CV cho vị trí quản lý - Cách viết “dễ ợt” dù bạn là ứng viên mới

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Ngày đăng: 18-05-2024

Mặc dù tất cả các mẫu CV đều dựa trên một khung sườn cố định, song không phải tất cả đều giống nhau. Đương nhiên một CV cho vị trí quản lý cũng sẽ khác biệt với một CV xin việc đơn thuần. Vậy sự khác biệt đó ở đâu? Làm sao để tạo được một CV cho vị trí quản lý gây được sự ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cùng đi tìm cách viết với bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Trước khi bắt đầu viết CV cho vị trí quản lý cần tìm hiểu gì?

1.1. Nắm bắt về thông tin tuyển dụng quản lý

Nắm bắt về thông tin tuyển dụng quản lý
Nắm bắt về thông tin tuyển dụng quản lý

Có lẽ nói thông tin tuyển dụng là nguồn tham khảo tốt nhất dành cho bạn để viết CV xin việc cũng như chuẩn bị mọi thứ hoàn thành cho quá trình xin việc của bản thân. Đặc biệt với vị trí quản lý lại không hề đơn giản, bạn là “sếp” chứ không phải “dân thường”. Nhà tuyển dụng sẽ có sự đồi hỏi nhiều hơn về kinh nghiệm thực tiễn, năng lực và ưu tiên với những gì liên quan trực tiếp tới công việc. 

Tất nhiên, với một tin tuyển dụng của bất kỳ công ty nào bạn cũng có thể thấy được thông tin họ cung cấp tới bạn từ dữ liệu mô tả công việc, yêu cầu, quyền lợi. Đôi khi là gợi ý về hồ sơ xin việc hoàn chỉnh dành cho vị trí quản lý, cách thức nộp hồ sơ ra sao và ai sẽ là người tiếp nhận về hồ sơ của bạn. Do đó hãy đọc thật kỹ càng để nắm bắt được mọi thứ để bắt đầu đừng nên chỉ lướt qua. 

1.2. Tìm hiểu về công việc và nhà tuyển dụng

Tìm hiểu về công việc và nhà tuyển dụng
Tìm hiểu về công việc và nhà tuyển dụng

Bạn cần biết rằng nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên của mình thật sự hiểu về công ty và vị trí quản lý mà bạn ứng tuyển chứ không riêng gì về các yêu cầu cần đáp ứng cơ bản. Vậy nên, khi mẫu CV xin việc quản lý của bạn thể hiện được những kiến thức về các khía cạnh này tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn có sự thu hút. Điểm này đôi khi còn là cách mà bạn đánh bật được những ứng viên đáp ứng đầy đủ yêu cầu, kinh nghiệm nhưng lại hiểu về công ty và công việc quá ít đó. 

Bên cạnh đó, bạn còn là một người quản lý và cách thể hiện CV xin việc cũng không nên quá sơ sài, thiếu sót yếu tố nhấn mạnh. Việc tìm hiểm thông tin về công ty cũng có thể nắm bắt ở rất nhiều nguồn khác nhau những yếu tố quan tâm bạn nên tìm hiểu về người phụ trách tuyển dụng, lĩnh vực hoạt động công ty là gì, văn hóa công ty ra sao hãy như vấn đề công ty đang gặp phải,...Cùng đó là việc bạn cần tìm hiểu về vị trí quản lý của công ty, điều mà công ty đang cần tới về vị trí. 

Xem thêm: Việc làm quản lý hành chính

1.3. Nắm chắc được về bố cục trình bày CV cho vị trí quản lý

Nắm chắc được về bố cục trình bày CV cho vị trí quản lý
Nắm chắc được về bố cục trình bày CV cho vị trí quản lý

Một CV sáng tạo và theo xu hướng mới tất nhiên đó là điều tốt. Tuy nhiên, bạn cần hiểu được về bố cục cụ thể truyền thống của một CV quản lý ra sao từ đó biết được đâu sẽ là yếu tố nên và đâu là yếu tố không nên thay đổi. Vì nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ thân thuộc và mong muốn ứng viên biết cách điều phối linh hoạt CV truyền thống. 

Như vậy, một CV xin việc cho vị trí quản lý sẽ có bộ cục bao gồm các thông tin sau: thông tin cá nhân ứng viên, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, sở thích,...Hơn nữa để giúp bạn hình dung được cụ thể nhất về thông tin cần cung cấp cho bố cục thì hãy cùng nắm bắt về cách viết ngay dưới đây. 

Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý không phải ai cũng biết

2. Cách viết CV cho vị trí quản lý nắm chắc cơ hội trúng tuyển

Công việc hàng ngày của nhà tuyển dụng đó chính là đọc và sàng lọc CV, hồ sơ xin việc của ứng viên. Mà bạn lại đang có mong muốn ứng tuyển vào một vị trí cao hơn, mức độ cạnh tranh vô cùng lớn và yêu cầu chọn lọc cũng khắt khe hơn rất nhiều. Vậy làm sao để có thể tạo được một hình ảnh tốt cho bản thân ngay từ lần đầu gửi CV tới nhà tuyển dụng? Làm sao để CV của bạn có sự nổi bật so với hồ sơ của hàng trăm ứng viên quản lý khác? Đặc biệt là về thông tin cung cấp ra sao để nhà tuyển dụng đưa ra một lời mời phỏng vấn thay vì một email từ chối CV. 

