Giá cost là gì và cách tính giá cost hiệu quả cần nắm rõ?
Theo dõi work247 tạiViệc cân đối và tính toán những chi phí là hết sức quan trọng nếu như bạn muốn kinh doanh có lãi. Để bảo đảm lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận thì các quán cafe nhà hàng cần tính toán kỹ càng giá cost sản phẩm. Vậy giá cost là gì và cách tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết thú vị của work247.vn dưới đây để giải đáp thắc mắc.
1. Giá cost là gì và lợi ích đem lại
Giá cost hay còn gọi là drink cost hoặc food cost được hiểu là giá bán của mỗi đồ uống, món ăn của quán cafe, nhà hàng. Giá cost của mặt hàng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào dụng cụ, giá nguyên liệu, nhân công, chiến dịch marketing và vô vàn chi phí khác. Vì thế chủ quán khi quản lý hàng quán cần phải tính toán kỹ lưỡng và điều chỉnh giá bán sản phẩm vào từng thời điểm sao cho hợp lý và bảo đảm lợi nhuận đối với nhà hàng của mình.
Các lợi ích cho hàng quán khi tính toán giá cost sản phẩm chính xác:
- Quản lý chi phí mua nguyên liệu đối với quán như mắm muỗi, thực phẩm, trà, sữa, đường, cafe.
- Định giá đồ uống, món ăn phù hợp với đối thủ cạnh tranh và thị trường.
- Đưa ra voucher, chương trình khuyến mãi, giảm giá thích hợp dựa vào giá cost để thu hút khách hàng đến quán.
- Kiểm soát những chi phí để quản lý phân bổ nguồn vốn, dòng tiền hợp lý trong kinh doanh.
- Chủ quán nắm rõ được tình hình doanh thu, lãi lỗ, kinh doanh tại quán một cách chính xác.
2. Khi tính giá cost sản phẩm cần quan tâm đến chi phí nào?
Khi tính cost món ăn, đồ uống chủ quán cần quan tâm tới một số chi phí sau:
- Chi phí cố định gồm dụng cụ, thiết bị, phần mềm, tiền mặt bằng.
- Chi phí trực tiếp gồm các chi phí liên quan đến những sản phẩm như gia vị, nguyên liệu, đũa thìa, cốc nhựa và gồm cả những chi phí dành do hàng hư hỏng, hàng tồn.
- Chi phí nhân công gồm tiền lương nhân viên pha chế, nhân viên bếp, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ, vệ sinh.
- Chi phí dịch vụ: Gồm có chi phí marketing quảng cáo, sự kiện, xây dựng thương hiệu.
- Biến phí: Khi có sự thay đổi theo từng mùa về chất lượng đồ uống thì có chi phí phát sinh. Chẳng hạn như khi trái cây trái vụ thì đồ uống sinh tố giá nhập khá cao do đó chủ quán cần phải lập giá bán cao hơn với giá cố định trước đó.
3. Công thức tính food cost và một số lưu ý
3.1. Công thức tính
3.1.1. Tính theo đối thủ cạnh tranh
Nhiều chủ quán đang áp dụng cách định giá đồ uống đơn giản nếu như ngại việc tính toán nhiều. Bạn có thể căn cứ vào giá bán của những đối thủ cạnh tranh trong khu vực của mình hay theo dõi tình hình thị trường để lên menu và làm giá cho quán đồ uống của mình.
Không nên để mức giá quá thấp so với đối thủ cạnh tranh trong các món tương đương với nhau, Nó sẽ làm áp lực vô hình chung cho quán khi cân đối những chi phí khác ngoài những chi phí nguyên liệu như chăm sóc khách hàng, chi phí marketing.
3.1.2. Theo chi phí lợi nhuận
Công thức tính giá cost theo chi phí và lợi nhuận: P = C + (I + V)/m + X
Trong đó thì
- P: Giá được bán và ghi trong menu
- C là chi phí bỏ ra ly nước bán
- L: Là chi phí chi trả cho việc quản lý vận hành và pr marketing.
- V: Chi phí cơ hội hoặc lãi ngân hàng và số tiền thu hồi vốn.
- X: Lợi nhuận mong muốn.
- m: hệ số dự trù đối với mức doanh số mà bạn muốn tiến hành bán được trong tháng, lợi nhuận đem lại càng lớn khi m tăng.
Khi đó V = (v+a.n.v)/n và v là số vốn ban đầu đầu tư, a là lãi suất ngân hàng hoặc lãi vay, n là dự trù số hàng hóa vốn căn cứ vào số năm được ký kết trong bản hợp đồng đối với chủ nhà.
