Tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Kinh Đô
Theo dõi work247 tạiKinh Đô còn được biết đến như là ông hoàng của ngành bánh kẹo tại Việt Nam. Mọi người đã không còn xa lạ gì với cái tên Kinh Đô này nữa. Nhưng để có được thành công như ngày hôm nay, Kinh Đô đã có những chiến lược kinh doanh như thế nào? Cùng mình đến với bài viết sau để tìm hiểu và phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Kinh Đô nhé.
1. Giới thiệu chung về Kinh Đô
1.1. Về công ty
Kinh đô là một trong những công ty lớn của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bánh kẹo và một số thức ăn nhẹ khác. Hiện nay, trong các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Kinh Đô được xếp vào hàng cao nhất khi là một trong những công ty có lợi nhuận lớn.
Các sản phẩm của công ty trong 7 năm liền được người tiêu dùng Việt đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhắc đến Kinh Đô, chúng ta thường nghĩ ngay đến bánh trung thu Kinh Đô, hay bánh quy OREO,... Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải dài trên khắp các tỉnh thành trong cả nước với nhiều nhà phân phối và các điểm bán lẻ. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm của Kinh Đô còn được xuất khẩu sang các thị trường các nước khác.
1.2. Các mục tiêu chiến lược của công ty
Về cổ đông, mục tiêu của Kinh Đô không chỉ là đạt được lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn phải đạt được hiệu quả tốt trong quản trị rủi ro, điều này góp phần làm cho tất cả cổ đông cảm thấy an tâm hơn với các khoản đầu tư của mình vào công ty.
Đối với các đối tác, tạo ra giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng là mục tiêu được Kinh Đô đặt lên hàng đầu. Mục tiêu này được thực hiện bằng cách đảm bảo lợi nhuận thu được của công ty một cách hợp lý thông qua các sản phẩm và dịch vụ đầy sáng tạo. Không chỉ đáp ứng đúng xu hướng của người tiêu dùng, chúng tôi còn đáp ứng mong muốn của khách hàng.
Bên cạnh đó, Kinh Đô cũng đặt ra mục tiêu cho người tiêu dùng. Đó là việc tạo ra những sản phẩm tiện dụng và phù hợp cho người tiêu dùng, trong đó bao gồm các loại thực phẩm thông thường, đồ dùng thiết yếu, hay các thực phẩm chức năng và đồ uống. Để luôn dẫn đầu thị trường thực phẩm Kinh Đô cung cấp thực phẩm an toàn, thơm ngon, bổ dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho mọi người.
2. Các hoạt động chiến lược kinh doanh của Kinh Đô
2.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Công ty Kinh Đô đặc biệt chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng bất cứ bộ phận nào mà là sự kế hợp của các phòng ban và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Hoạt động nghiên cứu phát triển của Kinh Đô được triển khai khá đa dạng, bao gồm:
- Nghiên cứu, sản xuất những sản phẩm mới, từ khâu cơ bản là sơ chế nguyên vật liệu, đến chế biến, định hình đến khâu đóng gói, và bảo quản sản phẩm.
- Nghiên cứu giải pháp cải tiến chất lượng, kiểu dáng, bao bì sản phẩm.
- Nghiên cứu việc sản xuất sản phẩm trên hệ thống dây chuyền mới được đầu tư hoặc dự kiến đầu tư.
2.2. Về quản trị marketing
Để đạt được thành công như ngày nay, Kinh Đô đã dày công xây dựng và triển khai các chiến lược marketing hỗn hợp 4P một cách hiệu quả cho các sản phẩm của mình.
2.2.1. Về sản phẩm (Product)
Nói đến thương hiệu Kinh Đô, chỉ nói đến sản phẩm là chưa đủ, Kinh Đô không chỉ chú trọng đến sản phẩm mà còn chú trọng đến nhiều yếu tố khác nhằm tạo nên bản sắc riêng biệt của thương hiệu Kinh Đô.
Đầu tiên, phải nói đến là bánh trung thu của Kinh Đô. Sản phẩm này luôn được chú trọng đến các yếu tố truyền thống để tạo nên giá trị cốt lõi và sự khác biệt so với các sản phẩm khác của các thương hiệu khác. Mọi người luôn đánh giá cao hương vị truyền thống. Các sản phẩm truyền thống được người Việt Nam ưa chuộng có thể kể đến như đậu xanh, thập cẩm, khoai môn, nước cốt dừa, hạt sen, trà xanh,...
Bên cạnh đó, Kinh Đô đã tạo nên điểm khác biệt cho riêng mình trong chiến lược marketing nữa là USP (hay còn gọi là Unique Selling Proposition). Đây là sử dụng công nghệ hiện đại vào trong các khâu kỹ thuật chế biến và các phương thức pha chế sản phẩm phụ gia. Nhờ đó, các loại bánh trung thu của Kinh Đô luôn có mùi vị rất đặc biệt và hấp dẫn người tiêu dùng. Chính vì vậy, Kinh Đô đã đạt được nhiều thành tựu lớn một phần nhờ chiến lược này.
2.2.2. Về giá (Price)
Giá cũng là một phần chiến lược của Kinh Đô. Đây được gọi là chiến lược định giá sản phẩm hay các chương trình chiết khấu. Nắm bắt, hiểu rõ được nhu cầu của người tiêu dùng, Kinh Đô đã cho ra đời với nhiều sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với sản phẩm đó. Kinh Đô có từ dòng bánh bình dân với giá cả phù hợp túi tiền cho đến cả các sản phẩm cao cấp dành cho các khách hàng có nhu cầu.
Phía công ty không có chương trình giảm giá nào sau trung thu và việc giảm giá này chỉ dành cho các đại lý - đây chính là một điểm đặc biệt của Kinh Đô.
Bên cạnh việc định giá sản phẩm với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, các chương trình chiết khấu của Kinh Đô cũng rất đa dạng, hấp dẫn đối với khách hàng cũng như cho các đại lý bán hàng. Theo thống kê, việc Kinh Đô chiết khấu cho các nhà bán lẻ có doanh số cao hơn so với các đối thủ khác đã giúp Kinh Đô mở rộng bán hàng rất nhanh. Đây là chiến lược định giá dựa trên giá trị mà khách hàng cảm nhận được từ sản phẩm của công ty.
2.2.3. Về phân phối (Place)
Mở rộng hệ thống phân phối khắp cả nước cũng là một chiến lược marketing hiệu quả của Kinh Đô.
Hệ thống phân phối của Kinh Đô được đánh giá cao nhất trong số các công ty sản xuất bánh kẹo tại thị trường Việt Nam. Kinh Đô sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các cửa hàng Kinh Đô Bakery, siêu thị và công ty Cổ Phần Kinh Đô Miền Bắc, cũng như thông qua các đối tác đồng minh chiến lược, với hơn 200 nhà phân phối mạnh, chuỗi 30 cửa hàng Kinh Đô Bakery, gần 120.000 điểm bán, 30.000 điểm bán kem và sản phẩm từ sữa,… Hệ thống phân phối Kinh Đô đã có bước chuyển mình rõ rệt trên toàn lãnh thổ Việt Nam với sự phục vụ của hơn 1.800 nhân sự bán hàng. Từ đó, tạo cho người tiêu dùng có niềm tin lớn vào Kinh Đô.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp và tìm mua các sản phẩm của Kinh Đô ở khắp các cửa hàng tạp hóa, siêu thị trên cả nước. Điều này cho thấy rõ chiến lược marketing của Kinh Đô đã đạt được hiệu quả cao.
2.2.4. Về xúc tiến (Promotion)
Giá của các sản phẩm bánh kẹo của Kinh Đô thường có mức giá cao so với mặt bằng chung, vì kiểu dáng bắt mắt, thơm ngon và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Kinh Đô cũng đã rất thành công khi thu hút khách hàng bằng cách tạo ra các chương trình khuyến mãi, đặc biệt hấp dẫn và thu hút được nhiều khách hàng. Như “Mua 1 tặng 1”, “Giảm giá 30%” hay “Giảm giá 50%”,... Với mức chiết khấu lớn, Kinh Đô đã hỗ trợ khách hàng mua hàng với số lượng lớn, đặc biệt là 2 loại bánh cao cấp và bình thường với số lượng từ 5 hộp trở lên.
Như vậy, khi nói đến chiến lược kinh doanh của Kinh Đô, ta thấy công ty đã triển khai nhiều chiến dịch kinh doanh đa dạng, phong phú. Mong rằng, trong tương lai Kinh Đô sẽ xây dựng và phát triển thêm nhiều chiến lược kinh doanh hơn nữa để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng và góp phần làm tăng doanh thu bán hàng cho các sản phẩm của Kinh Đô.
1491 0