Corporate affairs là gì? Các điều cơ bản về corporate affairs
Theo dõi work247 tạiCorporate affairs là gì? Có ý nghĩa ra sao đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về corporate affairs cũng như cách mà corporate affairs ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
1. Hiểu chính xác hơn về corporate affairs là gì?
Là một thuật ngữ tiếng anh, khi được dịch ra thì “corporate affairs” có ý nghĩa là chỉ các việc làm, những sự vụ của một công ty.
Nếu giải thích như trên thì vẫn sẽ khá là khó hiểu đối với nhiều người. Thế nhưng, về bản chất thì bạn có thể hiểu corporate affairs chính là tất cả những công việc liên quan tới truyền thông của doanh nghiệp. Phạm vi của nó sẽ bao trùm cả truyền thông nội bộ, truyền thông bên ngoài, quan hệ với chính phủ hay PR cùng với các chính sách liên quan tới cộng đồng khác.
Một cách nôm na thì corporate affairs chính là sự liên kết các bộ phận với nhau để tạo nên một hệ thống truyền thông ổn định, hiệu quả và đem lại sự phát triển thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Vị trí này thường xuất hiện nhiều ở những doanh nghiệp, công ty lớn, ví dụ như Pepsi ở Việt Nam vậy,...
Hay chính xác hơn thì corporate affairs sẽ chịu trách nhiệm với những bối cảnh xung quanh và có sự tác động tới doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Mô tả công việc Content Marketing - Vị trí làm gì bạn biết không?
2. Ý nghĩa của corporate affairs với sự phát triển của doanh nghiệp
Có trách nhiệm với những bối cảnh có sự ảnh hưởng tới tình hình hoạt động và đi lên của doanh nghiệp. Vậy, cụ thể thì corporates có sự tác động như thế nào tới quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp hiện nay?
2.1. Mang tính bối cảnh rộng rãi
Với sự phát triển của công nghệ thì mọi thông tin đều sẽ được đăng tải và tiết lộ một cách công khai. Trong mỗi doanh nghiệp, các bộ phận đều sẽ có sự liên quan, gắn kết với nhau. Chính vì thế mà các bên cần có sự giải thích một cách cụ thể với mỗi thông tin được đăng tải và được tiếp nhận.
Điều này tạo nên một sự gắn kết mang tính bền vững hơn rất nhiều. Nhất là đối với cổ đông của công ty, doanh nghiệp.
2.2. Là yếu tố liên kết mang tính nền tảng
Một doanh nghiệp sẽ tồn tại với 3 yếu tố đó là lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và trí tuệ của nhân viên. Để một doanh nghiệp phát triển nhanh, mạnh và lâu dài thì một sự liên kết các yếu tố này là rất cần thiết. Và corporate affairs chính là vị trí có khả năng để thực hiện được điều đó.
Nhất là khi doanh nghiệp bạn thực hiện các sự chuyển đổi thì việc thích ứng với một môi trường mới hoàn toàn khác biệt thực sự không hề đơn giản. Và chẳng có một thế lực nào có thể tạo nên sự ổn định cho doanh nghiệp ở thời điểm này tốt hơn vai trò của corporate affairs.
2.3. Khẳng định vai trò của nhà lãnh đạo trong việc kết nối
Mỗi một bộ phận đều sẽ có một người lãnh đạo. và mỗi một người sẽ có những ý kiến, quan điểm riêng đối với những chiến lược phát triển mà công ty đề ra. Và sự thống nhất, củng cố các yếu tố để tạo thành một khối là yêu cầu mang tính bức thiết để có thể vượt qua được những thử thách. Đồng thời, thể hiện được vai trò, vị trí của người lãnh đạo.
Xem thêm: [Đôi nét] Bạn cần nắm về bản mô tả công việc Giám Đốc Nhà Máy
2.4. Sự thay đổi về cán cân quyền lực, mở rộng bối cảnh
Nếu như để ý thì bạn sẽ nhận thấy rằng các bối cảnh ảnh hưởng tới việc kinh doanh đã có sự thay đổi một cách rõ ràng trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp đang dần có sự dịch chuyển cũng như thay đổi quan điểm trong việc hướng tới các bên liên quan đến việc kinh doanh nhiều hơn thay vì tập trung để làm “hài lòng” các vị cổ đông.
Sự thay đổi này tập trung cho những chiến lược mang tính dài hạn hơn, nhất là khi nó tác động một cách tích cực tới lợi nhuận. Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại thì những bên liên quan đang dần có tiếng nói hơn, họ có thể quan sát và nắm bắt một cách khá chính xác về tình hình hoạt động của công ty. Đây chính là sự thay đổi mang tính mấu chốt với việc thay đổi cán cân quyền lực vốn dĩ đã bị nghiêng về một phía từ khá lâu trong cách thức hoạt động truyền thống.