2.1. Thông tin cá nhân là điều cần thiết

Thông tin cá nhân là điều cần thiết
Thông tin cá nhân là điều cần thiết

Đây sẽ luôn là phần quan trọng và cần tới sự trình bày chính xác, cụ thể, ngắn gọn nhất mở đầu cho CV, qua đó giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được bạn là ai. Vui lòng cung cấp thông tin đầy đủ về họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, và địa chỉ email một cách chuyên nghiệp nhất. Đặc biệt đối với địa chỉ, đó sẽ điểm mà nhà tuyển dụng căn đếm trước về thời gian, giờ giấc của bạn có thật sự phù hợp với công việc hay không. 

2.2. Mục tiêu kinh nghiệm là thước đo đánh giá 

Bạn có thể đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng và xem xét về việc CV của bản thân có xứng đáng để giữ lại và có sự nổi bật hơn với ứng viên khác hay không. Hơn nữa bạn đang ứng tuyển một vị trí cao cấp thuộc bộ phận cấp trên mục tiêu nghề nghiệp sẽ là điều mà nhà tuyển dụng nhắm tới khi xem CV của bạn. 

Tốt nhất là mục tiêu đưa ra nên thể hiện được sự tham vọng, nhìn thấy được một con đường tiến tới cụ thể. Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hoặc dài hạn và đừng bao giờ đưa ra chung chung nhà tuyển dụng cần bạn thể hiện rõ nét hơn về bản thân. Tránh sự khuôn khổ dập khuôn để đem lại được giá trị tốt nhất cùng sự đánh giá tốt nhất từ phía nhà tuyển dụng. 

Ví dụ như: Mục tiêu ngắn hạn “6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý, 2 năm giữ vị trí quản lý khách sạn tôi tự tin mình đảm nhận tốt được công việc”. Mục tiêu dài hạn “5 năm tới phấn đấu tiến tới vị trí giám đốc quản lý đóng góp sức mình cho công ty”. 

2.3. Tóm tắt được về sự nghiệp kinh nghiệm cho vị trí “sếp” 

Tóm tắt được về sự nghiệp kinh nghiệm cho vị trí “sếp”
Tóm tắt được về sự nghiệp kinh nghiệm cho vị trí “sếp” 

Thông thường CV sẽ là theo kiểu “liệt kê” về các thành tích đó là điểm mấu chốt đơn thuần cần có. Bạn chỉ cần đưa ra thông tin về tôi đã từng có sáng kiến cho việc tiết kiệm công ty là bao nhiêu tiền, thu nhập có tối có mức tăng theo định kỳ, tôi đã quản lý đội nhóm với nhiều ý tưởng và thực hiện dự án đó tốt ra sao,...Có thể nhà tuyển dụng cầm CV xin việc vị trí quản lý của bạn và chú ý tới đoạn mô tả kinh nghiệm thành tích đạt được đó. 

Tuy nhiên, đối với CV của vị trí người quản lý thì lại cần có điểm khác biệt hơn. Không nên quá tập trung về thành tích mà cần có sự lồng ghép “bóng gió” để nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn để đạt được thành tích và hướng tới sự thành công. Đặc biệt điều đó tạo sự hấp dẫn nhà tuyển dụng, nhấn mạnh bạn là người có khả năng tổ chức. 

Bên cạnh đó nhà tuyển cũng có thể là vị sếp tương lai của bạn và luôn mong muốn được hiểu rõ về bạn hơn. Vì vậy mà tạo một CV ngoài thay lời giới thiệu cũng cần đảm đảo liệt kê thành tựu đúng hướng. 

Ví dụ trình bày ngắn gọn, xúc tích như:

“Công ty TNHH AHGC (6/2024 - 5/2024)

Vị trí chuyên viên bán hàng

- Tiếp thị cho các sản phẩm giúp thúc đẩy doanh số từ 20 % lên 50 %.

- Lãnh đạo nhóm bán hàng gồm 10 người.

- Thúc đẩy để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

- Tiết kiệm về ngân sách kinh doanh.”

Trình bày kinh nghiệm nên có sự lưu ý về việc thời gian gần nhất rồi tới xa nhất, các thành tựu đạt được tiêu biểu nhất và công việc mang tính gắn bó nhất. Đừng vì không chú ý mà trình bày ngược gây mất điểm khi nhà tuyển dụng đánh giá nhé. 

Việc làm quản lý điều hành

2.4. Để nhà tuyển dụng nhận thấy được kỹ năng của bạn 

Để nhà tuyển dụng nhận thấy được kỹ năng của bạn
Để nhà tuyển dụng nhận thấy được kỹ năng của bạn 

Nhà quản lý sẽ luôn cần có một nền tảng kiến thức hoàn hảo và kỹ năng kỹ thuật chuyên nghiệp đi kèm vì họ sẽ là người có trách nhiệm đem lại lợi nhuận tránh các tổn thất cho công ty. Hơn nữa khả năng quyết định, cân đối tài chính, dự bị ngân sách cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng sẽ vô cùng quan trọng. 

Bạn hãy liệt kê các kỹ năng của mình một cách cụ thể hơn, gắn liền với vị trí:

+ Sự nhạy bén, linh hoạt trong công việc kinh doanh.

+ Tư duy phán đoán, đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề.

+ Có khả năng lãnh đạo và thúc đẩy đội ngũ quản lý.

+ Nắm bắt được lập các kế hoạch, tổ chức và giám sát các chiến dịch tiếp thị.

+ Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và làm việc đa nhiệm vụ. 

Các kỹ năng bạn đưa ra khi có sự phù hợp sẽ là động lực tốt nhất giúp bạn có thể thúc đẩy tới sự lớn mạnh của công ty. Điều đó cũng là nhân tố quyết định cho kết quả của buổi phỏng vấn sau đó, bộ kỹ năng hoàn chỉnh đó là mẹo. 

2.5. Thêm một chút về trình độ học vấn của bản thân 

Thêm một chút về trình độ học vấn của bản thân
Thêm một chút về trình độ học vấn của bản thân 

Một tầm bằng cử nhân cũng sẽ là một điều kiện cần thiết dành cho vị trí quản lý. Bởi có những môi trường làm việc sẽ có yêu cầu nhất định dành cho ứng viên về tốt nghiệp chuyên ngành nào đó hoặc chứng chỉ đi kèm thì mới có thể tham gia. Hãy đưa vào CV cho vị trí quản lý về mục trình độ học vấn riêng biệt này, một cách ngắn gọn để nhà tuyển dụng biết về nền tảng học vấn bao gồm về chứng chỉ, trình độ, trường, thời gian theo học cụ thể, loại tốt nghiệp. 

Ngoài ra bạn cũng cần có sự đảm bảo về các thông tin khác như: sở thích, chứng chỉ, các hoạt động tham gia, dự án từng thực hiện và người tham chiếu để giúp CV cho vị trí quản lý hoàn hảo nhất. Các danh mục này bạn có thể viết một cách khá dễ dàng không quá khó, nếu bạn có thể đặt tiêu đề tốt thì hãy nên đưa vào còn không thì hãy bỏ trống. 

Việc làm quản lý điều hành tại hà nội

3. Bật mí tuyệt chiêu giúp CV cho vị trí quản lý gây ấn tượng nhất

Chú ý tới từng chi tiết nhỏ và thể hiện một cách linh hoạt đó là điều giúp bạn tạo được điểm nhấn với nhà tuyển dụng ngay từ khi chưa tiếp xúc trực tiếp.

3.1. Chọn được định dạng phù hợp nhất cho CV 

Chọn được định dạng phù hợp nhất cho CV
Chọn được định dạng phù hợp nhất cho CV 

Bởi vị trí mà bạn tham gia là vị trí thuộc bộ phận cấp cao của công ty vậy nên việc chọn đúng định dạng và nắm được đâu sẽ là điều cần liệt kê trong CV xin việc vị trí quản lý là rất cần thiết. Thông thường mẫu CV “timeline” sẽ được sử dụng nhiều nhất và nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy sự quen thuộc phù hợp với mọi cá nhân. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định ứng tuyển cho vị trí quản lý thì mẫu định dạng đó bạn nên tham khảo dành cho mình. 

3.2. Đừng bao giờ trình bày dài và có lỗi

CV cho vị trí quản lý sẽ cần thể hiện được sự tự tin và thành tích một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó còn là tuyệt đối không có lỗi chính tả hay như ngữ pháp vì đó sẽ thể hiện việc bạn là một người cẩu thả, thiếu trách nhiệm với công việc. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không mong chờ điều đó từ một ứng viên, vậy nên hãy rà soát lại nhiều lần hơn về CV xin việc khi hoàn tất đôi khi có thể nhờ những người cạnh mình để kiểm tra. 

3.3. Lựa chọn mẫu CV xin việc quản lý tốt hơn

Việc mà bản thân bạn lựa chọn được một mẫu CV đúng chuẩn và tạo được sức hút không quá khó nhưng cũng không phải là dàng. Đặc biệt với sự hiện đại và bùng nổ internet hiện nay việc tìm kiếm mẫu CV có thể bắt gặp bất kỳ đâu nhưng đúng với chuyên ngành thì bạn cần tìm hiểu ngay với work247.vn nhé. Tại đây sẽ có những mẫu CV giúp bạn ứng tuyển cho nhiều vị trí quản lý khác nhau, tạo được điểm cộng với nhà tuyển dụng. 

Bởi vậy bạn đừng ngần ngại mà truy cập ngay với work247.vn để thiết kế cho mình một mẫu CV online của riêng mình nhé. Hy vọng bài viết trên đây cũng đã giúp bạn hiểu hơn về cách viết một mẫu CV cho vị trí quản lý hoàn hảo nhất.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4888 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT