Học lòng “5 điều sếp dạy” để gia tăng hiệu quả làm việc
Theo dõi work247 tạiNgười ta ví mối quan hệ giữa nhân viên và sếp như là một bộ phim không có hồi kết, trong đó có rất nhiều tình tiết hấp dẫn. Sếp là người có lúc được nhân viên hết lòng yêu mến, muốn cống hiến và phó tá tận tâm. Thế nhưng cũng có lúc giữa họ xảy ra nhiều xích mích, những cuộc chiến “tàu ngầm” âm ỉ nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến cả hai bên. Mặc dù vậy, sếp nói chung luôn là người chỉ dạy cho bạn được nhiều điều. 5 điều sếp dạy được liệt kê trong bài viết sau đây là một minh chứng!
1. Điều 1: Yêu khách hàng - Yêu đồng nghiệp
Điều đầu tiên trong 5 điều sếp dạy nhấn mạnh cả hai đối tượng chính trong hành trình công tác của mỗi nhân viên, đó chính là khách hàng và đồng nghiệp.
Trước hết, cần khẳng định trong kinh doanh nói chung, khách hàng là chủ thể luôn được mọi doanh nghiệp “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hóa”, xem họ như thượng đế và luôn tìm mọi cách để làm vừa lòng. Với các nhân viên, đặc biệt là những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải sở hữu một tâm thế bình tĩnh, tích cực nhất có thể.
Sếp luôn mong muốn nhân viên của mình tôn trọng khách hàng, vì họ chính là nguồn tiền nuôi sống công ty. Việc tôn trọng cần được thể hiện bằng việc luôn mỉm cười, luôn kiên nhẫn và đặc biệt là lắng nghe khách hàng trong mọi hoàn cảnh. Tôn trọng và lắng nghe khách hàng để giới thiệu và tư vấn sản phẩm kỹ càng hơn, phù hợp hơn với mong muốn của họ. Nhân viên biết “yêu khách hàng” luôn chiếm lấy cảm tình từ họ và chắc chắn họ sẽ quay lại ở những lần mua kế tiếp.
Không chỉ khách hàng, như đã nói đồng nghiệp chính là đối tượng bạn gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên nhất trong môi trường làm việc. Họ đóng vai trò như những người cộng sự, những người đồng hành hướng đến một mục tiêu chung với bạn. Đó chính là lý do sếp luôn dặn phải “yêu đồng nghiệp”. Yêu ở đây có nghĩa là tạo dựng được một không khí mà ở đó, mọi người giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau.
2. Điều 2: Làm việc tốt mọi lúc mọi nơi
Người lãnh đạo nào cũng mong muốn nhân viên của mình là những người không chỉ có tri thức, mà còn có nhân phẩm và đạo đức tốt. Làm việc tốt mọi lúc mọi nơi có khó không? Trên thực tế, để làm được điều này, các nhân viên cần chủ động và tự giác trong công tác học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để phục vụ cho công việc của mình. Song song với đó, nhân viên cần phải liên tục cập nhật những xu hướng, những tin tức hữu ích và mới nhất ở thị trường để có thể áp dụng trong quá trình làm việc.
Làm việc tốt ở đây cũng bao gồm cả việc nhân viên cần có tầm nhìn, định hướng riêng cho công việc của mình. Những người có mục tiêu luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp, linh hoạt và tích cực. Những người làm việc đặt mục tiêu sẽ luôn định hướng sẵn trong đầu cụ thể mình sẽ thực hiện công việc như thế nào. Trên cơ sở đó, bạn có thêm động lực để cống hiến hết mình và làm việc thật hiệu quả, hăng say.
3. Điều 3: Đoàn kết tốt với tất cả mọi người
Tham khảo ngay: Việc làm quản lý điều hành
Trên cương vị của một người lãnh đạo, họ luôn mong rằng môi trường làm việc cần được xây dựng trên cơ sở văn hóa, mà giá trị cốt lõi ở văn hóa đó chính là sự đoàn kết. Từ xưa cho đến nay, đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh tập thể bền vững. Đoàn kết luôn là yếu tố quyết định đến sự thành hay bại của một tổ chức. Chưa kể trong một thị trường và bối cảnh kinh tế đầy tính cạnh tranh. Đoàn kết sẽ là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn lối một tập thể vượt qua cả những lúc khó khăn và thử thách nhất.