Và corporate affairs chính là yếu tố tạo nên sự thay đổi cũng như thực hiện sứ mệnh đó. Những bối cảnh xung quanh và có sự liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp sẽ là trách nhiệm của người đảm nhận vị trí này. Công nghệ cho phép họ tạo ra sự liên kết, truyền tải thông tin, kết nối và tạo nên sự cộng hưởng với nhau.
Tất nhiên, mọi thứ sẽ chỉ hiệu quả khi 3 yếu tố nền tảng của doanh nghiệp là lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và trí tuệ được o9orn định và phát huy đúng lúc, đúng cách và đúng việc. Do đó mà corporate affairs sẽ cần phải đủ khả năng và năng lực để chịu trách nhiệm cho trọng trách được gánh trên vai của mình.
3. Yếu tố nào giúp cho corporate affairs phát huy được khả năng?
Để corporate affairs trong doanh nghiệp có thể thực hiện tốt vai trò và ý nghĩa của mình thì điều này sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản: thứ nhất là những vấn đề của chính doanh nghiệp và thứ hai là khả năng của người đảm nhận corporate affairs.
3.1. Yếu tố từ chính doanh nghiệp
Để có thể thúc đẩy sự hiệu quả của doanh nghiệp thì việc hiểu rõ được chiến lược cũng như mục tiêu hướng đến của doanh nghiệp là rất cần thiết. Chỉ khi bạn xác định được đúng những điều sẽ tạo nên sự ảnh hưởng của doanh nghiệp như vị thế hay chỗ đứng thì bạn mới biết được mình cần phải làm gì. Những yếu tố nào có khả năng thúc đẩy tới kết quả kinh doanh sẽ là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời.
Các nghiên cứu hay những cuộc khảo sát được thực hiện đều cho thấy rằng sự hạn chế của các doanh nghiệp trong việc thu hút được những yếu tố bên ngoài hay các bên liên quan tới hoạt động kinh doanh là rất ít. Ở thời điểm hiện tại thì một sự thay đổi là rất cần thiết để việc xây dựng một bối cảnh mới có thể được thuận lợi hơn. Và đó chính là ở bản thân của những nhà lãnh đạo trong công ty.
3.2. Tố chất cần có ở một nhà lãnh đạo và corporate affairs
Vậy, một nhà lãnh đạo cũng như corporate affairs cần có những kỹ năng và tố chất ra sao?
- Sự am hiểu về kinh doanh và tài chính
Là một người lãnh đạo, nếu không có sự hiểu biết về vấn đề kinh doanh cũng như tình hình tài chính thì bạn sẽ khó mà có thể đưa ra được các nhận định hay phán đoán.
- Sự dũng cảm và khả năng độc lập
Dũng cảm đưa ra các quan điểm cá nhân, dũng cảm tiếp nhận các thách thức và sự liên kết với bên ngoài. Đây là điều cần có để các bối cảnh xung quanh có thể được kết nối và tạo ra sự ảnh hưởng.
- Khả năng phán đoán
Trước mỗi sự dịch chuyển hay mỗi một giai đoạn được thực hiện thì nhà lãnh đạo cần có khả năng phán đoán. phán đoán về những rủi ro có thể xảy ra, là về lợi ích thương mại hay danh tiếng của doanh nghiệp. Tất cả đều cần được nêu ra để có biện pháp ứng phó kịp thời nhất.
- Khả năng lãnh đạo
Với vai trò một nhà lãnh đạo, bạn cần thể hiện được khả năng lãnh đạo của mình với nhóm, bộ phận hay toàn công ty. Sự nhìn nhận đúng người, đúng khả năng, đúng việc là rất cần thiết. Cùng với đó chính là tạo nên hiệu quả chung cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Sự đo lường
Việc đo lường sẽ dựa trên khả năng cung cấp số liệu và các dữ kiện, thông tin liên quan của bạn. Từ đó có thể tổng hợp để đưa ra các phân tích, đánh giá nahwfm thúc đẩy sự phát triển chung.
Xem thêm: Trao quyền là gì? Giải đáp những vấn đề xoay quanh trao quyền
Trên đây chính là toàn bộ các thông tin chi tiết về corporate affairs. Hy vọng các bạn đã hiểu được corporate affairs là gì và tác động của nó tới doanh nghiệp ra sao.
3068 0