Mẹo tạo CV xin việc Designer - chìa khóa mở cánh cửa việc làm
Theo dõi work247 tạiTrong những năm trở lại đây, ngành thiết kế càng ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình đối với hầu hết mọi lĩnh vực hiện nay. Từ giải trí, văn hóa, giáo dục cho đến kinh tế, xã hội và việc làm, thiết kế đều có mặt và hỗ trợ tích cực. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng designer cùng với nhu cầu tìm việc làm vị trí cũng tăng cao. Vậy làm thế nào để ứng viên và nhà tuyển dụng có thể tìm thấy nhau? Đó chính là thông qua CV xin việc Designer. Hãy cùng tìm hiểu về cách viết CV này qua bài viết dưới đây!
1. Những đặc trưng cơ bản về nội dung của một CV xin việc designer
CV xin việc designer cũng sẽ có những đặc điểm chung như các CV thuộc ngành nghề khác như: thông tin liên hệ, trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm và các thông tin liên quan. Tuy nhiên chi tiết khi viết các nội dung này, các bạn bắt buộc phải làm bật lên được những phần chuyên môn chuyên ngành của bạn để được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
1.1. Thông tin liên hệ của designer
Đối với phần thông tin liên hệ, các bạn nêu rõ chính xác các thông tin của mình như: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email, vị trí ứng tuyển. Chú ý ở đây, email sử dụng phải là email có tên nghiêm túc, phục vụ cho công việc, bạn nên có cách đặt gắn liền tên bạn và từ định danh ngành thiết kế. Ví dụ: nhnhung.designer@gmail.com hoặc des_hongnhung@gmail.com.
Kế đó là phần về trình độ chuyên môn. Không phủ nhận rằng nhiều designer là những tay trái rẽ ngang, tuy nhiên không phải vì thế mà phần trình độ chuyên môn bạn chỉ nêu về tấm bằng đại học chả liên quan đến ngành thiết kế. Thay vào đó thì các bạn nên ghi kèm thêm chứng chỉ về thiết kế, còn nếu bạn đã tốt nghiệp chính quy từ chính các ngành thiết kế của các trường đại học này thì hãy ghi thật đầy đủ bao gồm và niên khóa và loại tốt nghiệp. Ví dụ:
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội, loại Khá, niên khóa 2024 - 2024.
1.2. Kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trên CV
Tiếp theo là phần nội dung quan trọng nhất trên CV xin việc designer của bạn. Phần này bắt buộc bạn phải nêu ra tất cả các kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về thiết kế của bạn, càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Đối với vị trí designer hiện nay có khá nhiều loại như thiết kế website, thiết kế bao bì, thiết kế app, thiết kế logo, … Vị trí tuyển dụng của bạn cần tuyển thiết kế trong lĩnh vực nào thì bạn sẽ trọng tâm nêu về những kỹ năng liên quan đó. Ví dụ, bạn ứng tuyển vị trí nhân viên thiết kế bao bì thì các bạn cần nêu những kỹ năng cần thiết đến lĩnh vực thiết kế đó như: kỹ năng thiết kế đồ họa, thiết kế 2D, kỹ năng UI UX, kỹ năng nhận diện thương hiệu, …
Ngoài ra, yếu tố đặc biệt của việc thiết kế là việc sử dụng các công cụ và phần mềm thiết kế hỗ trợ, vì vậy bạn cũng nên đề cập đến điều này trong CV ứng tuyển vị trí designer của bạn. Chẳng hạn:
- Thành thạo các phần mềm thiết kế: Photoshop, Illustrator, Indesign, Sketchup, …
- Thành thạo các thiết bị thiết kế: wacom, bút vẽ điện tử, …
- Thành thạo các máy móc hậu thiết kế (hỗ trợ in ấn)
Cũng trong phần kỹ năng này, ngoài chuyên môn thì các bạn cũng nên nêu ra cả những kỹ năng mềm có thể phục vụ tốt cho công việc của một nhà thiết kế. Bởi lẽ bạn không chỉ làm việc một mình mà thiết kế vốn gắn liền với rất nhiều các nhiệm vụ và bộ phận khác trong một doanh nghiệp. Có thể kể đến những kỹ năng mềm đó là:
- Kỹ năng teamwork
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng điều phối công việc
- Kỹ năng làm việc độc lập
- …
Sau đó là phần kinh nghiệm, đây cũng là phần ghi điểm của bạn đối với nhà tuyển dụng trên một CV xin việc designer. Vậy nên các bạn cần chú ý khi ghi nội dung ở phần này như sau:
- Kinh nghiệm thiết kế cần ghi rõ ngày tháng năm làm việc, nơi làm việc và vị trí làm việc
- Kinh nghiệm thiết kế bao gồm cả những kỹ năng mà bạn đã học được trong quá trình làm việc tại đó
- Ngoài ra kinh nghiệm thiết kế còn để “show” ra những sản phẩm thiết kế tâm đắc và thành công nhất của bạn
- Khi viết kinh nghiệm thiết kế, cần viết theo thứ tự thời gian gần đây nhất trở đi
Tuyệt đối không nên nêu ra những kinh nghiệm làm việc không liên quan đến ngành nghề designer, nó sẽ khiến CV của bạn trở nên lan man và dễ phai mờ phần kinh nghiệm chuyên môn. Bên cạnh đó thì một kinh nghiệm khác mặc dù không trực tiếp về thiết kế, song nó vẫn phục vụ cho công việc của bạn thì bạn có thể đưa, ví dụ như nếu trước đó bạn làm một công việc về nhiếp ảnh, mỹ thuật hay marketing, …
1.3. Các thông tin liên quan khác
Cuối cùng là các thông tin liên quan khác trong CV xin việc designer của bạn. Những thông tin liên quan này gồm có: giải thưởng, hoạt động, chứng chỉ, dự án tham gia, người tham chiếu, … Những phần này mục đích để bổ sung thêm cho các kinh nghiệm làm việc mà bạn đã nêu trước đó. Nhờ vậy nó tạo thêm độ tin cậy cao hơn cho CV và trình độ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Lưu ý phần này khi viết về các thành tích, các bạn nên nêu rõ cả loại giải thưởng, tên cuộc thi cũng như đơn vị tổ chức để thông tin được chứng thực hơn. Với dự án tham gia thì có thể nêu cả vai trò của mình và thành quả đạt được cuối cùng của dự án đó.
2. Nét đặc sắc trên hình thức thiết kế của CV xin việc designer
Đương nhiên đối với một CV xin việc designer thì đó cũng là một sản phẩm mà thể hiện được rõ nhất năng lực của bạn về thiết kế cho nhà tuyển dụng thấy. Vậy nên các ứng viên nên dành thật nhiều thời gian để nghiên cứu và lên ý tưởng thiết kế cho chiếc CV của mình. Đừng lười nhác sử dụng một bản CV sẵn có nào đó trên thị trường, hay tranh thủ khâu thiết kế này để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng: Tôi hoàn toàn phù hợp để trúng tuyển vào vị trí designer. Một số bí quyết dành cho bạn đó là:
2.1. Lựa chọn phong cách thiết kế
Là một designer đương nhiên bạn phải có được khả năng nắm bắt các xu hướng thiết kế mới nhất. Những xu hướng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi loại thiết kế như thiết kế website, thiết kế logo, thiết kế quảng cáo, … cho nên với một sản phẩm là CV bạn hoàn toàn có thể áp dụng. Hiện nay, một số phong cách thiết kế đang khá thịnh hành như là:
- Xu hướng thiết kế Magazine (kết hợp giữa hình vẽ, ảnh chụp và chữ)
- Xu hướng thiết kế Line art (thể hiện bằng các nét vẽ mảnh)
- Xu hướng thiết kế Hình học (sự sắp đặt có tổ chức của các hình khối)
- Xu hướng thiết kế Minimalist (phong cách thiết kế tối giản)
- Xu hướng thiết kế Vintage (sử dụng màu sắc và chất liệu cổ điển)
- …
Thông qua việc lựa chọn và thiết kế các phong cách này lên CV của bạn, các bạn đã phần nào thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được việc nắm bắt và cập nhập xu hướng nhạy bén của mình. Không chỉ vậy mỗi phong cách thiết kế còn mang những nét cá tính biểu hiện khá riêng nên đồng thời các bạn cũng cho thấy được tính cách và gu thẩm mỹ cá nhân của mình. Điều này càng nhấn mạnh hơn về sự gắn liền mật thiết giữa bạn và thiết kế, là lý do thuyết phục về sự phù hợp của bạn với vị trí designer đang ứng tuyển.
Việc làm thiết kế tại hồ chí minh
2.2. Sự tinh tế khi sắp xếp bố cục
Thứ hai, một ứng viên có thể bộc lộ được sự tinh tế của mình trong chuyên môn công việc thiết kế chỉ qua việc bạn sắp xếp bố cục nội dung bản CV như thế nào. Mặc dù các bạn có thể thấy rằng, chủ yếu các CV hiện nay đều có phần layout nội dung khá là giống nhau khiến bạn lầm tưởng đó là một quy chuẩn, song với thiết kế, bạn hoàn toàn có thể phá cách nó, miễn sao nó hợp lý. Đó là lý do vì sao mà ngày này ứng viên ngành thiết kế lựa chọn infographic để thể hiện phần thông tin chuyên môn trên bản CV của mình thay vì dùng text đơn thuần.
Bên cạnh đó các bạn cũng có thể dùng những cách sắp xếp bố cục khác để nổi bật hơn những phần nội dung mà bạn muốn nhà tuyển dụng tập trung đến. Ví dụ như là phần về giải thưởng mà bạn đạt được trong lĩnh vực thiết kế, các bạn có thể đặt nó ở phần trung tâm của CV với thiết kế nền sau hoặc đóng khung nổi bật. Hay phần kinh nghiệm làm việc các bạn cũng có thể dùng các sơ đồ, timeline để thể hiện. Những cách sắp xếp bố cục này sẽ cho thấy được phần logic trong trí óc của bạn bên cạnh một khiếu thẩm mỹ tốt.
2.3. Kết hợp màu sắc hoàn hảo
Một mẹo nữa trong thiết kế CV có thể giúp CV xin việc designer “sáng loáng” hơn đó chính là sự kết hợp màu sắc. Đừng bao giờ nghĩ rằng lối “chơi màu” chỉ khả thi khi bạn ném hàng ngàn màu sắc lên chiếc CV đó. Đôi khi nó chỉ thông qua cách kết hợp giữa 2 - 3 màu là đã quyết định nên sự “đẹp” - “xấu” của CV và sự “có năng khiếu” hay “không có năng khiếu” của ứng viên đó. Màu sắc luôn là yếu tố quan trọng trong thiết kế cho nên nhà tuyển dụng nếu có chuyên môn sẽ rất để ý đến điều này để đánh giá ứng viên của mình.
Việc kết hợp màu sắc có thể dựa theo phong cách thiết kế CV mà bạn lựa chọn bởi lẽ mỗi phong cách nó sẽ có những gam màu riêng. Chẳng hạn như phong cách vintage sẽ ưu tiên với những gam màu vàng, nâu trong khi đó phong cách thiết kế minimalist thì lại phù hợp hơn với những màu đơn sắc, tối kết hợp cùng màu trắng trơn. Một lưu ý dành cho bạn khi kết hợp màu sắc trên CV một cách an toàn nếu bạn không thực sự tự tin vào khả năng của mình, đó là nên chỉ dùng 2 màu trên CV (không tính trắng và đen) và có sự tương phản với nhau.
2.4. Bật đặc trưng ngành nghề thiết kế
Và cuối cùng, các bạn cũng có thể khéo léo thể hiện những đặc trưng về nghề thiết kế thông qua việc sử dụng các họa tiết, hình ảnh trang trí trên CV. Ví dụ như hình ảnh về bảng màu, bút vẽ, wacom, đôi mắt, … đều là những thứ khiến người ta dễ liên tưởng ngay đến việc làm về thiết kế. Tuy nhiên những chi tiết này các bạn không lạm dụng quá nhiều mà cần phải có sự bài trí một cách thông minh và tinh tế. Bạn có thể đặt chúng nằm ở banner của CV hoặc chân CV, … những vị trí không gây cản trở việc tiếp nhận nội dung text trên CV của bạn. Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm các ý tưởng thiết kế khác trên bộ CV theo ngành nghề designer của website work247.vn.
Khi chuẩn bị CV xin việc designer các bạn không chỉ chú ý đến phần nội dung hay thiết kế mà thậm chí cả việc in ấn cũng rất quan trọng. Thiết kế đẹp đến mấy mà bạn có một bản in mờ nhòe, vỡ nét thì cũng khiến cho nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán. Vậy nên chắc chắn bạn cần lựa chọn một chất lượng in tốt nhất từ loại giấy đến loại mực in. Nó sẽ giúp nâng tầm hơn CV xin việc designer của bạn.
Trên đây là những kinh nghiệm và mẹo vặt để giúp các bạn có được một CV xin việc designer hoàn hảo nhất. Từ đó, nó có thể là lý do để nhà tuyển dụng đánh giá bạn tốt bạn và cơ hội trúng tuyển cũng cao hơn.
2307 0