Kỹ năng chuyên môn giáo viên và những điều không thể bỏ qua
Theo dõi work247 tạiTrong cuộc đời mỗi con người, “chuyến đò” tri thức là nơi mà chúng ta ai cũng phải đi qua. Những người lựa chọn trở thành người “lái đò” mang danh xưng thầy cô đã thực hiện công việc cao quý ấy mỗi ngày. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô cũng cần có cho mình những kỹ năng cần thiết nhất định. Vậy kỹ năng chuyên môn giáo viên là gì? Những tố chất mà các thầy cô giáo cần có? Cùng tìm hiểu về điều này ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao giáo viên cần có cho mình những kỹ năng riêng biệt?
Mỗi ngành nghề, mỗi con đường sự nghiệp thì đều có những đặc điểm và tính chất riêng biệt. Kỹ năng chuyên môn dường như là một điều không thể thiếu khi bạn làm bất cứ một công việc gì và tất nhiên trong đó có cả nghề giáo viên. Thậm chí đây còn là một ngành nghề mang những đặc trưng riêng và cần đến những chuẩn mực mà ít ngành nghề nào có.
1.1. Môi trường làm việc đặc biệt
Từ xưa đến nay, sư phạm luôn được coi là một môi trường làm việc mà ở đó những người thầy cô cần có những quy chuẩn nhất định. Trong môi trường này, giảng dạy và mang con chữ đến với học sinh là công việc thường ngày học phải làm. Việc có cho mình những chuyên môn kiến thức về sư phạm là một điều mà bất cứ một thầy cô nào cũng phải học tập và rèn luyện cho mình.
Giáo dục là một môi trường với những biến động không ngừng. Sự đổi mới trong kiến thức, những kỹ năng sáng tạo mới mẻ để giờ học trở nên thu hút hơn, cách thức để có thể làm việc trong môi trường đặc biệt này,... Tất cả đều cần đến những kỹ năng chuyên môn hỗ trợ. Nếu ví người giáo viên là những người lái đò thì kỹ năng chuyên môn giáo viên chính là những chiếc mái chèo giúp cho con thuyền tri thức đi đến được nhiều nơi với nhiều thế hệ học sinh hơn.
1.2. Điều kiện cần thiết để thực hiện công việc
Kỹ năng là một trong những yếu tố không thể thiếu dù bạn đang làm bất cứ một công việc nào. Để công việc giảng dạy có thể diễn ra thì việc học tập, rèn luyện những kỹ năng liên quan là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi thầy cô. Thử tưởng tượng nếu bạn không có những kỹ năng cơ bản về giảng dạy và những kiến thức chuyên môn cụ thể thì bạn làm sao có thể thực hiện tốt được công việc của mình.
Xem thêm: Hồ sơ xin việc giáo viên tiểu học gồm những gì, cách viết thế nào?
1.3. Yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin việc
Khi muốn tìm kiếm cơ hội việc làm với ngành nghề giáo viên, các ứng viên sẽ phải chuẩn bị cho mình một CV ấn tượng chất lượng cùng một bộ hồ sơ xin việc để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh các phần quan trọng về mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm bản thân thì kỹ năng chuyên môn giáo viên cũng là một yếu tố đóng góp vai trò quan trọng tạo nên giá trị của chiếc CV đó.
Thể hiện và trình bày được những kỹ năng của mình sẽ tạo ra lợi thế to lớn để bạn có cơ hội trở thành một cô giáo, thầy giáo trong tương lai. Chính vì thế đừng bỏ qua những kỹ năng quan trọng để có cho mình bí quyết viết CV thật ấn tượng. Vậy những kỹ năng chuyên môn giáo viên là gì?
Xem thêm: [Chia sẻ] Hồ sơ xin việc giáo viên chuẩn hiện nay có những gì?
2. Kỹ năng chuyên môn giáo viên không thể bỏ qua
2.1. Kỹ năng về việc nắm chắc phương pháp giảng dạy
Khi được đào tạo trở thành giáo viên, những sinh viên sư phạm sẽ được học tập về các kiến thức chuyên môn liên quan đến việc giảng dạy. Trên thực tế, tất các môn học, cấp bậc thì đều có những phương pháp riêng được tuân thủ theo chương trình giáo dục. Việc nắm chắc các bước trong phương pháp dạy học là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người giáo viên. Đó là tiền đề để người giáo viên có thể phát triển các kỹ năng khác giúp cho giờ học trở nên hiệu quả hơn.
