Field sales là gì? Tìm hiểu về những đặc điểm của mô hình Field Sales
Theo dõi work247 tạiField Sales hiện đang là một mô hình bán hàng đang được rất nhiều daonh nghiệp lựa chọn bởi tính chất dễ tiếp cận khách hàng, dễ tăng daonh số bán hàng hơn mô hình bán hàng online. Vậy Field Sales là gì? Đặc điểm của mô hình bán hàng này như thế nào? Để thực hiện tốt mô hình này bạn cần có những kỹ kế hoạch gì? Liệu mô hình này có thực sự phù hợp với daonh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu về mô hình bán hàng Field Sales trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu chi tiết về Field Sales
Field Sales, hay công việc bán hàng tại địa điểm, có nghĩa là đi ra ngoài thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, theo dõi và kết thúc giao dịch. Theo thời gian, quy trình bán hàng trở nên phức tạp hơn và cần một nhóm làm việc bên trong văn phòng để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, liên hệ giới thiệu sản phẩm và thậm chí là bán hàng. Với thực trạng ngày càng có nhiều người mua hàng trực tuyến hơn, nhiều công ty đã chuyển sang hình thức bán hàng online để tìm kiếm giải pháp bán hàng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại hiện trường có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty có nhiều loại sản phẩm hoặc kinh doanh các sản phẩm có giá thành cao. Bất kể bạn kinh doanh lĩnh vực gì, việc tiếp cận với khách hàng và có chiến dịch bán hàng hiệu quả vẫn là chìa khóa cho sự thành công.
1.1. Field Sales là gì?
Field Sales – Bán hàng tại địa điểm – là một loại quy trình bán hàng trong đó các nhân viên bán hàng đi ra ngoài thị trường và bán trực tiếp tại một hoặc nhiều địa điểm. Các nhân viên bán hàng tại địa điểm xác định khách hàng tiềm năng, liên hệ, chăm sóc khách hàng tiềm năng để đạt được mục tiêu cuối cùng là chốt giao dịch. Nhiều công ty vẫn phụ thuộc đáng kể vào doanh số bán hàng tại địa điểm, trong khi những công ty khác đã cân bằng được doanh số bán hàng tại văn phòng và doanh số bán hàng tại hiện trường.
Xem thêm: Nhân viên thị trường là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
1.2. Lợi ích của Field Sales
Ngay cả trong các doanh nghiệp đang gặp một vài vấn đề về bán hàng, hay những doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh online, thì bán hàng tại đại điểm vẫn luôn là một trong số những chiến lược cốt lõi để tạo ra doanh số bán hàng. Thực tế chứng minh tiếp cận khách hàng bằng hình thức bán hàng tại địa điểm vẫn luôn tỏ ra rất hiệu quả, và đóng góp phần nhiều vào doanh thu từ việc bán hàng của các doanh nghiệp.
Nhưng tại sao các doanh nghiệp lại phụ thuộc vào việc bán hàng tại địa điểm khi họ có thể bán hàng online?
Sau đây sẽ là một số lợi ích của Field Sales work247 đưa ra:
1.2.1. Giúp doanh nghiệp tăng mạnh doanh số bán hàng
Mặc dù hình thức bán hàng online trong văn phòng có ưu điểm là giúp quảng cáo cho các sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng hình thức bán hàng tại địa điểm lại giúp các doanh nghiệp chốt đơn hàng nhiều hơn. Điều này là do bán hàng tại địa điểm có sự trực quan hơn và tâm lý khách hàng khi được tiếp xúc trực tiếp và trải nghiệm sản phẩm thì họ sẽ có xu hướng yên tâm khi mua hàng nhiều hơn.
1.2.2. Tác động đến khách hàng tốt hơn
Các nhân viên bán hàng tại địa điểm có thể sử dụng một số phương pháp để thúc đẩy việc bán hàng, chẳng hạn như trưng bày và cho phép trải nghiệm hàng mẫu, thuyết trình và cho khách hàng chứng kiến trực tiếp những tính năng hấp dẫn của sản phẩm… Các phương pháp trực quan này giúp thu hút khách hàng tiềm năng tốt hơn và khuyến khích họ mua hàng nhiều hơn. Tâm lý khách hàng thường sẽ bị thu hút bởi hình ảnh thực tế và xử lý chúng nhanh hơn so với văn bản hay các hình ảnh trên mạnh. Do vậy, hình thức Field Sales có thể tạo ra tác động tốt hơn đến khách hàng tiềm năng so với hình thức bán hàng online.
Hình thức bán hàng online có thể sử dụng hình ảnh, video và cuộc gọi điện thoại để bán hàng. Những phương pháp này có thể hiệu quả nhưng không có tác động tương tự như các bài thuyết trình hoặc trải nghiệm thực tế.
1.2.3. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tốt hơn
Các nhân viên bán hàng tại địa điểm có cơ hội gặp gỡ và tương tác trực tiếp khách hàng. Họ dành thời gian chăm sóc và theo sát khách hàng tiềm năng và điều chỉnh sản phẩm của doanh nghiệp sao cho phù hợp với những nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, việc trò chuyện trực tiếp hiệu quả hơn so với giao tiếp qua tin nhắn, email hoặc điện thoại. Trong khi trò chuyện với khách hàng, nhân viên bán hàng có thể thể hiện cảm xúc và sự thân thiện của họ, những thứ không có trong điện thoại hoặc email. Trò chuyện trực tiếp cũng giúp loại bỏ nguy cơ hiểu lầm và tạo ra sự tương tác tốt hơn.
Từ những lý do trên, các nhân viên bán hàng tại địa điểm có thể xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Khi đã có quan hệ tốt với khách hàng, bạn có thể cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và chuyển đổi họ thành khách hàng trung thành – những người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
1.2.4. Giúp thu thập dữ liệu và phản hồi từ khách hàng
Các nhân viên bán hàng tại địa điểm là những người gặp gỡ khách hàng và dành nhiều thời gian nhất cho họ. Trong quá trình tương tác, một nhân viên bán hàng tại địa điểm sẽ cố gắng khám phá những điều khó khăn của khách hàng tiềm năng và những nhu cầu đặc biệt nếu có. Họ cũng sẽ là người đầu tiên tìm hiểu xem khách hàng có gặp vấn đề gì không, hay quan tâm đặc biệt đến vấn đề gì khi tìm kiếm sản phẩm.
Dựa trên những thông tin chi tiết được cung cấp bởi các nhân viên bán hàng tại địa điểm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoặc phát triển thêm các tính năng mới cho sản phẩm của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Bạn cũng có thể xác định các vấn đề hàng đầu và phổ biến của khách hàng và có hành động kịp thời để giải quyết chúng.
2. Tại sao các doanh nghiệp đều cần có Field Sales?
Nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp các sản phẩm đơn giản hoặc có chu kỳ bán hàng ngắn, bạn có thể thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc bán hàng tại địa điểm. Mô hình bán hàng tại địa điểm là giải pháp rất quan trọng để đạt được kết quả tối đa từ những nỗ lực của các nhóm bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đã chuyển sang mô kết hợp bán hàng online và bán hàng tại hiện trường để có thể thu được doanh số bán hàng tối ưu nhất.
Xem thêm: Sale là gì và những bí quyết kinh doanh dành cho người đam mê
3. Mẹo xây dựng chiến lược bán hàng tại địa điểm hiệu quả
Để thực hiện thành công mô hình bán hàng tại địa điểm, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tìm kiếm và phát triển đội ngũ bán hàng. Đội ngũ này sẽ là những người trực tiếp triển khai các chiến lược bán hàng cũng như tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
Sau đây là một số mẹo để đảm bảo chiến lược bán hàng tại địa điểm của doanh nghiệp có hướng đi đúng.
3.1. Đặt mục tiêu chính xác cho nhóm bán hàng tại địa điểm
Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần phải làm được những điều sau đây:
- Xác định sẽ cần bao nhiêu nhân viên bán hàng để bao phủ các khu vực trong khu vực mục tiêu của doanh nghiệp.
- Đảm bảo có đủ người quản lý để huấn luyện nhân viên trong các nhóm bán hàng.
- Đảm bảo sự cân bằng phù hợp giữa mục tiêu doanh số bán hàng và những biến chuyển của thị trường cũng như các động thái của đối thủ.
3.2. Làm tốt hơn trong công tác tuyển dụng
Nhà tuyển dụng cần xác định hồ sơ của ứng viên lý tưởng của bạn bằng cách xác định những kỹ năng, kiến thức và mục tiêu nghề nghiệp mà họ cần có để đảm bảo các chiến dịch bán hàng tại địa điểm thành công.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần sẵn sàng lặp lại quy trình tuyển dụng trong trường hợp có nhu cầu tuyển dụng thêm các vị trí tương tự trong tương lai.
3.3. Kiểm tra năng lực quản lý đội nhóm
Để hỗ trợ cho nhóm bán hàng tại địa điểm kinh doanh hiệu quả, hãy đảm bảo có những người quản lý bán hàng phù hợp. Do sự khác biệt giữa bán hàng tại địa điểm và bán hàng online, một người quản lý bán hàng online có thể sẽ không phải là người phù hợp để kiêm nhiệm luôn vai trò kiểm soát quy trình bán hàng tại địa điểm. Sẽ là hợp lý hơn khi tìm một người có kỹ năng lãnh đạo và kinh nghiệm bán hàng tại hiện trường để giúp cho các nhóm bán hàng đạt được các mục tiêu doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
3.4. Lập một kế hoạch khen thưởng doanh số hợp lý
Nhân viên bán hàng cần cảm thấy có động lực và được khen thưởng cho công việc của họ. Đưa ra kế hoạch khen thưởng doanh số sẽ phản ánh nhu cầu của doanh nghiệp và những kỳ vọng vào các nhân viên bán hàng tại địa điểm.
Việc khen thưởng dựa trên doanh số bán hàng hoặc số lượng đầu sản phẩm sẽ giúp các nhân viên bán hàng tại địa điểm có động lực hơn và kết quả là thúc đẩy doanh số bán hàng một cách hiệu quả.
3.5. Đầu tư vào hình ảnh tại điểm bán hàng
Đừng bỏ qua các công cụ và tài nguyên bán hàng tại hiện trường. Các doanh nghiệp nên đầu tư vào hình ảnh thương hiệu của mình và những hình ảnh mà khách hàng sẽ tương tác mỗi khi họ gặp nhân viên bán hàng tại điểm bán.
Việc đầu tư vào hiện đại hóa công nghệ bán hàng sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn khi đến điểm bán, từ đó thúc đẩy được doanh số bán hàng lên mức cao hơn.
Như vậy qua bài viết bạn đã hiểu được Field Sales là gì và vai trò của Field Sales đối với các doanh nghiệp bán hàng. Bán hàng tại địa điểm, không giống như bán hàng online, sẽ không cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bằng cách xây dựng đội ngũ bán hàng tại địa điểm có chất lượng cao, hỗ trợ các nhân viên bán hàng của bạn với những giải pháp kịp thời và trang bị cho họ các công cụ hiện đại, doanh nghiệp có thể đưa chiến lược bán hàng tại hiện trường của mình lên cấp cao nhất và thúc đẩy doanh số bán hàng rằng trưởng với tốc độ cao.
1181 0