Digital transformation là gì? Chuyển đổi kỹ thuật số là gì?
Theo dõi work247 tạiDigital transformation là gì? Digital transformation vẫn còn là định nghĩa khá mới mẻ trong thị trường Việt Nam. Cùng work247.vn tìm hiểu rõ hơn về Digital transformation nhé!
1. Digital transformation là gì?
Digital transformation (hay còn gọi là chuyển đổi kỹ thuật số), nó đang trở nên bùng nổ trong những năm gần đây, mô tả việc thay đổi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ số, vận dụng các tính năng của công nghệ số để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tìm kiếm việc làm
Digital transformation vượt qua các vai trò truyền thống như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Thay vào đó, Digital transformation bắt đầu và kết thúc bằng quá trình bạn suy nghĩ và tương tác với khách hàng.
Digital transformation chuyển đổi từ giấy tờ sang các bảng tính, giúp doanh nghiệp xem lại cách mà họ thu hút khách hàng và kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số.
Chuyển đổi kỹ thuật số thúc đẩy công nghệ để tạo ra giá trị và dịch vụ cho khách hàng, đổi mới và thích ứng nhanh chóng với hoàn cảnh.
Digital transformation không chỉ tác động trong kinh doanh mà nó còn tác động đến Chính phủ, các cơ quan và các tổ chức liên quan đến vấn đề giải quyết các thách thức của xã hội như ô nhiễm môi trường, dân số già bằng cách tận dụng các công nghệ của chuyển đổi số.
Đối với các doanh nghiệp mới phát triển, nên sử dụng luôn công nghệ Digital transformation, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong tương lai. Việc tư duy, lên kế hoạch và xây dựng chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bậc.
Xem thêm: Cv online đơn giản
2. Tại sao Digital transformation lại quan trọng? Và nó đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
2.1. Sự quan trọng của Digital transformation
Một doanh nghiệp có thể thực hiện Digital transformation vì nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là vấn đề tồn tại của doanh nghiệp. Trong thời đại dịch COVID-19 hoành hành, khả năng của doanh nghiệp để thích ứng nhanh với chuỗi cung ứng, áp lực của thị trường và sự thay đổi nhanh chóng giữa các mong muốn của khách hàng đã trở nên rất quan trọng.
Digital transformation giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng trong khoảng thời gian dài hơn, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên, lãnh đạo cũng đưa ra quyết định nhanh chóng hơn nhờ các báo cáo thông suốt một cách nhanh nhất,… giúp tăng hiệu suất làm việc và tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Xem thêm: Việc làm marketing pr
2.2. Các ưu điểm mà việc chuyển đổi số mang lại cho công ty
Chuyển đổi kỹ thuật số giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Doanh nghiệp không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn tăng khả năng tương tác và trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng, thúc đẩy khách hàng tin dùng sản phẩm. Nhờ Digital transformation mà bạn có nhiều sự lựa chọn đối với các sản phẩm, nó có thể được liên kết trực tiếp với chuyển đổi kỹ thuật số của công ty, có thể do ứng dụng dễ sử dụng, sản phẩm tốt hoặc cách thức giao hàng nhanh.
Digital transformation cũng tăng trải nghiệm nhân viên trong doanh nghiệp. Ngoài cung cấp các dịch vụ về thiết bị và ứng dụng mới, thì Digital transformation còn tạo ra các trải nghiệm đơn giản, hiện đại, đầy đủ cho nhân viên của bạn. Các doanh nghiệp đầu tư về trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tăng năng suất làm việc và các nhân viên sẽ gắn kết với nhau hơn, tăng trải nghiệm cho khách hàng tốt hơn. Ngoài công cụ mà doanh nghiệp cung cấp, thi Digital transformation còn có thể giúp nhân viên truy cập tức thì vào mọi thứ họ cần ở khắp mọi nơi.
Chuyển đổi kỹ thuật số còn tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp, khả năng vận hành liền mạch nhờ phụ trợ. Giúp doanh nghiệp sắp xếp các quy trình công việc, kỹ thuật số và các tác vụ tự động sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Digital transformation nâng cao sự minh bạch trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Trước đây, giám đốc phải đợi nhân viên gửi email hoặc giấy tờ báo cáo, thì giờ đây nhờ Digital transformation mà giám đốc có thể nhận được báo cáo một cách nhanh chóng và có thể xem lại các báo cáo mà mình muốn. Các hoạt động của công ty như việc khách hàng tra cứu về sản phẩm, kế toán kiểm tra doanh số, nhân viên kinh doanh bán hàng hoặc những biến động về nhân sự đều thể hiện ở ngay trên phần mềm của quản trị doanh nghiệp. CEO dễ dàng hơn trong việc xuất tài liệu cũng như ngăn ý đồ xấu.
Digital transformation đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau từ đó tăng hiệu suất làm việc, chất lượng của sản phẩm hơn.
Còn đối với con người, Digital transformation sẽ giúp chúng ta thay đổi được cách sống, giao dịch và làm việc với nhau. Đối với nhà nước, Digital transformation sẽ giúp trải nghiệm của người dân với các dịch vụ mà nhà nước cung cấp, thay đổi mô hình, quy trình nghiệp vụ và phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
Xem thêm: Việc làm digital marketing manager
3. Quy trình của Digital transformation
Digital transformation thay đổi theo từng ngành và từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số bước chuyển đổi số cơ bản mà doanh nghiệp cần có.
3.1. Đánh giá nhu cầu và hiện trạng của doanh nghiệp
Đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng của mình trước khi bắt đầu Digital transformation. Người quản lý, lãnh đạo cần xác định rõ những thứ cần chuyển đổi trong doanh nghiệp của mình như quy mô, cách vận hành, đặc điểm,… Để thực hiện tốt, lãnh đạo có thể chia nhỏ quy trình và phân tích kỹ càng và chính xác. Sau khi đánh giá xong và hiểu được hiện trạng, doanh nghiệp sẽ xác định được những ưu, nhược điểm mà quá trình chuyển đổi số mang lại. Nhờ đó, họ có thể lựa chọn công nghệ và cách chuyển đổi đúng, hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
3.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp
Sau khi đã đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ sẵn sàng trong Digital transformation. Doanh nghiệp cần đánh giá dựa trên 2 tiêu chí là nguồn nhân lực và tiêu chí dữ liệu.
3.2.1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình Digital transformation. Kỹ thuật chuyển đổi số hỗ trợ con người làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn, tuy nhiên, nó chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn được con người. Chúng ta cần thay đổi nhận thức và tư duy về công nghệ chuyển đổi số bằng cách kết hợp đầu óc và hỗ trợ của chuyển đổi kỹ thuật số.
Muốn vậy, lãnh đạo cần đánh giá sự sẵn sàng của nhân viên trong chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách khảo sát, báo cáo, thảo luận hay qua các hình thức kiểm tra. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và cách nhìn từ lãnh đạo, thì mới có thể thay đổi được toàn bộ doanh nghiệp.
Xem thêm: Marketing strategy- chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng
3.2.2. Tiêu chí dữ liệu
Để quá trình Digital transformation diễn ra hiệu quả thì ta cần tối ưu hóa dữ liệu. Doanh nghiệp cần đánh giá và kiểm tra dữ liệu của mình đã được lưu lại bằng file kỹ thuật số hay chưa, hay vẫn lưu trữ ở đâu, loại dữ liệu nào có thể thực hiện quá trình chuyển đổi số,… đây là một bước quan trọng cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Doanh nghiệp cần đánh giá toàn bộ và khách quan để không bỏ sót một dữ liệu quan trọng nào như: Dữ liệu khách hàng, dữ liệu nhân viên, công nghệ của doanh nghiệp, hợp đồng, các dữ liệu mua bán và thanh toán,…
Các nhà quản trị cũng có thể sử dụng kỹ thuật số để đánh giá dữ liệu của đối tác và đối thủ, từ đó các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá dữ liệu hiệu quả nhất trong quá trình chuyển đổi số.
3.3. Lựa chọn công nghệ thích ứng với doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu và lựa chọn công nghệ phù hợp với họ, công nghệ nào có thể giải quyết các vấn đề một cách tối ưu nhất. Ví dụ, doanh nghiệp muốn quản trị nhân lực và công việc hiệu quả thì cần hệ thống ERP, hay doanh nghiệp muốn lưu trữ và sử dụng hiệu quả dữ liệu khách hàng thì cần hệ thống CRM,… Doanh nghiệp chọn công nghệ nào thì sau đó nên tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với các giải pháp và tiến hành chuyển đổi kỹ thuật số.
Khi triển khai, doanh nghiệp nên trao đổi thẳng thắn và rõ ràng về yêu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp mình để có công nghệ tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần thích ứng nhanh chóng và toàn diện để tối ưu hóa chuyển đổi số một cách nhanh nhất.
3.4. Khuyến khích phản hồi
Digital transformation chỉ thành công khi nó được lãnh đạo đến nhân viên biết tới. Vì vậy, cần có sự giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên của mình. Khi đưa ra các quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, lãnh đạo cần lắng nghe các góp ý và đánh giá của nhân viên. Những đánh giá của nhân viên là khách quan và phù hợp nhất, lãnh đạo cần lắng nghe và tiếp thu để quá trình chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra hiệu quả.
3.5. Cam kết chuyển đổi kỹ thuật số
Để Digital transformation thành công, thì thay đổi từ văn hóa sang công nghệ sẽ gây ra nhiều khó khăn. Để các nhân viên nhận thức đúng đắn và hiệu quả về quá trình chuyển đổi số, lãnh đạo doanh nghiệp cần vạch ra chi tiết các ý tưởng, cách chuyển đổi cũng như hiệu quả mà nó đem lại.
Xem thêm: Chạy quảng cáo chuyển đổi là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo chuyển đổi
4. Một số xu hướng trong Digital transformation
Một số xu hướng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số là:
- Các mô hình kỹ thuật số được áp dụng nhanh chóng, bao gồm các nhóm chức năng và đa chức năng được kết hợp.
- AI chiếm vị trí trung tâm.
- Thay đổi khi công ty đầu tư vào nguồn quản trị dữ liệu và phân tích trước đối thủ của họ.
- Mua bán và sáp nhập các ngành công nghiệp CNTT.
- Hình thành đối tác kỹ thuật số mới.
- Mở rộng áp dụng dữ liệu đám mây công cộng.
- Chỉ số thành công về chuyển đổi kỹ thuật số mới.
- Chú ý đến giá trị của nội dung kỹ thuật số một cách lâu dài.
Digital transformation hay chuyển đổi kỹ thuật số đang đóng vai trò trong đời sống của chúng ta, giúp các doanh nghiệp thoát ly được đại dịch trong ngắn hạn và là điểm tựa an toàn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Digital transformation là gì và một số lợi ích mà nó đem lại.
1549 0