Ở những ví dụ thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp đứng trước một khủng hoảng lớn về truyền thông, hay đối mặt với nguy cơ bị khách hàng cho “ra rìa”,... và hàng loạt các thử thách khác. Thì chính lúc này, nếu các nhân viên thực sự đồng lòng và đoàn kết, họ sẽ bắt tay vào việc cải tổ, xử lý các khủng hoảng và vực tổ chức lại trong tương lai.
Đoàn kết theo 5 lời sếp dặn, không chỉ nên được thể hiện ở những lúc khó khăn, mà còn phải được áp dụng hàng ngày, hàng giờ. Đoàn kết không chỉ trong nội bộ phòng ban, mà cần nhận thức được sự đoàn kết tập thể, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác.
4. Điều 4: Giữ gìn văn hóa thật tốt
Văn hóa - một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của một tổ chức. Đặc biệt càng quan trọng hơn với những tổ chức doanh nghiệp trẻ và năng động hiện nay trên thị trường. Tại sao cần đề cao văn hóa trong doanh nghiệp? Bởi khi tồn tại văn hóa, tất cả những hành động được thực hiện bên trong nội bộ sẽ thể hiện được sức mạnh của văn hóa đó, làm chúng trở nên chuyên biệt và độc đáo trước khách hàng, đối tác,...
Bằng chứng cho việc văn hóa doanh nghiệp trở nên quan trọng là mỗi chúng ta, trước khi ứng tuyển vào một công việc, công ty, luôn tìm cách để khám phá văn hóa của tổ chức đó. Văn hóa bao gồm cả hình ảnh thương hiệu, nhận thức từ cấp trên cho đến cấp dưới, cách hành xử trong môi trường làm việc, hệ thống quy định, quy chế nơi làm việc,... Tất nhiên, không chỉ ứng viên, những công ty cũng mong muốn tìm kiếm được những cá nhân tiềm năng, không chỉ giỏi chuyên môn, còn có nhận thức văn hóa đúng đắn, góp phần xây dựng nên văn hóa tập thể khi vào làm việc.
Ví dụ đơn giản, nhân viên khi đi làm, cần tuân thủ trong việc đúng giờ, trang phục (đồng phục) đầy đủ, nghiêm chỉnh. Đó là một văn hóa tốt. Hay tham gia những hoạt động cộng đồng, ngoại khóa, thiện nguyện,... cũng là một văn hóa tốt. Tất cả đều tạo nên một bức tranh hoàn hảo mà người sếp nào cũng mong muốn. Đó chính là lý do vì sao văn hóa được nhấn mạnh trong 5 điều sếp dạy.
5. Điều 5: Khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh
Xem thêm: Việc làm giám đốc kinh doanh
Điều cuối cùng trong 5 điều sếp dạy chính là sự khiêm tốn. Mọi nhân viên luôn phải trang bị cho mình đức tính khiêm tốn, ở mọi hoàn cảnh. Đừng bao giờ tự cho mình quyền không tôn trọng, trở nên hách dịch nơi làm việc chỉ vì bạn tự cảm nhận mình đủ giỏi và đủ tài. Việc giữ lòng khiêm tốn luôn là chìa khóa để làm việc hiệu quả hơn. Khiêm tốn được thể hiện qua sự khao khát học hỏi không ngừng, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ kiến thức, cũng như sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Sự khiêm tốn không chỉ giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt sếp, mà còn là nền tảng để phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Khiêm tốn nhưng đừng bao giờ để bản thân rơi vào thế “tự ti”. Vì tự ti là liều thuốc độc “giết chết” sự nghiệp của bạn. Nếu cứ mãi đứng trong vòng an toàn, thích sự ổn định và ngại thử thách, thì bạn chỉ có thể dậm chân tại chỗ mà thôi.
Nắm giữ vai trò “cầm trịch” một doanh nghiệp, sếp luôn mong muốn có được những nhân tài, không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn có phẩm chất tốt đẹp. Những người sếp giỏi luôn là người trực tiếp hoặc gián tiếp cho bạn nhiều bài học trong cả công việc và cuộc sống. Nằm lòng 5 điều sếp dạy như đã chia sẻ ở bài viết, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng trở thành những nhân viên ưu tú!
1586 0