Dấn thân là gì? Dấn thân trong thế giới kinh doanh và công việc
Theo dõi work247 tạiTrong thế giới kinh doanh hay đôi khi trong công việc hàng ngày, thành công và thách thức luôn là những khái niệm song hành cùng nhau. Người xưa có câu: “Được ăn cả, ngã về không” hay “Liều ăn được nhiều”,... ám chỉ sự dấn thân. Phàm thì việc gì chúng ta chấp nhận được mạo hiểm, thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao hơn. Vậy dấn thân là gì?
1. Luận bàn về khái niệm dấn thân là gì?
Dấn thân là cụm từ xuất hiện nhiều trong cuộc sống mỗi ngày. “Còn trẻ hãy dám mạo hiểm, dám dấn thân để khi về già không còn hối tiếc” hay “Tại sao lại dấn thân vào con đường tội lỗi, để bây giờ lại như thế này”,... Vậy dấn thân là gì? Dấn thân được giải thích đơn giản là một hành động của một ai đó lao vào một công việc hay một hoạt động nhất định nào đó mặc dù biết trước hoạt động, công việc đó nguy hiểm và gian nguy đến cỡ nào.
Trên thực tế, dấn thân vừa có thể mang ý nghĩa tích cực nhưng cũng có thể mang ý nghĩa tiêu cực, chẳng hạn như hai ví dụ đã lấy ở trên. Chẳng hạn như: bạn biết trước sử dụng các chất ma túy, chất cấm là hành vi vi phạm pháp luật nặng nề. Không chỉ vi phạm về mặt luật pháp, hành động này còn trực tiếp làm hại đến sức khỏe, hành vi và đạo đức của bạn. Thế nhưng bạn vẫn bất chấp tất cả mà sử dụng ma túy. Đó chính là sự dấn thân mang tính chất tiêu cực.
Vậy dấn thân được hiểu theo nghĩa tích cực là hành động như thế nào? Đó là khi bạn biết rằng, công tác và làm việc ở những vùng sâu, vùng xa là phải xa gia đình, xa thành phố, chấp nhận làm việc trong môi trường hạn chế về thiết bị và công cụ,... Thế nhưng bạn vẫn can đảm dấn thân vào những khu vực này để phục vụ cho đất nước và nhân dân. Dấn thân lúc này là hành động đáng được hoan nghênh, công nhận và noi gương.
Suy cho cùng, bản chất dấn thân là một hành động can đảm, lấy hết dũng khí để thực hiện một việc làm biết trước là nguy hiểm và gian truân. Thế nhưng hành động dấn thân mang lại ý nghĩa tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức và nhận thức của mỗi người.
2. Dấn thân trong kinh doanh không phải điều dễ dàng
Xem thêm: Data khách hàng? Kim chỉ nam cho chiến lược bán hàng thành công
Dấn thân là gì trong thế giới kinh doanh? - một thế giới cạnh tranh đầy màu sắc? Trong kinh doanh, dấn thân không chỉ đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức, mà còn đề cao việc vận dụng tri thức đó. Không chỉ cần sự dũng cảm mà còn phải biết vận dụng và thể hiện sự dũng cảm đó đúng nơi, đúng chỗ,...
2.1. Dấn thân trong kinh doanh là quyết định mang tính bước ngoặt
“Có chí làm quan, có gan làm giàu” - câu nói này hiểu một cách đơn giản thì chính là sự dấn thân. Trong kinh doanh, người có “gan lớn”, “máu liều lĩnh” lớn là những người có thể tạo ra được sự khác biệt.
Thực tế trần trụi cho thấy kinh doanh không hề dễ dàng. Kinh doanh vừa là một nghệ thuật, nhưng cũng vừa là một khoa học, vô cùng khắt khe và gay cấn. Người làm doanh nhân nếu muốn thành công, không chỉ dựa vào yếu tố khách quan như “thiên thời” mà còn phải đảm bảo được yếu tố chủ quan như “nhân hòa” và địa lợi. Hai yếu tố sau hoàn toàn có thể kiểm soát.
Liều lĩnh và gan dạ đôi khi có khoảng cách. Liều lĩnh là bất chấp cả lý tính, mà chỉ hành động cảm tính trong một thời điểm nhất định. Do đó, liều lĩnh ở đây nên được hiểu là có gan làm liều, chứ không phải là gan dạ thực sự. Gan dạ thực sự phải là sự gan dạ trong dấn thân. Vì dấn thân chính là hành động sau khi đã trải qua quá trình nghiên cứu, đắn đo, cân nhắc và suy xét một cách lý tính.
Chính bởi vậy mới nói rằng, dấn thân không chỉ đòi hỏi một người có kiến thức, mà phải biết sử dụng kiến thức, không chỉ yêu cầu có sự dũng cảm, mà còn phải biết thể hiện sự dũng cảm đúng nơi, đúng chỗ. Không là một hành động bất kỳ vào một thời điểm nhất định mà dấn thân là kết quả cuối cùng của cả một hành trình kết hợp giữa hành động và tư duy.
Trong kinh doanh, dấn thân luôn là một quyết định mang tính bước ngoặt. Chẳng khác gì đó là một hành động chấp nhận tham gia vào một cuộc chơi, một ván bài đỏ đen may rủi. Ai cũng muốn mình là người chiến thắng, do đó họ sẽ bất chấp để giành được chiến thắng. Thế nhưng, chúng ta vẫn phải cẩn trọng trong từng bước đi và dự báo về sự thất bại.
2.2. Dấn thân trong kinh doanh là chấp nhận thử thách
Trong kinh doanh, dấn thân không đơn giản là sự chấp nhận thua thiệt về tinh thần hay thể xác, mà đó là sự chấp nhận về thử thách. Chấp nhận sẽ có thể đối mặt với những thách thức chông gai, có thể “hy sinh” trong lựa chọn của mình, có thể “một ăn cả, ngã về không”. Vì thế, dấn thân thực chất là một hành động tự khẳng định và vượt lên chính mình, dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Tham khảo thêm: Tinh thân khởi nghiệp là gì?
Khi dấn thân, hai giá trị bản năng và bản lĩnh luôn đấu tranh với nhau trong mỗi người. Chi phối mọi hành động và quyết định chính là bản năng, nhưng chúng ta lại cần điều hòa mức độ bằng bản lĩnh. Bản lĩnh và bản năng chính là một hình thức khác của mối quan hệ giữa lý tính và cảm tính, giữa ngộ nhận và tỉnh táo, giữa duy vật và duy tâm, giữa bảo thủ và cải cách, giữa cứng nhắc và linh hoạt,... Do đó, muốn kinh doanh thành công, các doanh nhân luôn phải xử lý kịp thời mọi phát sinh hay biến động giữa các mối quan hệ này.
2.3. Dấn thân trong kinh doanh là vấn đề đặt ra với mọi doanh nhân
Với tất cả mọi doanh nhân thời nay, dấn thân là gì? Đó là một vấn đề khá nan giải. Vấn đề này cần được mỗi người giải quyết với mức độ và nội hàm khác nhau. Điều quan trọng là các doanh nhân phải biết “thức thời”, nhạy bén với thời thế và nắm bắt được những cơ hội.
Kinh doanh trong thế giới hiện đại tồn tại rất nhiều cơ hội. Những thành quả trong quá khứ có thể làm nền móng, cơ sở cho sự thành công ở tương lai. Thế nhưng nếu chỉ thỏa mãn và bị những thành quả đó “ru ngủ”, sớm sẽ thất bại trong nay mai. Những người chưa từng làm cố gắng dấn thân để khởi nghiệp, trong khi những người đã từng và đang làm sẽ nỗ lực dấn thân để phát triển và duy trì được những cái đang có.
Suy cho cùng, dấn thân không chỉ là việc nắm bắt cơ hội hay quyết định một vấn đề táo bạo nào đó trong kinh doanh. Mà chính là sự bắt đầu cho những lần dấn thân kế tiếp đó. Không phải ai "dũng cảm" cũng có thể "thành công", vì dũng cảm phải đi đôi với việc biết cách sử dụng "sự dũng cảm" đó như thế nào.
3. Dấn thân trong công việc mang lại ích lợi gì?
Dấn thân trong kinh doanh có thể được giải thích khá trừu tượng, nhưng dấn thân trong công việc thì dễ dàng để nói hơn rất nhiều. Bạn có phải là một người ưa thích những thử thách, mạo hiểm trong công việc và không ngại phá vỡ giới hạn? Dấn thân trong công việc mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
3.1. Sự sáng tạo và can đảm
Sự sáng tạo có thể bị cạn kiệt nếu như chúng ta cứ làm mãi một nhiệm vụ, một công việc không có gì khác lạ và đổi mới. Không có sự sáng tạo, bản thân sẽ trở nên ậm ờ và khó phát triển, đó là một thực tế.
Do đó, hãy can đảm dấn thân vào những mạo hiểm trong công việc. Khi được giao cho một nhiệm vụ, một dự án hoàn toàn mới, chưa từng làm trước đây, hãy dũng cảm để chào đón nó. Tiếp nhận một thử thách mới sẽ giúp chúng ta năng động, can đảm và phát huy được sự sáng tạo của mình hơn. Bên cạnh đó, sự nghiệp của bạn cũng sẽ mở thêm nhiều cơ hội và triển vọng phát triển hơn.
3.2. Cải thiện sức khỏe
Thường chúng ta hãy nghĩ rằng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu như cứ đắm chìm vào những mạo hiểm, rủi ro. Bởi những điều đó luôn mang đến tâm lý căng thẳng, áp lực,... Thế nhưng, đó chỉ là những vấn đề ban đầu khi bạn dấn thân vào một thử thách mới.
Chỉ sau khi bạn đã làm quen với thử thách đó, biết cách sắp xếp và quản lý công việc sao cho phù hợp với thời gian, năng lực cá nhân. Lúc này bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc, vui vẻ và hứng thú với nhiệm vụ mà mình đang thực hiện. Điều này tác động trực tiếp đến tinh thần và cả thể chất của bạn.
3.3. Môi trường làm việc mới
Dấn thân vào những thử thách, mạo hiểm trong công việc nghĩa là bạn sẽ mở ra cho mình cơ hội được tiếp cận và tham gia vào một môi trường, không gian làm việc mới mẻ hơn. Nơi có những con người, những hành trang đi kèm mới hơn. Môi trường làm việc thay đổi sau thời gian dài lầm lũi ở môi trường cũ sẽ giúp bạn F5 được toàn bộ trí tuệ và cơ thể của mình.
3.4. Kỹ năng tạo lập quan hệ xã hội
Khi dấn thân vào một mạo hiểm trong công việc, bạn sẽ thường xuyên phải phát triển, vận dụng kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ. Mối quan hệ không chỉ xoay quanh người thân, bạn bè, đồng nghiệp mà còn phải phát triển sang các chủ thể mới như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, lãnh đạo,... thông qua việc tham gia các hoạt động, sự kiện tập thể,...
Kỹ năng tạo dựng quan hệ xã hội là một trong những yếu tố cốt lõi mà hầu hết, các doanh nghiệp luôn kiếm tìm trong hoạt động tuyển dụng cũng như mong muốn có ở nhân viên của mình.
3.5. Sự hài lòng trong công việc
Khám phá thêm: Kho mẫu cv xin việc chất lượng tại work247.vn
Bạn đến văn phòng mỗi ngày vì điều gì? Đó có phải là niềm cảm hứng hay chỉ vì cơm áo gạo tiền, vì trách nhiệm, vì thói quen?,... Bạn có cảm thấy bất mãn trong công việc hay không? Rằng công ty không trả lương xứng đáng với năng lực mà bạn đã cống hiến, chế độ không tốt, đồng nghiệp xấu tính, môi trường hạn hẹp,... Nhưng bạn không dám mạo hiểm để rời bỏ công việc hiện tại, đến với công việc mà bạn cho rằng phù hợp với đam mê, cá tính của bạn hơn?
Thay đổi công việc hiện tại luôn là một quyết định mạo hiểm, nhưng mạo hiểm để thay đổi và mang đến những điều tích cực hơn có dám làm bạn dấn thân? Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và quan trọng là phải tin vào năng lực, quyết định của bản thân trước khi hành động bạn nhé.
3.6. Nuôi dưỡng niềm đam mê
Đôi khi, bạn sẽ tìm ra được đam mê cho bản thân thông qua việc dấn thân vào những thử thách hoàn toàn mới trong công việc. Người ta gọi đó là cơ duyên. Nếu có sự kiên trì, lòng quyết tâm, bền bỉ với đam mê của chính mình, chắc chắn mục tiêu của bạn sẽ đạt được nhanh chóng.
Dấn thân là gì? Bạn đã từng một hay nhiều lần dấn thân trong cuộc sống và công việc của mình hay chưa?
3179 0