rõ chu sa là gì và công dụng của chu sa, chúng ta cùng tìm hiểu chu sa chế biến theo những cách nào nhé!

- Cách 1: Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng chu sa với số lượng ít để cho vào thuốc đông ý thì có thể lấy một cái bát sứ, mài chu sa vào trong bát đã có một chút nước sạch. Bạn thực hiện nhiều lần như vậy, sau đó bỏ gạn và cặn, hoặc để hút các cặn sắt có thể sử dụng nam châm. Sau khi thu về phần bột mịn màu đỏ, bạn có thể đợi thuốc nguội hẳn, sau đó hòa vào nước đó để uống. Lưu ý là bạn chỉ nên sử dụng liều lượng từ 0,3 - 1,5g/ngày.

- Cách 2: Nếu bạn sử dụng chu sa với số lượng lớn hơn, bạn có thể cho chu sa vào lon sành, cối sứ, sau đó cho nước sạch vào. Bạn nên nghiền làm nhiều lần, sau đó gạn phần nước có chứa bột màu đỏ sang những dụng cụ như chậu sành can và để lắng trong khoảng vài tiếng. Cuối cùng, bạn thu được bột mịn màu đỏ sau khi đã gạn phần nước trong bên trên.

Hướng dẫn 3 cách chế biến chu sa
Hướng dẫn 3 cách chế biến chu sa

Bạn có thể tinh chế chu sa, thần sa bằng cách này, sau đó cho ra khay men, mâm nhôm phơi đến khi khô. Lưu ý bạn nên phơi ở nơi râm, thoáng mát và phần bột đỏ sau đó cần được bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, nút kín, để nơi tránh ánh sáng, thoáng mát.

- Cách 3: Trong những doanh nghiệp sản xuất thuốc Đông y, khi bào chế chu sa, cần phải sản xuất là số lượng lớn thì phải sử dụng các cối bằng đá để xay. Tuy nhiên, để làm nguội chu sa thì cần luôn xay cùng với nước sạch, bởi nếu có nhiệt xảy ra khi xay, nguyên tố thủy ngân có thể được hình thành. Sau khi xay xong, bạn có thể làm tương tự với 2 cách kể trên.

Lưu ý, bạn không nên sử dụng chu sa sắc cùng thảo mộc bởi sinh ra thủy ngân khiến người uống bị ngộ độc, gây nên chết người.

Xem thêm: Chất xơ là gì? Lợi ích kỳ diệu của chất xơ đối với cơ thể 

4. Một số lưu ý khi sử dụng chu sa

Theo nghiên cứu của các thầy thuốc, chu sa khi sử dụng để làm thuốc, điều trị thì tuyệt đối dùng sống, không được tiếp xúc với lửa hoặc nấu chín. Bởi nhiệt độ, củi lửa khiến cho muối thủy ngân trong chu sa sẽ bay hơi, và hơi bay lên là thủy ngân, gây độc.

Bên cạnh đó, bạn không nên điều trị chu sa trong thời gian quá dài, với những người gan kém, thận kém thì nên thận trọng bởi có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Không bào chế chu sa ở nhiệt độ cao
Không bào chế chu sa ở nhiệt độ cao

Nếu bạn tự chế biến chu sa, bạn cần bỏ hết chất đen lẫn lộn trong thuốc bằng phương pháp thủy phi, các chất đen thu được chỉ sử dụng ngoài da điều trị ghẻ lở và không uống được. Chu á cần phải mài, tán với nước, nếu mài không sẽ sinh nhiệt, thủy ngân sẽ giải phóng tạo nên độc tố và khiến thuốc mất tác dụng.

Sử dụng chu sa, bạn cần chú ý nếu dùng nhiều vị trong thang thuốc thảo mộc  thì các vị thuốc kia có thể sắc bình thường và gạn lấy nước, sau đó đợi thuốc nguội hẳn, bạn mới bỏ chu sa vào thuốc và khuấy đều và nên uống thuốc trước bữa ăn 1,5 tiếng. Có thể sử dụng loại thuốc này để bao bên ngoài viên thuốc hoàn nếu có thành phần chu sa trong sản xuất thuốc.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chu sa là gì và những công dụng của chu sa. Tuy chu sa, thần sa có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên có thể khiến bạn gặp tác dụng phụ, đặc biệt nếu sử dụng thời gian dài hay quá liều lượng cho phép. Do đó, bạn không nên tự tiện sử dụng chu sa mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay sử dụng theo chỉ định để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem216 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT