Hướng dẫn cách viết CV xin việc Part time cho sinh viên

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 18-05-2024

CV xin việc có thể là một khái niệm còn khá mới lạ với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, nó lại chính là thủ tục không thể thiếu khi tham gia ứng tuyển tìm việc. Vì vậy, nếu đang dự định tìm cho mình một công việc làm thêm, hãy cố gắng học cách viết mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên bạn nhé! Dưới đây là một số lời khuyên và hướng dẫn từ các chuyên gia hàng đầu của work247.vn!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Chi tiết cách viết mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên

Chi tiết cách viết mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên
Chi tiết cách viết mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên

Không thể phủ nhận vai trò của một công việc làm thêm trong “đời sinh viên”. Bên cạnh những yêu cầu không quá khắt khe từ những nhà tuyển dụng phổ biến như các quán cà phê, quán ăn,.... thì tất cả những vị trí làm thêm cho sinh viên tại các nhà tuyển dụng khác đều yêu cầu một bản CV xin việc rõ ràng. Những vị trí điển hình như: nhân viên nhà hàng, khách sạn, cộng tác viên phiên dịch, thực tập sinh,...

Do đó, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, hãy học cho mình cách viết CV xin việc. Điều đó không chỉ giúp bạn có được cơ hội việc làm thuận lợi hơn, mà còn giúp bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm ứng tuyển để ra trường xin việc dễ dàng hơn đấy. Một mẫu CV Part time cho sinh viên cơ bản cũng bao gồm những nội dung chính sau:

1.1. Thông tin cá nhân và Trình độ học vấn

Hai mục đầu tiên trong bản CV xin việc, bao gồm trình độ học vấn và Thông tin cá nhân. Đây là hai trong số các mục nội dung của bản CV khá quan trọng. Thông qua những gì bạn nêu lên trong các nội dung này, nhà tuyển dụng sẽ nhận biết những thông tin cơ bản về ứng viên. Trong đó có cả nhận định về chuyên môn, xem xét về sự phù hợp so với yêu cầu ứng tuyển của công việc.

Trong CV xin việc Part time cho sinh viên, thông tin cá nhân nên gói gọn ở các nội dung như sau: Họ tên của ứng viên, ngày tháng năm sinh, quê quán hoặc nơi ở hiện tại, các phương thức liên lạc (chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ Email, liên kết hồ sơ đến các trang tuyển dụng hay link Facebook cá nhân). Mục này thoạt nhìn không quan trọng, tuy nhiên chúng lại đòi hỏi ở bạn sự cẩn thận, chi tiết. Do có thông tin về phương thức liên hệ, nên chỉ cần sai số điện thoại, địa chỉ Email, bạn có thể sẽ bị bỏ lỡ cơ hội của mình đấy.

Thông tin cá nhân và Trình độ học vấn
Thông tin cá nhân và Trình độ học vấn

Mục trình độ học vấn là mục khá quan trọng trong CV xin việc Part time. Tại sao ư? Bởi việc tiếp nhận một sinh viên chưa ra trường được xem là việc làm khá mạo hiểm đối với các nhà tuyển dụng. Do đó, họ cần biết bạn học ngành gì, xuất phát từ cơ sở giáo dục nào và nhiều hơn thế nữa. Hãy cung cấp từ hai đến ba thông tin nhỏ về học vấn của bạn. Bao gồm: trường học mà bạn đang học, chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi, bạn đang là sinh viên năm mấy? Bạn có thể bao gồm những thông tin thêm trong trình độ học vấn: điểm trung bình tích lũy các môn học, các chứng chỉ mà bạn đang sở hữu phù hợp với yêu cầu công việc.

Ví dụ:

“2024 - nay: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

Sinh viên năm 3

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc

Điểm trung bình tích lũy: 3.6

TOEIC 600

IELTS 6.0”

1.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Một trong những yếu điểm của sinh viên chưa ra trường khi viết CV xin việc, đó chính là không chân thật và dám nghĩ dám làm trong nội dung mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể chỉ nghĩ đó là một công việc Part time làm thêm, sẽ không cần quá đầu tư cho mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ xem, nếu bạn là một sinh viên chưa có kinh nghiệm, chưa có những kỹ năng cần thiết,... vậy bạn sẽ làm cách nào để mẫu CV của mình trở nên nổi bật?

Mục tiêu nghề nghiệp là nội dung có thể để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhà tuyển dụng. Họ mong muốn được nghe tiếng lòng về hoài bão và chí hướng của bạn. Do đó, cố gắng làm cho nội dung này trở nên cô đọng nhưng sắc nét. Hãy truyền tải những thông điệp rằng bạn sẵn sàng để trở thành một phần nhỏ trong công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Bằng những kiến thức đã được trau dồi, bằng lòng ham học hỏi và sự nỗ lực, bạn sẽ hoàn thành các nhiệm vụ một cách xuất sắc. Mục tiêu dài hạn của bạn là sau khi ra trường sẽ được công ty xem xét nhận vào làm nhân viên chính thức. Bạn sẽ cố gắng cùng tập thể để đưa công ty phát triển hơn nữa,...

Lưu ý, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, đừng quá phóng đại những tham vọng lâu dài của bạn. Chẳng hạn như trở thành quản lý nhà hàng trong 5 năm, trưởng phòng nhân sự, giám đốc kinh doanh,.... Những điều này có thể thực sự là ước mơ của bạn, tuy nhiên đối với một sinh viên chưa ra trường, hơn hết lại chưa có kinh nghiệm, kỹ năng chưa hoàn thiện. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đang suy nghĩ viển vông và không được thực tế.

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp CV xin việc Part time cho sinh viên: “Bằng kỹ năng ngoại ngữ mà em có được, cùng sự ham học hỏi và nỗ lực. Em sẽ tập trung hoàn thiện những nhiệm vụ được công ty giao phó. Em hy vọng sau quá trình được bồi dưỡng ở công ty, em sẽ được công ty xem xét nhận vào làm việc chính thức sau khi ra trường để em có cơ hội đóng góp cho công ty nhiều hơn nữa”.

1.3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là một phần mà nhà tuyển dụng chú trọng nhiều nhất trong mẫu sơ yếu lý lịch. Mặc dù biết rằng, sinh viên làm thêm hạn chế về kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu đã từng làm các công việc làm thêm trước đây, hãy thoải mái đề cập chúng trong phần nội dung này. Lưu ý, chỉ nên đề cập đến những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại nếu bạn có quá nhiều kinh nghiệm làm thêm. Hoặc chỉ nên đề cập đến những công việc đã có kinh nghiệm trên 6 tháng.

Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc nên được trình bày theo dạng thời gian đảo ngược. Sắp xếp theo kiểu: công việc gần đây nhất cho lên đầu, tiếp đến là những công việc trước đó. Mỗi công việc, các bạn sinh viên nên thể hiện rõ mình là làm ở vị trí gì? Cho ai? Làm những nhiệm vụ cụ thể nào? Đã học hỏi và đạt được những gì sau kinh nghiệm ấy? Nếu có thể hãy dẫn chứng các kết quả công việc mà bạn đã thực hiện.

Chẳng hạn như nếu kinh nghiệm của bạn là cộng tác viên dịch thuật, hãy gắn một đường link nội dung mà bạn đã dịch. Hãy nếu có kinh nghiệm về thiết kế bao bì sản phẩm, hãy cung cấp link hình ảnh sản phẩm mà bạn thiết kế,...

Dù các bạn sinh viên có hay không có kinh nghiệm đi chăng nữa, hãy thật trung thực khi “khai báo” với nhà tuyển dụng. Đừng vì cái tôi cá nhân mà nói dối nhà tuyển dụng bằng cách đưa các kinh nghiệm mà bạn chưa hề trải qua. Bạn biết không? Nhà tuyển dụng sẽ có cách để tìm hiểu mức độ trung thực của bạn đấy.

Tìm việc làm thêm

1.4. Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nên là nội dung được các bạn sinh viên không có kinh nghiệm chú trọng và làm cho chúng trở nên nổi bật. Khi tuyển dụng sinh viên, nhà tuyển dụng rất ái ngại với những sinh viên chưa có một kỹ năng cá nhân cụ thể nào. Do đó, hãy cố gắng cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng mà bạn đang sở hữu. Bạn đã học hay đúc kết kỹ năng đó từ đâu? Trên trường lớp hay một công việc, dự án mà bạn đã từng trải nghiệm?,...

Kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp

Đừng tham lam liệt kê quá nhiều kỹ năng nhé, hãy cố gắng đưa những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần nhất ở một ứng viên là sinh viên chưa ra trường. Chẳng hạn như các kỹ năng sau:

1.5. Hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa

Trong CV xin việc Part time cho sinh viên, hoạt động ngoại khóa cũng có thể hiểu là “kinh nghiệm” hoặc “trải nghiệm đáng giá” của một ứng viên. Nhiều thống kê cho thấy, đa phần các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao những ứng viên sinh viên có thành tích hoặc trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội nhiều. Nếu hoạt động ngoại khóa đi kèm với thành tích học tập tốt nữa, bạn có thể là một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

Hoạt động ngoại khóa cho thấy bạn là một sinh viên năng nổ, nhiệt huyết, có khả năng làm việc nhóm tốt và sở hữu những kỹ năng mềm hoàn hảo. Đây đều là những từ khóa mà mọi nhà tuyển dụng cần tìm kiếm ở một ứng viên. Do đó hãy bao gồm thông tin các hoạt động tại trường, khoa, lớp, cộng đồng mà bạn đã tham gia. Hãy nói rằng bạn ở vị trí nào trong hoạt động đó, bạn học được những gì từ hoạt động đó,...

Những hoạt động thời sinh viên thường là: Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh, Về nguồn, Chiến dịch bảo vệ môi trường, các sự kiện tổ chức như: Áo ấm mùa đông, Trung thu cho em, Tết thiếu nhi,...

Việc làm nhân viên bán hàng part time

1.6. Giải thưởng

Giải thưởng
Giải thưởng

Các sinh viên có thành tích nên bao gồm những giải thưởng của mình ở mẫu CV xin việc Part time. Các giải thưởng không chỉ minh chứng bạn tài năng, chúng còn làm cho mẫu CV của bạn trở nên chuyên nghiệp và làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú. Đừng quá băn khoăn trong việc chọn lọc, hãy nêu những giải thưởng giá trị nhất mà bạn đã từng nhận. Giải thưởng về thành tích học tập hay cũng có thể là giải thưởng về hoạt động ngoại khóa, đoàn hội,...

Những giải thưởng có thể đưa vào mẫu CV Part time như: Sinh viên 5 tốt, Sao tháng Giêng, Rung chuông vàng, Đội trưởng giỏi, Thủ lĩnh xanh, các giải thưởng từ các sự kiện tổ chức như: Nữ sinh thanh lịch, MC tài năng, Người kể chuyện xuất sắc,...

1.7. Một số thông tin bổ sung

Một số thông tin bổ sung
Một số thông tin bổ sung

Có thể mẫu CV xin việc đối với các bạn sinh viên là khá nhàm chán. Chúng cũng có thể không có độ dài ưng ý vì có quá ít nội dung được truyền tải trong bản CV. Do đó, mục thông tin bổ sung nên được thiết kế trong mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên. Tại phần này, bạn có thể bao gồm những khía cạnh mà bạn muốn cho nhà tuyển dụng biết về bạn. Nhưng hãy cố gắng đảm bảo, nội dung bạn đưa vào là cần thiết làm nổi bật giá trị của bạn đối với sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

Những nội dung có thể cho vào danh mục thông tin bổ sung, chẳng hạn như: điểm mạnh, điểm yếu, sở trường, sở thích, quan điểm nghề nghiệp, câu nói yêu thích nhất, thông tin khác về bạn,...

Xem thêm: Việc làm nhập liệu Part time

2. Lưu ý gì khi viết mẫu CV Part time cho sinh viên?

Mẫu CV Part time cho sinh viên không chỉ là một yêu cầu từ nhà tuyển dụng, mà đồng thời còn là một công cụ “quảng cáo giá trị” bản thân của bạn. Một mẫu Cv xin việc là bước đầu giúp bạn làm quen và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hơn hết, chúng cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể áp dụng vào quá trình sàng lọc những ứng viên không phù hợp. Chính bởi vậy, các bạn sinh viên không nên xem nhẹ tầm quan trọng của tài liệu này. Hãy cố gắng học cách viết CV và đầu tư cho chúng những nội dung sáng giá nhất.

Lưu ý gì khi viết mẫu CV Part time cho sinh viên?
Lưu ý gì khi viết mẫu CV Part time cho sinh viên?

Hãy lưu ý trong cv những điểm quan trọng sau:

- CV Part time chỉ nên có độ dài một trang giấy A4, đảm bảo các yếu tố về bố cục, dễ nhìn, dễ đọc.

- CV Part time không nên mắc những lỗi cơ bản về chính tả, cỡ chữ trong cv, cách đặt tên file cv, tiêu đề cv,...hành văn, cách trình bày.

- CV Part time nên được đặt tiêu đề.

Một mẫu CV xin việc có thể khá khó khăn đối với các bạn sinh viên còn chưa tốt nghiệp. Do đó, nếu có thể hãy tham khảo cách viết hoặc cách tạo mẫu CV ở các nguồn internet uy tín. Chẳng hạn như work247.vn - Địa điểm tạo CV xin việc Part time cho sinh viên chuyên nghiệp và ấn tượng nhất. Hàng triệu sinh viên Việt Nam đã tin tưởng và tạo CV thành công ở work247.vn. Chúc bạn sở hữu được mẫu CV xin việc Part time cho sinh viên hoàn hảo nhất!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5966 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT