Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Doanh nghiệp này cần phải làm gì?

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 08-04-2024

Hiện nay cứ mỗi ngày lại có những doanh nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động. Nếu như một doanh nghiệp với một tập đoàn thì chắc bạn cũng có thể phân biệt được nó, thế nhưng nếu như với các doanh nghiệp với nhau thì bạn làm thế nào để nhận ra chúng. Và doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? hãy cũng chúng tôi cùng tìm hiểu về nó và cách để phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ với những doanh nghiệp khác.

Việc làm

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

doanh nghiệp siêu nhỏ là gì

Hiện nay việc xác nhận và phân loại doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng vì nó còn liên quan đến việc thực hiện và áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành. Bên cạnh đó nó còn thể hiện được tính chất và quy mô của doanh nghiệp hiện nay. Tùy thuộc vào quy mô cũng như vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để thành lập và duy trì hoạt động phát triển của mình thì có rất nhiều loại doanh nghiệp. Có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, thậm chí còn có siêu nhỏ.

Trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ được hiểu là: những doanh nghiệp có vốn thành lập và quy mô hoạt động nhỏ, không những thế mà cả về lao động hay doanh thu của nó cũng nhỏ hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp khác. Theo những tiêu chí của nhóm ngân hàng thế giới thì doanh nghiệp nhỏ chỉ có dưới 10 người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể biết thêm về doanh nghiệp nhỏ chính là doanh nghiệp có từ 10 đến dưới 200 lao động và có số vốn thành lập dưới 20 tỷ đồng, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có từ 200 đến 300 lao động và có số vốn thành lập từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng.

Đó chính là doanh nghiệp siêu nhỏ, như vậy với thông tin trên đây thì bạn đã hiểu doanh nghiệp siêu nhỏ là gì rồi đúng không nào? Trong phần sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin để bạn có thể phân biệt doanh nghiệp siêu nhỏ với những doanh nghiệp khác.

2. Những tiêu chí để nhận diện doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo quy định của pháp luật thì những doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực sau:

Những tiêu chí để nhận diện doanh nghiệp siêu nhỏ

2.1. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- thủy- công nghiệp xây dựng

Đây là những lĩnh vực đóng góp vào nền kinh tế của đất nước rất nhiều, với những ngành nông – lâm – thủy sản và ngành công nghiệp xây dựng là những ngành cần nhiều lao động và vốn để thực hiện được với quy mô lớn. Nếu như doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này:

- Số lượng người lao động tham gia vào làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không quá 10 lao động.

- Tổng số vốn thành lập ban đầu và hoạt động không quá 3 tỷ đồng.

- Tổng doanh thu hàng năm mà doanh nghiệp thu về sau khi đã thực hiện những chương trình quảng cáo, phát triển sản phẩm không quá 3 tỷ đồng/1 năm.

Việc làm nông lâm ngư nghiệp

2.2. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

 Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Không giống những ngành trên cần rất nhiều nguồn lao động tham gia vào công việc để có thể sản xuất hàng hóa, nhưng đối với những ngành này thì lại không cần nhiều lao động với những ngành khác, thế nhưng nó lại đem về doanh thu khủng cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

- Số lượng người lao động làm trong ngành này không quá 10 người, và cũng không quá 10 người tham gia bảo hiểm xã hội 1 năm.

- Tổng vốn thành lập và hoạt động không quá 3 tỷ đồng.

- Tổng số doanh thu mà doanh nghiệp thu về sau những hoạt động kinh doanh không quá 10 tỷ đồng/1 năm.

Đó chính là những tiêu chí để nhận dạng doanh nghiệp siêu nhỏ trong các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Hiện nay, để tận dụng hết những vai trò và đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ, Nhà nước đã áp dụng các chính sách nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau trên địa bàn, cả trong các giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động. Chính vì thế mà việc xác định nhiều loại hình doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp vì đó chính là dấu hiệu để nhà nước áp dụng những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, thuế,...sự trợ giúp này tưởng chừng như nhỏ nhưng đối với các doanh nghiệp hiện nay thì lại không hề nhỏ chút nào, nó giúp cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển mạnh hơn.

Việc làm hành chính văn phòng

3. Những tiêu chí để phân loại các doanh nghiệp siêu nhỏ với nhau

Những tiêu chí để phân loại các doanh nghiệp siêu nhỏ với nhau

3.1. Số lượng lao động tham gia bảo hiểm lao động hàng năm

Trong các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có một lượng người lao động thực hiện và tham gia vào công việc. Theo như quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc hỗ trợ người lao động trong quá trình làm việc của họ.

Số lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội chính là toàn bộ lao động mà người doanh nghiệp sẽ quản lý, doanh nghiệp sẽ sử dụng họ trong công việc và trả lương hàng tháng cho doanh nghiệp.

Số lao động bình quân một năm tham gia vào bảo hiểm xã hội chính là tổng số người lao động tham gia vào bảo hiểm và chia trung bình cho các tháng trong năm đó, và được xác định trên chứng từ nộp bảo hiểm của năm liền kề trước đó.

Đối với những trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm thì số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân được tính theo công thức tổng số người tham gia vào bảo hiểm xã hội của các tháng doanh nghiệp hoạt động và chia có số tháng hoạt động đó.

3.2. Tổng doanh thu năm của doanh nghiệp siêu nhỏ

Tổng doanh thu hàng năm đối với các doanh nghiệp là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng vì nó thể hiện doanh nghiệp siêu nhỏ có thua lỗ hay đem về lợi nhuận cao. Tổng doanh thu hàng năm chính là tổng doanh thu từ việc bán hàng hoá, sản xuất các hàng hóa và cung ứng ra thị trường những dịch vụ sản phẩm tốt nhất. Nó được dựa trên những số liệu báo cáo tài chính của năm trước đó mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Đối với những trường hợp doanh nghiệp mới được thành lập hoặc đã hoạt động 1 năm hoặc trên 1 năm nhưng lại không đem về lợi nhuận vì thế mà các doanh nghiệp này sẽ được dựa trên tổng nguồn vốn quy định.

3.3. Về tổng nguồn vốn thành lập của doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối về kế toán và nó được thể hiện trên báo cáo tài chính của năm trước đó mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý thuế. Đối với những doanh nghiệp có thời gian hoạt động 1 năm mà vẫn không xác định được nguồn vốn của mình thì có thể xác định trong bản kế toán của doanh nghiệp đó tại thời điểm cuối quý liền cạnh với thời điểm mà doanh nghiệp hưởng nội dung hỗ trợ.

Việc làm kế toán

4. Doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng vai trò lại không nhỏ

Khi mà nền kinh tế đang dần phát triển thì vai trò của các doanh nghiệp lại không hề nhỏ, nó không chỉ góp phần vào nền kinh tế của đất nước nói chúng mà còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm đáng kể. Đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ tuy đóng góp không nhiều vào nền kinh tế thế nhưng lại là một trong những doanh nghiệp có tầm quan trọng đáng kể nhất.

Doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng vai trò lại không nhỏ

4.1. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước

Hầu như hiện nay các doanh nghiệp đều đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển của nền kinh tế tiêu biểu là GDP bình quân hàng năm. Bên cạnh đó hàng năm các doanh nghiệp này đều phải thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. Chính điều đó đã làm ổn định hơn ngân sách nhà nước, góp phần giúp Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển cộng đồng, xã hội.

Hiện nay nước ta vì muốn tận dụng những thế mạnh của các doanh nghiệp nhỏ nên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển mạnh. Với sự giúp sức của Nhà nước thêm vào đó là sức trẻ của mình thì các doanh nghiệp bắt đầu thực sự có sự phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề khác nhau và đem lại hiệu quả cao về kinh tế.

4.2. Giải quyết vấn đề việc làm

Hiện nay không chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể giải quyết được vấn đề việc làm mà các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có thể làm được điều đó, vì đơn giản là các doanh nghiệp đều cần phải có người lao động làm việc. Tuy không giải quyết tốt bằng những doanh nghiệp khác thế nhưng nó cũng đang góp phần nhỏ vào vấn đề này.

Vấn đề việc làm hiện nay đang rất nóng, nếu như không giải quyết nhanh và thường xuyên thì không biết sẽ có bao nhiêu người thất nghiệp nữa. Chính vì thế mà khi có sự giúp sức của các doanh nghiệp siêu nhỏ đã giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước cũng như các doanh nghiệp lớn khác trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

4.3. Giúp doanh nghiệp Việt ngày càng nâng cao được khả năng cạnh tranh

Khi mà các doanh nghiệp Việt Nam được thành lập một cách hợp pháp thì nó có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp trên thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mới có thể khẳng định vị thế của mình mà các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có thể làm được việc đó. Vì đôi khi quy mô nhỏ nhưng chất lượng và hiệu quả thì lại không hề nhỏ chút nào.

4.4. Giúp xã hội và cuộc sống người dân ổn định hơn

Khi mà các doanh nghiệp phát triển, đời sống người dân bắt đầu ổn định hơn thì đó chính là động lực để xã hội phát triển. Xã hội giữ được trật tự an ninh, giải quyết được các vấn đề cơ bản thì đó chính là nhờ vào một phần công lớn của các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Đó chính là lợi ích của các doanh nghiệp siêu nhỏ đối với nền kinh tế của đất nước cũng như đối với xã hội và người dân. Tuy được thành lập với quy mô siêu nhỏ thế nhưng những  lợi ích mà doanh nghiệp này đem lại thì không hề nhỏ chút nào. Để thực hiện vai trò của mình tốt hơn nữa thì các doanh nghiệp siêu nhỏ cần phải thực hiện đúng với quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh.

5. Doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm gì để ổn định phát triển

Doanh nghiệp siêu nhỏ cần làm gì để ổn định phát triển

Đối với những doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, với số vốn đầu tư ít ỏi, lượng công nhân cũng ít thì cần phải làm gì để cho doanh nghiệp thực sự phát triển mạnh.

- Hãy tập trung vào những hoạt động chuyên môn, hiện nay có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ nhưng lại muốn đầu tư vào nhiều các lĩnh vực khác nhau và cho rằng đó chính là một lựa chọn đúng đắn nhất. Thế nhưng với số vốn ít ỏi mà họ đầu tư vào thì thật sự như “muối bỏ biển”, vì thế chất lượng sản phẩm của nó cũng sẽ không được tốt, người dùng sẽ nhanh chóng loại bỏ những mặt hàng như vậy. Vì thế mà để phát triển được thì các doanh nghiệp siêu nhỏ cần tập trung vào một mặt hàng đã được lên kế hoạch từ trước, sao cho sản phẩm đó được hoàn thiện nhất và đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhất.

- Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả: Với những doanh nghiệp siêu nhỏ, nguồn nhân lực chưa đến 10 người chính vì thế mà người lãnh đạo cần phải thực hiện sử dụng nguồn nhân lực thật tốt để có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực của mình. Một doanh nghiệp phát triển không hoàn toàn dựa vào số lượng  nhân viên thế nhưng nó có thể dựa vào hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đó.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3075 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT