Kiểm toán năng lượng là gì? Quy trình kiểm toán năng lượng
Theo dõi work247 tạiNếu là một người quan tâm đến lĩnh vực này, bạn sẽ biết đây là chủ đề nóng hổi thu hút được nhiều sự quan tâm lớn. Trong chính sách của nhà nước về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” cũng có phần trọng điểm là kiểm toán năng lượng. Bài viết này hãy cùng work247.vn tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé.
1. Kiểm toán năng lượng là gì?
Các bạn có thể hiểu đơn giản, kiểm toán năng lượng là một quy trình giám sát, kiểm tra, đồng thời phân tích các nguồn năng lượng để duy trì năng lượng cho một tòa nhà, một quy trình của doanh nghiệp, của hệ thống, của tòa nhà,... Mục đích chung của việc kiểm toán năng lượng là giúp giảm năng lượng đầu vào hệ thống nhưng vẫn đảm bảo ổn định cho toàn bộ quá trình, xây dựng được các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn.
Đặc biệt, nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bạn sẽ biết rõ hơn về những lợi ích của việc kiểm toán năng lượng này. Trong công nghiệp, kiểm toán năng lượng giúp giảm thiểu năng lượng cung cấp, nhưng vẫn giúp ổn định duy trì toàn bộ bộ máy hoạt động, giúp cải thiện được công suất lao động, sức khỏe con người, an toàn cho môi trường sống và làm việc của lao động.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi nơi đều áp dụng một quy trình kiểm toán năng lượng giống nhau. Quy trình này có thể thay đổi dựa trên những phạm vi công tác được đề xuất, cũng như các trang thiết bị cần kiểm toán. Chi tiết các bước của quy trình kiểm toán các bạn hãy theo dõi tại mục 4 của bài nhé!
Xem thêm: Việc làm kiểm toán
2. Bản chất và mục tiêu của kiểm toán năng lượng là gì?
Sau khi đã hiểu bản chất của thuật ngữ kiểm toán năng lượng là gì, chắc hẳn bạn cũng đã nắm rõ được bản chất của quy trình này. Bản chất của nó đơn giản được hiểu là, tất cả những giải pháp tập trung vào việc tìm ra cơ hội để tiết kiệm năng lượng và khai thác tiềm năng cải thiện hiệu quả của năng lượng đó.
Dựa theo đó, kiểm toán năng lượng hướng tới những mục tiêu chính là phải đưa ra được những kết quả rõ ràng và định lượng được các tiêu chí sau đây:
+ Định lượng mức tiêu thụ các năng lượng cần thiết. Xác định xem loại năng lượng nào là cần thiết cho quá trình sản xuất, năng lượng nào không cần hoặc không thật sự cần thiết có thể giảm tải được. Tính toán rõ mức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hợp lý.
+ Vạch ra những tồn tại chưa ổn trong quá trình quản lý cũng như sử dụng các năng lượng. Trong một quy trình sản xuất, chắc chắn sẽ còn tồn đọng những vấn đề về việc sử dụng năng lượng hợp lý, sau khi tiến hành xác định được mức năng lượng cần thiết, bạn sẽ đưa ra những mặt chưa ổn của quá trình để xử lý kịp thời.
+ Đề xuất thêm các quy trình cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng của các năng lượng đó. Quy trình cải thiện chắc chắn không thể thiếu khi làm kiểm toán năng lượng, bởi khi đưa ra những tồn đọng của vấn đề, bạn phải hướng tới một cách giải quyết nó.
+ Xây dựng được một bản đánh giá chi tiết về chi phí bỏ ra, những lợi ích và giải pháp hữu hiệu khi đầu tư các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để tiết kiệm được năng lượng đó chính là việc sử dụng các công nghệ mới cho phù hợp.
Trên đây là bản chất của quá trình kiểm toán năng lượng cũng như những mục tiêu cần đạt được trong quá trình đó. Nếu bạn là một người đảm nhiệm vai trò trong quy trình kiểm toán này, chắc chắn bạn sẽ phải nắm vững được mục tiêu việc làm đó để hoàn thiện nó một cách chính xác và hợp lý.
Xem thêm: [Giải mã] những vấn đề xoay quanh hồ sơ kiểm toán bạn cần biết!
3. Phân loại các quy trình trong kiểm toán năng lượng
Kiểm toán năng lượng là một tên gọi chung nhất về cả quá trình. Thật ra, bên trong quy trình tổng quan đó còn được phân loại thành những quy trình nhỏ hơn.
Cụ thể đó là:
3.1. Kiểm toán sơ bộ
Kiểm toán sơ bộ, hay bạn còn được nghe đến với thuật ngữ chuyên ngành là Walk Through Assessment. Nôm na về quy trình này bạn có thể hiểu là hoạt động khảo sát thoáng qua toàn bộ quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Mục đích của kiểm toán sơ bộ chính là nhận diện và xác định nhanh các vấn đề, đồng thời đánh giá nhanh các tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các thiết bị tiêu thụ chính trong hệ thống.
Đúng như tên gọi của nó, bạn sẽ không đi sâu vào phân tích chi tiết các thiết bị ở quy trình đầu tiên này. Nhiệm vụ của bạn chỉ là tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng một cách tổng quan. Tuy nhiên, theo như đánh giá, thông thường ở quy trình kiểm toán sơ bộ này, có thể phát hiện ra tới hơn 70% cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống. Đây quả là một con số tương đối lớn đúng không nào!
3.2. Kiểm toán năng lượng tổng thể
Kiểm toán năng lượng tổng thể, hay còn gọi là Energy Survey and Analysis trong thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh. Kiểm toán năng lượng tổng thể này là quá trình hoạt động khảo sát, thu thập và phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng (trong cả quá khứ và tính đến hiện tại).
Từ quá trình thu thập và phân tích đó, đi sâu vào việc phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng ở mức chi tiết hơn. Bởi vì, quá trình này đã có sự so sánh trước và sau, đã có tiềm năng cơ hội tìm ra ở kiểm toán sơ bộ, và hơn nữa là có đánh giá chi tiết các trang thiết bị kỹ thuật.
3.3. Kiểm toán năng lượng chi tiết
Kiểm toán năng lượng chi tiết hay được biết đến với thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh là Detailed Analysis of Capital Intensive Modifications. Ở trong giai đoạn này, vẫn thực hiện tiếp tục các công việc thu thập, khảo sát, tiến hành sâu hơn vào phân tích kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu thêm về các mặt kinh tế, tài chính,... nhằm mục đích đưa ra một hoặc một vài giãi pháp hữu hiệu.
Xem thêm: Mô tả công việc kiểm toán nhà nước chi tiết và đầy đủ nhất
4. Quy trình chi tiết về kiểm toán năng lượng
Từ việc phân bổ công việc trong kiểm toán năng lượng, xây dựng định hình nên một quy trình hoàn thiện, bao gồm 10 bước sau đây bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Lập kế hoạch. Bước này sẽ xác định ra mục đích của việc kiểm toán, đồng thời phân chia khu vực kiểm toán (nếu cần thiết), lựa chọn thêm thành viên tham gia các quy trình, liệt kê các thiết bị cần kiểm toán.
Bước 2: Khảo sát sơ bộ toàn bộ tình hình vận hành của các trang thiết bị
Bước 3: Thu thập toàn bộ dữ liệu cần thiết, ghi chép thống kê từ các phòng ban, …
Bước 4: Vận hành thử nghiệm, để đo đạc các thông tin bổ sung cần thiết
Bước 5: Tính toán để cân bằng việc sử dụng năng lượng và hiệu suất của máy móc
Bước 6: Nhận dạng những vấn đề tiêu thụ cần được cải thiện
Bước 7: Xác định các thủ tục vận hành và bảo dưỡng thiết bị (nếu có), xác định mức tiết kiệm năng lượng có thể đạt được
Bước 8: Xác định về các vấn đề kinh tế, tài chính, có thể cải thiện được khi thực hiện tiết kiệm năng lượng, chi tiết về đầu tư các phương pháp tân tiến (Các cải thiện có chi phí nhỏ)
Bước 9: Xác định các cải thiện về tài chính lớn hơn, nghiên cứu đầu tư các giải pháp có khả năng hoàn vốn (Các cải thiện có chi phí lớn)
Bước 10: Chuẩn bị bản báo cáo, các đề xuất, tóm tắt thực tế, đưa ra một chương trình hành động rõ ràng để thực hiện
Trên đây là 10 bước chung nhất về quá trình kiểm toán năng lượng bạn có thể tham khảo. Các thành viên tham gia vào quy trình này không phải đảm nhiệm tất cả các bước như trên, họ có thể chỉ đảm nhiệm một hay một vài đầu việc có liên quan tới nhau, tùy theo sự sắp xếp của quản lý.
5. Vai trò của kiểm toán năng lượng
Để chốt lại bài viết, work247.vn sẽ liệt kê ra vai trò mà kiểm toán năng lượng mang lại:
+ Quy trình này được đánh giá là bước đi đầu tiên trong toàn bộ dự án tiết kiệm năng lượng nói chung, nó sẽ phục vụ cho các công việc sau này.
+ Kiểm toán năng lượng có thể đem lại các giải pháp hợp lý giúp tối ưu lại năng lượng sử dụng, giải pháp cho tiết kiệm ngân sách toàn bộ công ty.
+ Kiểm toán năng lượng sẽ được lặp lại thường xuyên để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình Quản lý năng lượng bền vững.
Trên đây là tất cả các thông tin lý giải về kiểm toán năng lượng là gì, cũng như xác định cho các bạn về mục tiêu, vai trò và quy trình của kiểm toán năng lượng. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bạn hiểu và nắm rõ hơn về lĩnh vực này.
740 0