Đi tìm câu trả lời cho: CMS là gì? Thông tin hữu ích cần bỏ túi
Theo dõi work247 tạiRất nhiều người chưa nắm được thuật ngữ CMS là gì đâu nhé! Nếu bạn cũng đã có thắc mắc này và muốn tìm câu trả lời cho bản thân thì cùng bài viết này đồng hành ngay. Đọc toàn bộ thông tin chia sẻ trong bài viết để hiểu hơn về CMS và thấy được tầm quan trọng của nó với website của các doanh nghiệp hiện nay nhé!
1. Giải nghĩa khái niệm CMS là gì? Vai trò
Bạn đang không hiểu thuật ngữ CMS là gì? Bạn muốn tìm hiểu về ý nghĩa của nó? CMS được viết tắt từ những chữ cái đầu trong một cụm từ tiếng Anh đầy đủ là Content Management System để chỉ đến hệ thống quản trị nội của cho một website bất kỳ hiện nay. CMS với chức năng chính là thực hiện hiện việc điều khiển đối với tất cả các hoạt động của website về thông tin, nội dung trên đó.
Những nội dung được đăng tải lên website có thể là video, hình ảnh, tin tức, thông tin liên hệ, danh mục,... tất cả đều được CMS vận hành và điều khiển. Không những thế, nhờ CMS mà người dùng còn có thể tiến hành chỉnh sửa những thông tin và nội dung khác nhau trên website của mình để thay đổi các hiển thị cho giao diện và nhiều thao tác thực hiện phức tạp hơn với website đó nhé!
Trong việc điều khiển và vận hành của một website, CMS có vai trò vô cùng quan trọng với những chức năng mà nó mang đến cho người dùng như:
+ Thứ nhất, chức năng tạo và lưu trữ đối với nội dung trên website của bạn.
+ Thứ hai, hỗ trợ việc chỉnh sửa, thêm vào nội dung mới hoặc bớt đi những nội dung không cần thiết cho trang web.
+ Thứ ba, chức năng hỗ trợ việc chuyển và tiến hành chia sẻ nội dung trên trang.
+ Thứ tư, chức năng trong việc quản lý và phân quyền cho những người dùng truy cập vào website của bạn.
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, việc cài đặt CMS cho website là rất quan trọng để đảm bảo về quá trình vận hành doanh nghiệp được thuận lợi, trơn tru nhất. Hơn thế nữa, cũng nhờ CMS mà doanh nghiệp của bạn sẽ khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hơn, đưa thương hiệu tạo sức ảnh hưởng lớn hơn đến khách hàng đó nhé!
Xem thêm: Việc làm quản trị website
2. Lý do khiến bạn cần sử dụng đến CMS là gì?
Đọc phần thông tin trên của bài viết này bạn cũng nhận thấy được tầm quan trọng của CMS. Hơn thế nữa nó còn mang đến nhiều lợi ích cho người dùng là cá nhân hay doanh nghiệp. Điều này khiến bạn nhất định phải sử dụng nó cho website của mình với 3 lý do chính sẽ được chia sẻ chi tiết và cụ thể dưới đây:
2.1. Biến trang web của bạn thành kênh Marketing hiệu quả
CMS có vai trò cực to lớn trong việc đẩy thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường, hay nói một cách đơn giản thì nhờ có CMS mà trang web của bạn trở thành một kênh marketing cực kỳ hiệu quả và hữu ích đó nhé!
Trên trang web của bạn, công ty có thể thực hiện nhiều phương thức tiếp thị khác nhau như email marketing, content,... để thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng tiềm năng, tạo hiệu quả tốt hơn cho việc quảng bá thương hiệu, cũng như kinh doanh hiệu quả hơn trên thị trường.
2.2. Hỗ trợ cập nhật nội dung thông tin
Một trong những hình thức tiếp thị phổ biến nhất thị trường hiện nay mà mang đến tính hiệu quả cao đó chính là content marketing. Chình vì vậy, CMS như một công cụ thúc đầy không nhỏ cho chiến dịch content marketing của doanh nghiệp triển khai trở lên hiệu quả hơn rất nhiều.
Thông qua việc đưa CMS vào sử dụng cho website của bạn, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo nội dung mới, cũng như chỉnh sửa nội dung thông tin cũ cực đơn giản, nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi với thao tác thực hiện cực kỳ đơn giản đó nhé!
Sử dụng CMS còn có tính năng lưu trữ đối với các bản nháp chưa được hoàn thành, giúp bạn có thể sử dụng lại hoặc tiếp tục công việc của mình đơn giản hơn. Không những thế, CMS giúp quản lý, kiểm soát đối với việc truy cập, tự động xuất bản nội dung, thêm vào trang các hình ảnh và video… để tiếp thị hiệu quả nhất đến khách hàng của mình.
2.3. Đảm bảo về tính nhất quán cho công ty của bạn
Website của bạn sử dụng CMS sẽ giúp việc xây dựng nội dung và chỉnh sửa chúng được thực hiện một cách cực dễ dàng. Đặc biệt hơn nó còn cho phép nhiều người dùng khác nhau cùng thực hiện việc chỉnh sửa trên cùng một giao diện đó nhé!
Nhờ vậy mà quản lý được thực hiện một cách nhất quán, tiết kiệm hơn về mật thời gian, chi phí, cũng như nguồn nhân lực của doanh nghiệp cho công việc.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp là gì?
3. Chia sẻ về hoạt động của CMS
Khi tìm hiểu CMS là gì các bạn còn cần nắm được thông tin về hoạt động của nó. Việc xây dựng một trang web cho doanh nghiệp, hay các trang web của cá nhân thì người dùng đều phải thực hiện theo 2 bước đó là:
+ Bước 1: Tiến hành việc xác lập đối với giao diện bên ngoài frontend, đây chính là giao diện hiển thị cho người dùng, khách hàng nhìn thấy.
+ Bước 2: Quản lý hệ thống bên trong website backend, chính là quyền truy cập vào hệ thống để tiến hành thêm mới, chỉnh sửa nội dung, thông tin theo mong muốn của doanh nghiệp.
Thông qua việc sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: JavaScript, CSS (cho frontend) và JavaScript, PHP, Python (cho backend) để thực hiện 2 bước như trên đã nói đến.
Tuy nhiên, nhờ có CMS mà quy trình thực hiện 2 bước ở trên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể tiến hành xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt web, nhờ vậy mà bạn có thể sử dụng content editor chỉnh chửa hoặc tạo bài viết mới, xuất bản thông tin cho trang web giản lược hơn rất nhiều.
Ngoài ra, ứng dụng CMS còn giúp hệ thống website có thể chèn được nội dung mà không nhất định phải truy cập vào máy chủ trực tiếp. Chỉ cần giao diện quản lý được cài đặt sẵn trên máy là có thể chỉnh sửa một cách nhanh chóng.
4. Hiện nay CMS được phân loại như thế nào?
Hiện nay, CMS được phân thành 3 loại, cụ thể như sau:
+ CMS open source nó còn có tên gọi khác là CMS mã nguồn mở. Đây được đánh giá là một hệ thống quản trị website dễ sử dụng nên nó khá phổ biến hiện nay. Ưu điểm của loại này đó chính là có đầy đủ các tính năng cần thiết cơ bản nhất như quản lý bài viết, quản lý tài khoản, quản lý trang web, cấu hình, tag hay các liên kết,... ngay sau khi nó được cài đặt lên máy chủ của doanh nghiệp.
+ CMS loại tự xây dựng, tự code hay dùng Framework. Đây là loại mà người dùng phải tự tiến hành code toàn bộ cho website của mình. Nhược điểm của nó khiến công việc tốn thời gian hơn, việc cài đặt cũng trở lên khó khăn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp yêu thích loại CMS này đó chính là có thể tùy chọn giao diện với thiết kế phù hợp và ứng ý nhất theo ý muốn của mình.
+ CMS bị tính phí, nó chính là loại mà khi sử dụng người dùng phải bỏ tiền để mua bản quyền của nó. Người dùng có thể sử dụng nhiều tính năng nâng cấp hơn và dễ dàng thực hiện mọi thao tác sửa lỗi, vận hành hệ thống hay nâng cấp nó,... Hơn thế nữa, nó còn hoạt động ổn định hơn và cung cấp nhiều tính năng riêng biệt cực hấp dẫn với người dùng đó nhé!
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?
Trên đây là toàn bộ thông tin về 3 loại CMS trên thị trường hiện nay. Ngoài ra thì có thể nhắc đến một số CMS phổ biến và thông dụng được sử dụng nhiều như: CMS WordPress, CMS Magento, CMS Typo3, CMS Joomla, CMS Opencart, CMS Drupal và CMS Dotclear.
Tóm lại, bài viết này không chỉ giúp bạn có câu trả lời cho CMS là gì mà còn giúp bạn bỏ túi được lượng thông tin cực kỳ hấp dẫn liên quan đến CMS đó nhé! Hy vọng với kiến thức từ bài viết trên, các bạn sẽ vận dụng và đưa CMS vào website của mình để kiểm soát và vận hành website hiệu quả nhất nhé!
1135 0