3.1.3. Theo tiêu chuẩn thực phẩm
Có vẻ hơi khó khăn nếu như tính giá cost căn cứ vào chi phí và lợi nhuận, món đồ uống trong menu chủ quán có thể định giá dễ hơn như sau:
Giá cost = Giá vốn chi phí nguyên liệu / % chi phí thực phẩm
Đây được xem là một trong số các cách phổ biến trong việc định giá sản phẩm. Trong đó tỉ lệ chi phí mặt hàng thực phẩm bị phụ thuộc vào quy mô của hàng quán cafe, nhà hàng. Tỉ lệ này có độ dao động từ 25 cho tới 55%. Tỉ lệ vàng hoặc được những quán ăn, nhà hàng, cafe chọn lựa để tính giá cost là 35%.
Ví dụ 1 ly nước ép táo có giá vốn nguyên liệu là 8.000đ. Chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 35% áp dụng công thức ta có giá cost ly nước ép bưởi = 8.000/35% = khoảng 22.000 đ.
3.1.4. Theo khả năng sinh lời
Đây là hình thức định giá cost món ăn căn cứ vào sự phân tích lợi nhuận doanh thu mà những món ăn đem lại. Với món ăn sinh lợi nhuận cao, chi phí thấp và được khách hàng ưu tiên dùng nhiều thì được định giá thúc đẩy doanh thu bán được nhiều do thiết kế nổi bật hơn.
Cần tính hợp lý nhất Food cost để khi trừ đi chi phí hay những khoản hóa đơn điện nước, lương nhân viên,... thì vẫn sẽ có lãi và kết hợp cùng những bộ phận vận hàng khác kinh doanh nhà hàng sao cho hiệu quả nhất.
3.2. Để tối ưu lợi nhuận cần lưu ý những điều gì?
3.2.1. Để giá dạng lẻ 9000đ hoặc 99.000đ
Để giá lẻ là một típ đánh lừa thị giác khá hay. Chẳng hạn như một cốc trà sữa chân trâu hoàng gia size M có giá 40.000 thì bạn chỉ nên để giá 39.000đ. Quán sẽ có lợi nhuận tương đương với mức giá này tuy nhiên khách hàng sẽ có cảm giác mức giá này rẻ hơn. Giống như vậy một đĩa rau muống xào tỏi có giá 50.000đ cũng chỉ nên để giá 49.000đ mà thôi.
3.2.2. Thực đơn đa dạng món ăn
Bên cạnh thức uống là key của quán trà sữa, cafe thì chủ quán cũng có thể mang thêm ra một số món điểm tâm sáng, món bánh, đồ ăn nhanh, hướng dương hay các đồ uống theo trend với mục đích quán cho thêm doanh thu.
Ngoài các hình thức thông dụng thư tặng sản phẩm, giảm giá, khung giờ vàng thì quán cũng có thể giảm giá khi khách hàng tiến hàng thanh toán mã QR trên phần mềm để làm chương trình khuyến mãi cho quán.
3.2.3. Khéo léo tăng giá
Sự tổng hòa của rất nhiều chi phí là giá cost sản phẩm. Khi có sự biến động trong thị trường thì bị tăng giá nguyên liệu, lúc này chủ quán cần thực hiện điều chỉnh tăng giá món ăn, đồ uống sao cho phù hợp. Mặc dù vậy trong thời gian ngắn không nên tăng quá nhiều lần hay tăng quá nhiều lần so với giá gốc ban đầu làm khách cảm thấy không thoải mái.
3.2.4. Quản lý sản phẩm trên phần mềm bán hàng
Ngoài việc bán quán cafe, nhà hàng tại quán thì còn đẩy mạnh bán hàng trên kênh bán hàng trực tuyến như những ứng dụng ship đồ ăn đồ uống như Now, Grab, Baekmin hay website order. Có thể cân đối mức giá trên app giao đồ ăn với mức chiết khấu doa động từ 20 đến 30% cần phải thanh toán cho các app.
Tải phần mềm quản lý bán hàng 365, nó cho phép người sử dụng nhập giá vốn cũng như giá bán của sản phẩm từ đó sẽ tính ra lãi lỗ, doanh thu chính xác cho quán dựa vào giá vốn và giá bán cố định.
Bên cạnh đó phần mềm cũng cho phép liên kết sản phẩm với kho nguyên liệu hỗ trợ chủ quán tính toán được giá food cost của mặt hàng sản phẩm căn cứ vào định lượng nguyên liệu tiêu thị và giá nguyên liệu đầu vào tương ứng đối với mỗi sản phẩm.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về khái niệm giá cost là gì và cách tính giá cost chi tiết. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đọc và mọi người đã có câu trả lời giải đáp phần nào được thắc mắc đang mắc phải. Cuối cùng xin kính chúc quý độc giả sức khỏe và thành công trong kinh doanh, hẹn gặp lại trong bài viết hữu ích tiếp theo của work247.vn trong những lần tới nhé.
1381 0