Mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh - Chia sẻ kiến thức

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 24-10-2024

Trong quá trình kinh doanh, hay ở bất cứ dự án, chương trình, kế hoạch nào của doanh nghiệp doanh nghiệp thì cũng cần phải đặt ra mục tiêu cụ để làm kim chỉ nam cho các hoạt động trong công việc. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này để biết được cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh hiệu quả nhất.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh

1.1. Giải đáp mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh là gì? 

Mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh là những điều mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian ngắn (ngày, tuần, tháng). Mục tiêu ngắn hạn phải là nền tảng, là cơ sở để hướng tới những mục tiêu dài hạn và định hướng của doanh nghiệp. 

Giải đáp mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh là gì
Giải đáp mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh là gì

Việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được những công việc cần thực hiện trong thời gian đó để hướng tới sự thành công. Sau thời gian thực hiện công việc, mục tiêu ngắn hạn cũng chính là công cụ để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty. 

Để hiểu rõ hơn về những trường hợp cần đặt mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh, hãy cùng work247.vn theo dõi ở phần 1.2 của bài viết. 

1.2. Khi nào cần đặt mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh?

1.2.1. Doanh nghiệp mới thành lập

Với những doanh nghiệp mới thành lập, việc kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Việc đặt ra những mục tiêu ngắn hạn là vô cùng cần thiết để kiểm soát tốt hoạt động trong công ty. Ví doanh nghiệp mới như một đứa bé đang bắt đầu tập đi quả là không sai. Ban đầu phải vịn vào tường để bước từng bước, sau đó mới có thể tự bước và dần dần bước những bước dài hơn và vững chãi hơn. 

Trong thời gian đầu, doanh nghiệp sẽ bị tác động, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Những mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp họ có thể bước được từng bước nhỏ trên thị trường. 

Khi nào cần đặt mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh
Khi nào cần đặt mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh

Họ sẽ thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh trong công ty có ổn định hay không. Nếu doanh thu không đạt được như mong muốn hoặc thua lỗ thì cần tìm hiểu nguyên nhân và có những biện pháp can thiệp kịp thời. 

Khi đặt ra những mục tiêu ngắn hạn, họ cũng có thể thay đổi trong quá trình thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn, tránh những rủi ro, lãng phí về nguồn nhân lực, tiền bạc, thời gian. 

1.2.2. Mục tiêu cho từng dự án

Nếu doanh nghiệp thường xuyên có nhiều chương trình, dự án công việc trong một năm thì nên đặt mục tiêu cho từng dự án theo từng thời điểm. Vì đặc điểm của mỗi dự án là khác nhau, nếu thống nhất chung một mục tiêu thì rất khó để đánh giá cụ thể, hoặc việc đánh giá sẽ không có tính chính xác cao. 

Đặt mục tiêu ngắn hạn khi doanh nghiệp có nhiều dự án
Đặt mục tiêu ngắn hạn khi doanh nghiệp có nhiều dự án

1.2.3. Hỗ trợ, bổ sung cho mục tiêu dài hạn

Việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn còn hướng tới mục đích hỗ trợ, bổ sung cho các mục tiêu dài hạn trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Nếu có mục tiêu chi tiết, rõ ràng, các phòng ban sẽ dễ dàng thực hiện hơn theo định hướng công ty đưa ra. Đứng trước một mục tiêu nhỏ, chắc chắn người thực hiện sẽ thực hiện và đạt được kết quả cao hơn. 

Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh xe máy mới thành lập từ năm 2024 đặt ra mục tiêu tới cuối năm 2024 bán được 10.000 sản phẩm ra thị trường (mục tiêu dài hạn). Để làm được điều này, họ đã chia nhỏ mục tiêu, trong 6 tháng đầu năm 2024, mỗi tháng sẽ có mục tiêu là 1.000 sản phẩm; 6 tháng cuối năm năm 2024, mỗi tháng sẽ có mục tiêu là 1.200 sản phẩm,... Việc có một mục tiêu ngắn hạn rõ ràng sẽ giúp cho những người quản lý có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu quả thực hiện công việc. 

Để chứng minh cho sự hiệu quả của việc đặt ra mục tiêu ngắn hạn. Một giáo sư đã đưa ra một cuộc nghiên cứu thực tế trên các sinh viên đại học và cho ra kết quả đáng kinh ngạc. 

Mục tiêu ngắn hạn hỗ trợ và bổ sung cho mục tiêu dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn hỗ trợ và bổ sung cho mục tiêu dài hạn

Giáo viên cho cùng một bài luận cho ba lớp học. Lớp thứ nhất, giáo viên yêu cầu sinh viên có thể làm bất cứ lúc nào và nộp vào cuối kỳ. Lớp thứ hai, giáo viên yêu cầu sinh viên có thể nộp lần một vào giữa kỳ và lần hai vào cuối kỳ, với những bạn nộp không đúng hạn sẽ bị trừ điểm. Lớp thứ ba, giáo viên yêu cầu các bạn nộp bài theo ba đợt (tuần 3, tuần 6 và tuần 12). Kết quả của cuộc nghiên cứu, điểm của lớp thứ ba xếp thứ nhất. 

Và còn rất nhiều các cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đặt ra mục tiêu ngắn hạn trong việc hướng tới mục tiêu chung, mục tiêu tổng thể. 

Xem thêm: Tổng hợp tất tần tật những kỹ năng chuyên môn của Sale trong CV 

2. Làm thế nào để có mục tiêu ngắn hạn phù hợp? 

- Xác định thời gian

Người lên kế hoạch cho mục tiêu ngắn hạn phải nắm rõ các thông tin về tình hình doanh nghiệp, mục tiêu tổng thể, những mong muốn cải thiện, phát triển để đưa ra một khoảng thời gian cụ thể cho mục tiêu ngắn hạn - có thể là theo tuần, theo tháng hoặc một khoảng thời gian nhất định. 

- Chia nhỏ mục tiêu 

Khi đã xác định được thời gian thì người lập kế hoạch cần cân, đo, đong đếm một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu này cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mong muốn của nhà quản trị, sự cân xứng với mục tiêu dài hạn, bối cảnh công ty, thị trường và khách hàng. 

Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu nhỏ
Chia nhỏ mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu nhỏ

Các mục tiêu đưa ra đều phải đảm bảo được các yếu tố: có khả năng thực hiện, có thể đo lường, có thời gian cụ thể, thực tế và có thể đánh giá. 

- Đặt ra mục tiêu cho từng phòng ban, bộ phận, cá nhân

Khi đã có một mục tiêu chung thì từng phòng ban, nhân viên cũng cần có một mục tiêu cụ thể, rõ ràng. các mục tiêu này cần phải thống nhất, dựa trên mục tiêu chung và hướng tới mục tiêu chung. Từ đó, thành công của một cá nhân sẽ góp phần làm nên thành công của cả doanh nghiệp. 

Mỗi cá nhân đều phải có một nhiệm vụ rõ ràng, theo đó để thực hiện, không phải thực hiện các công việc ngoài lề, không hiệu quả, tốn thời gian. Các cá nhân cũng không gặp phải trường hợp “cha chung không ai khóc” mà sẽ cùng nhau cố gắng để hoàn thành mục tiêu. 

- Đánh giá tiến độ

Việc đặt ra các mục tiêu nhỏ cũng giúp cho nhà quản trị có thể dễ dàng đo lường mức độ hiệu quả của quá trình thực hiện công việc. Việc kiểm ra, đánh giá cần phải diễn ra thường xuyên để nắm bắt được năng suất lao động của các nhân viên, đội ngũ trong công ty. Bên cạnh đó sẽ có những biện pháp khen thưởng, thúc đẩy tinh thần phù hợp để cải thiện hiệu quả làm việc cho các kỳ tiếp theo. 

Thường xuyên theo dõi và đánh giá tiến độ hoàn thành mục tiêu
Thường xuyên theo dõi và đánh giá tiến độ hoàn thành mục tiêu

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh ghi điểm 

3. Các ví dụ thực tế về mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh

Tăng giá sản phẩm lên 2% trong vòng 3 tháng cuối năm, phục vụ cho dịp tết nguyên đán.

Cải thiện thêm lưu lượng truy cập trên website công ty lên 10.000 lượt/ tuần. 

Triển khai chương trình quà tặng cho sản phẩm mới với 1.000 khách hàng trong 2 tuần. 

Tăng số lượng bài đăng trên mạng xã hội lên tới 20 bài/ tuần. 

Như vậy, khi đặt mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh, thời gian ngắn hạn thường chỉ ở trong khoảng dưới 3 tháng tới một tuần. Các doanh nghiệp có thể áp dụng cách thiết lập mục tiêu ngắn hạn để ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh. Mong rằng bài viết này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc thiết lập mục tiêu ngắn hạn trong kinh doanh trong doanh nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3840 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT