Peperomia là cây gì? cách trồng peperomia đơn giản tại nhà
Theo dõi work247 tạiCái tên gọi peperomia có lẽ là khá xa lạ đối với người dân Việt Nam thậm chí là cả những người sành sỏi trong làng cây cảnh. Tuy nhiên ít người biết rằng nó nó còn được gọi với một tên khác là cây trường sinh. Hãy cùng tìm work247.vn tìm hiểu kỹ hơn về peperomia là cây gì và liệu rằng cây peperomia và cây trường sinh có phải là 1 không nhé.
1. Tìm hiểu chung về cây peperomia
Thật ra khác với một số người hình dung về cây peperomia. Peperomia là một trong hai chi lớn thuộc vào họ cây hồ tiêu, tính tới hiện nay đã ghi nhận được hơn 1000 cây thuộc vào chi peperomia khác nhau phân bố rải rác trên toàn bộ trái đất.
Tùy vào mỗi vùng khí hậu mà peperomia sẽ mọc các loại khác nhau đồng thời cũng có sự phân biệt về màu sắc, kích thước, sức sống cũng như mùi hương. Nhưng peperomia có các đặc điểm chung như: lá có hình dạng thuôn dài và bầu, mọng nước, thân thảo, màu xanh lá cây, đỏ, xám. Thậm chí còn có một vài loại peperromia đặc biệt sở hữu nhiều màu ở hai mặt của lá.
Cây peperomia phân bố khá nhiều ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có khá nhiều loại tập trung ở bắc mỹ và nam mỹ tuy nhiên nhiều nhất vẫn là 17 loại ở các quốc gia châu phi. Peperomia thường có chiều cao không vượt quá 25 inch, và chúng nở vào mùa xuân-hè. Khi chúng nở hoa sẽ có màu đặc trưng là màu nâu hoặc vàng.
2. Các loại peperomia thường thấy
2.1. Peperomia caperata
Peperomia caperata được cho là loại peperomia có lá đẹp và có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Có thể bắt gặp rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật có vẽ cây peperomia caperata hoặc lá của chúng. Đồng thời các họa tiết của lá caperata cũng được ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày như giấy dán tường, thảm trải bàn, hình in áo, cốc,... Peperomia caperata còn được biết tới với cái tên như cây đuôi chuột hoặc cây vỏ ốc, do đặc thù khi lá còn non sẽ được cuộn lại nhìn khá giống với vỏ ốc và khi nở hoa sẽ có hình dáng giống với đuôi chuột. Cây sẽ thường dừng phát triển tại chiều cao 20cm và được sử dụng như cây trang trí khá nhiều
2.2. Peperomia ferreyrae
Đây là một loại cây có thể tìm thấy ở một số bể thủy sinh hoặc hòn non bộ của Việt Nam với đặc điểm là lá bản nhỏ, dài, mọng nước, nhiều lá đính thành vòng tròn xung quanh thân cây có cấu trúc tựa như cỏ lau. Tuy nhiên có 2 loại peperomia ferreyrae trong đó có 1 loại khá nhạy cảm và không chịu được ngập úng, do đó khi tưới nước cần cân nhắc lượng vừa đủ cũng như trong chậu nên có lỗ thoát nước riêng biệt.
2.3. Peperomia ruscifolia
Đây là một trong những cây thuộc chi peperomia có chiều cao lớn nhất. Do đặc thù mọc hoang ở các sa mạc nên peperomia ruscifolia phải tự thúc đẩy chiều cao để tránh đi lượng nhiệt hắt lên từ mặt cát làm cạn lượng nước tích trữ ít ỏi của cây. Ruscifolia được đánh giá là có khả năng quang hợp mạnh nhất trong họ peperomia với màu lá xanh thẫm, kết cấu vòm và có cấu trúc nhẵn mịn như da người. Tuy nhiên cũng có nhiều giống cây peperomia ruscifolia được ươm trong nhà và có chiều cao khoảng 30 tới 40cm phục vụ cho mục đích trang trí.
2.4. Peperomia caperata russo
Giống với peperomia caperata, russo có hình dạng lá xanh tròn đặc trưng xuất hiện nhiều ở các ấn phẩm, sản phẩm khác nhau. Khác biệt duy nhất ở đây là lá của russo có 2 màu xanh thẫm và đỏ thẫm ở hai mặt trên dưới. Peperomia caperata russo chịu lạnh khá kém tuy nhiên tại điều kiện thích hợp nó có thể kéo dài tuổi thọ của mình lên tới tận vài năm. Do đó russo cũng được tận dụng như một cây trang trí phổ biến.
Xem thêm: Tìm hiểu chu sa là gì? Chu sa là thần dược hay độc tố chết người?
3. Cách trồng các loại câu peperomia
Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta sẽ cần chú ý tới các yếu tố work247 liệt kê sau đây:
3.1. Đất trồng
Những cây này thường có một hệ thống rễ nhỏ, mạng lưới rễ dài, nông, rộng khiến các loại chậu trong nhà là mỗi trường lý tưởng cho chúng phát triển và sinh sôi. Đất thích hợp nhất cho những cây này là hỗn hợp gồm 50 phần trăm rêu than bùn và 50 phần trăm đá. Trộn sỏi mịn vào đất cũng là một biện pháp hợp lí giúp rễ cây này có thể tối ưu hóa lượng không khí cần thiết để phát triển mạnh. Đồng thời nhờ vào mạng lưới rông mà chúng sẽ tự tìm kiếm thức ăn và phát triển mà không cần quá nhiều đất.
Khi được trồng trong nhà, cây peperomia phát triển nhanh và ổn định hơn khi được trồng dưới đất. Tuy nhiên không cần phải thay chậu thường xuyên vì bản chất cây peperomia không cần quá nhiều chất dinh dưỡng do đó chỉ cần một lượng phân bón vừa đủ trong một khoảng thời gian dài cũng đủ khiến cây của bạn phát triển. Đặc biệt hơn peperomia cũng có thể được trồng trên đỉnh rêu ẩm.
Tất nhiên không phải loại peperomia nào cũng ưa thích không gian trong nhà, có nhiều giống cây thích nghi và phát triển rất tốt khi được trồng ngoài trời.
Người ta tin rằng peperomia đầu tiên là giống cây cộng sinh giống như hoa lan mọc trên cây và bạn vẫn có thể tìm thấy các bản hóa thạch cấu trúc của cây trên các cây khác.
3.2. Ánh sáng thích hợp
Nếu bạn đang trồng peperomia như một chậu cây cảnh trồng trong nhà, thì nên tránh đặt chúng ở những nơi cực kỳ nắng hoặc trong những khu vực cực kỳ tối. Cây peperomia được thuần giống để trồng trong nhà đã không còn những đặc tính khắc nghiệt như khi còn ở ngoài sa mạc, do đó môi trường quá sáng hoặc quá tối đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Peperomia thậm chí còn có thể tiến hành quang hợp được dưới ánh đèn huỳnh quang, chính điều này đã làm cho chúng trở thành một lựa chọn lý tưởng cho văn phòng và nhiều khu vực làm việc khác nhau.
3.3. Nhiệt độ ổn định
Nhiệt độ lý tưởng để peperomia có thể phát triển nên được giữ trong khoảng từ 55 đến 75 độ. Hầu hết các giống cây phát triển theo hướng thương mại đều có khả năng sống tốt trong bất kỳ độ ẩm nào. Nếu bạn nhận thấy bụi tích tụ trên lá, thì bạn có thể sử dụng bình phun sương nhanh để giúp loại bỏ bụi, hoặc dùng khăn ướt với bề mặt mịn để lau lá. Một lời cảnh báo là peperomia không thể thích nghi với nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc lạnh vì vậy nếu bạn muốn chậu cây phát triển bình thường thì nên đặt chúng ở những nơi có nhiệt độ hợp lí
3.4. Hạn chế tưới quá nhiều nước
Vì được trồng trong nhà nền peperomia sẽ sinh trưởng tốt nhất khi nước được tưới từ rễ của nó. Bạn phải chắc chắn lượng nước của lần tưới trước đã được hấp thụ hết hoặc thoát hết ra ngoài. Đất của cây phải khô trước khi bạn tưới nước lại cho nó. Do đó, nếu bạn đang trồng nó như một cây trồng trong nhà hãy tưới đủ nước 1 lần trong khoảng 7 đến 10 ngày. Điều quan trọng, đặc biệt là trong mùa đông, cần tránh tưới nước vào các bộ phận ngoài rễ vì cây sẽ dễ bị chết lạnh.
Vào cuối mùa xuân, nên tưới nước nhẹ từ phần đỉnh cây xuống để loại bỏ những bụi bẩn đã tích tụ trong suốt mùa đông
3.5. Lượng phân bón vừa đủ
Cây peperomia của bạn sẽ phát triển mạnh khi được bón phân thường xuyên bằng phân bón 20-20-20 nitơ, kali và sắt. Pha loãng phân bón của bạn
với tỉ lệ 50 phân bón 50 nước và tưới nó hai tuần một lần trong suốt mùa xuân và mùa hè. Giảm tỷ lệ tưới nước xuống một lần một tháng vào mùa thu và mùa đông. Hãy cẩn thận đừng để nước được hòa phân bón bám trên lá vì nó sẽ rất dễ làm thối lá và hỏng cây. Chính vì vậy khi pha phân bón với nước thì việc áp dụng nó quanh rễ cây chính là lựa chọn tối ưu nhất.
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về peperomia là cây gì? cách để chăm sóc cây peperomia sao cho hợp lí. Mong rằng đây sẽ trở thành những mẹo, kinh nghiệm bỏ túi cho các bạn hỗ trợ đắc lực trong việc chăm sóc cây trong tương lai.
453 0