Nếu thầy cô giáo không nắm vững kỹ năng năng này thì việc giảng dạy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể đến những ảnh hưởng tiêu cực do việc dạy sai phương pháp dẫn đến sự sai lệch khi truyền đạt kiến thức sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho cả một thế hệ tương lai.
Ngược lại, một người giáo viên nắm chắc những phương pháp giảng dạy sẽ góp phần thúc đẩy công việc phát triển thuận lợi, học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chính xác hơn. Phương pháp giảng dạy cũng sẽ giúp đỡ thầy cô trở thành người có năng lực chuyên môn vững chắc. Tạo điều kiện thuận lợi để họ phát triển hơn nữa trong sự nghiệp trồng người của mình.
2.2. Kỹ năng liên quan đến việc giảng dạy
Đây là những kỹ năng giúp người giáo viên có thể thực hiện công việc truyền tải những tri thức, những phương pháp giảng dạy hiệu quả đến học sinh của mình.
2.2.1. Kỹ năng giao tiếp trong môi trường sư phạm
Không giống với những môi trường khác, môi trường giáo dục là nơi rất coi trọng các giá trị chuẩn mực. Các môn học đào tạo về tác phong nghề nghiệp, chuẩn mực ngôn ngữ,... luôn được các giảng viên nhắc nhở và truyền tải đến sinh viên của mình ngay từ khi còn ngồi dưới giảng đường đại học. Tất nhiên, sự giao tiếp trong môi trường đặc biệt này là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần đảm bảo những quy chuẩn riêng.
Hàng ngày, giáo viên không chỉ giao tiếp với học sinh qua các bài học mà còn phải ứng xử với rất nhiều tình huống giao tiếp và đa dạng các đối tượng khác nhau (đồng nghiệp, phụ huynh,...). Kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường sư phạm cũng là rất cần thiết.
Với mỗi đối tượng, giáo viên sẽ phải có cho mình một phong cách giao tiếp phù hợp để vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp vừa giữ gìn những chuẩn mực đúng với tác phong sư phạm của mình.
2.2.2. Kỹ năng đứng lớp và giảng dạy
Giảng dạy là công việc chủ đạo và nó chiếm phần lớn thời gian làm việc trong một ngày tại trường học của một người giáo viên. Chính vì vậy, kỹ năng chuyên môn giáo viên và đứng lớp để giảng dạy là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất cứ ai đang theo đuổi công việc này cũng cần có cho mình.
Kỹ năng này sẽ bao gồm phong thái tự tin trong giao tiếp, đảm bảo các chuẩn mực về cách ăn nói và ứng xử với học sinh trong giờ học. Kỹ năng truyền tải kiến thức cho học sinh và mang kiến thức đến gần hơn với thế hệ tương lai. Nếu bạn là một người mới vào nghề và chưa có nhiều kỹ năng về đứng lớp thì bạn có thể rèn luyện từ những bước cơ bản như tự nói chuyện trong gương về bài học, tuân thủ đúng theo trình tự trong giáo án đã được thực hiện,... để có thể xây dựng kỹ năng này cho mình từng ngày nhé.
2.3. Những kỹ năng liên quan khác trong công việc của giáo viên
Ngoài những kỹ năng quan trọng mà work247.vn nhắc ở trên thì kỹ năng chuyên môn giáo viên còn được thể hiện qua các khía cạnh khác.
2.3.1. Kỹ năng nắm bắt và đổi mới sáng tạo
Giáo dục là một lĩnh vực luôn có những biến động không ngừng. Việc nhạy bén nắm bắt những đổi mới kịp thời sẽ giúp người giáo viên chủ động hơn trong công việc của mình. Có một điều chắc chắn rằng, dù thực hiện công việc giáo dục và đào tạo con người nhưng không đồng nghĩa với việc kết thúc quá trình học tập của chính mình. Giáo viên cũng cần phải học hỏi không ngừng để có thể phù hợp với thời đại, tiếp tục cho những sứ mệnh cao cả của mình trên con đường sự nghiệp.
2.3.2. Kỹ năng tin học văn phòng
Thời đại công nghệ phát triển, việc có cho mình những chuyên môn nhất định về công nghệ thông tin là điều vô cùng cần thiết. Những kỹ năng này sẽ hỗ trợ tối đa cho công việc của bạn, giúp những bài giảng của bạn trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn. Đây cũng là một lợi thế khi bạn có ý định xin việc và trở thành một “nhà giáo” trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những kỹ năng chuyên môn giáo viên dành cho bạn. Hy vọng bạn đã tìm cho mình được những thông tin hữu ích sau khi đọc xong. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và luôn vững tâm với sự nghiệp cao cả của mình nhé!
1617 0