Giám đốc dự án là gì? Tìm hiểu vai trò của giám đốc dự án
Theo dõi work247 tạiTrong số các chức danh làm việc trong doanh nghiệp, có lẽ giám đốc dự án là niềm mơ ước của rất nhiều người trong đó ngoài nhân viên của doanh nghiệp đang phấn đấu thì còn có cả những ứng viên mới. Nếu đây là mục tiêu của bạn, vậy thì hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay một số thông tin hữu ích liên quan tới vị trí này qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm về giám đốc dự án
Giám đốc dự án chính là người lãnh đạo, quản lý phụ trách mảng dự án của một doanh nghiệp. Họ được quyền chỉ đạo tất cả từ con người chơ tới những hành động liên quan tới chuyên môn miễn sao các dự án được giao có thể hoàn thành đúng tiến độ.
Giám đốc dự án được coi là vị trí “vàng” mà nhiều người muốn có, vì vậy nếu như coi đây là mục tiêu thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan về việc làm này, khi có sự hiểu biết thì bạn sẽ biết cách làm thế nào để đạt được nó.
Tiếp tục cùng tôi đón đọc những thông tin bên dưới để có những trải nghiệm sâu sắc hơn về vị trí giám đốc dự án nhé.
Tin tuyển dụng: Việc làm giám đốc dự án
2. Tìm hiểu vai trò của giám đốc dự án
Giám đốc dự án được xem là đầu tàu cho 1 tập thể, trong đó họ phải đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau, quản lý từ con người tới công việc. Sẽ có nhiều người chưa hiểu rõ về chức năng của chức danh này, vậy hãy cùng tôi khám phá với những thông tin sau đây.
Vai trò của giám đốc dự án chính là quản lý, đây được xem là vai trò quan trọng nhất so với các chức năng khác có ở giám đốc dự án. Toàn bộ hoạt động trong suốt quá trình triển khai dự án sẽ do giám đốc dự án phụ trách. Bên cạnh đó giám đốc dự án còn tiến hành theo dõi, giám sát các thành viên trong nhóm, trong bộ phận để đảm bảo rằng mọi vị trí đều đang thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của nó.
Giám đốc dự án sẽ là người thường xuyên làm việc với các bên liên quan, phối hợp cùng họ để có phương án làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Hơn nữa 1 dự án được phát triển không do 1 người mà thành, nó phải được kết hợp từ rất nhiều bộ phận khác nhau mới có kết quả như mong đợi.
Ngoài ra, giám đốc dự án còn có thêm vai trò là quản lý các chiến lược rủi ro, đồng thời giám sát tài chính để đảm bảo chúng có diễn ra theo đúng kế hoạch hay không. Bên cạnh đó, giám đốc tài chính sẽ phải tiến hành đưa ra các biện pháp khắc phục sự cố, giải quyết vấn đề hiệu quả để khi mắc phải là có ngay phương án thay thế hoặc xử lý. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa nhất những ảnh hưởng xấu phát sinh.
Đọc thệm: Việc làm Giám đốc phát triển dự án
3. Trách nhiệm của giám đốc dự án
Hiểu về vai trò, chức năng của giám đốc dự án thế nhưng bạn cần phải tìm hiểu thêm một số thông tin về trách nhiệm của vị trí này để nếu bạn có may mắn sở hữu nó thì còn có kiến thức để áp dụng một cách hiệu quả.
Sau đây, work247.vn sẽ đem tới cho bạn một số thông tin về quyền hạn của giám đốc dự án, mời các bạn cùng theo dõi:
3.1. Điều phối và quản lý dự án
Giám đốc dự án là người trực tiếp đề ra các quy định và triển khai nó tới các cấp quản lý bên dưới. Với những nhiệm vụ được giao từ cấp trên, giám đốc dự án sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các đầu việc mà mình được giao, từ đó sẽ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và dẫn dắt đội nhóm của mình để tất cả hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Với từng nhiệm vụ, giám đốc dự án sẽ tiến hành đưa ra deadline để nhân viên biết đường cân đối thời gian để hoàn thành đúng tiến độ.
Bất kể dự án nào thì cũng phải được đáp ứng các yêu cầu được đặt ra trước đó, chính vì vậy ngoài việc quản lý con người, giám đốc dự án còn phải quản lý công việc để chúng hoàn thành đúng chỉ tiêu.
3.2. Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ vấn đề phát sinh của dự án
Là người quản lý, dù có bất cứ vấn đề hay hạng mục nào chưa hoàn thành theo đúng kế hoạch thì đương nhiên giám đốc dự án sẽ phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Mặc dù từng nhân viên làm việc trong nhóm đều đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên chỉ cần 1 trong số họ thực hiện không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới cả đội. Trong đó vì là quản lý lại không giám sát tốt nên giám đốc dự án sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm với ban giám đốc.
Rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh khi một dự án được thực hiện, chính vì vậy nếu như không có đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành và cách xử lý nhanh nhạy thì bạn sẽ không thể làm tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3.3. Là người ký kết hợp đồng liên quan tới dự án
Không chỉ riêng hoạt động quản lý, giám sát hay tổ chức chỉ đạo, giám đốc dự án sẽ phải tiến hành thay mặt công ty đứng ra ký kết các bản hợp đồng hợp tác kinh doanh, các hợp đồng về thanh toán liên quan tới dự án,...
Giám đốc dự án là một trong những vị trí có tầm ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp, vì vậy họ sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm ký kết các bản hợp đồng quan trọng với đối tác, khách hàng và cả nhà đầu tư.
3.4. Giám đốc dự án phụ trách phát triển nhóm
Bạn biết đấy, là người lãnh đạo không những phải đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao và quản lý quân số thật tốt, giám đốc dự án còn phải tiến hành thực hiện việc ghi nhận và đánh giá nhân viên sao cho kết quả là công bằng nhất. Từ những đánh giá ấy sẽ đưa ra các phần thưởng xứng đáng và công bố trước tập thể.
Giám đốc dự án sẽ tiến hành việc xác định và cung cấp mức chất lượng cần thiết, xác định các bên có liên quan và hỗ trợ nhân viên khi họ gặp khó khăn trong công việc.
Đôi khi chính giám đốc dự án sẽ phải chia sẻ kinh nghiệm của mình cho nhân viên để họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Như vậy trách nhiệm của giám đốc dự án đã được làm rõ với những phần thông tin trên đây. Vậy giám đốc dự án đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết dưới đây
Xem thêm: Mẫu CV ngành hoạch định - dự án
4. Giám đốc dự án đem lại lợi ích gì?
Một doanh nghiệp thử hỏi nếu không có giám đốc dự án thì sẽ thế nào?
Chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng 1 cửa hàng dù chỉ có vài người nhưng vẫn cần phải có 1 quản lý thật tốt huống gì là cả một bộ phận, cả một nhóm rất nhiều người cùng nhau thực hiện công việc của công ty, họ sẽ phải tiến hành và đảm bảo từng nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
Ở bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về lợi ích mà giám đốc dự án đem lại là gì nhé:
Thứ nhất, đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạt động của phòng quản lý dự án. Các bộ phận, đội nhóm hay phòng ban có liên quan tới quản lý dự án thì đương nhiên sẽ phải chịu sự giám sát của giám đốc dự án. Giám đốc dự án sẽ thay mặt công ty đứng ra xử lý, giải quyết các vấn đề khó khăn mà nhân viên phản ánh, từ đó sẽ đưa ra những hướng khắc phục hiệu quả hơn. Đồng thời họ cũng chính là những người giám sát từng hoạt động được diễn ra để có được sự ổn định đó.
Vào ngày thứ hai, những bộ phận thiếu sự quản lý sẽ trở nên như con rắn mất đầu, mất phương hướng và không biết đi về đâu. Có giám đốc dự án chắc chắn mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách êm đẹp nhất.
Thứ ba, khi có giám đốc dự án, mỗi nhân viên trong bộ phận sẽ làm việc có trách nhiệm hơn, từ đó công việc sẽ đạt năng suất và hiệu quả hơn.
Bạn và tôi vừa cùng nhau đi tìm hiểu về khái niệm giám đốc dự án là gì và một số thông tin liên quan tới chức danh công việc này. Hy vọng với những gì mà work247.vn chia sẻ trên đây các bạn sẽ biết cách làm sao để đạt được mục tiêu lớn của mình trong thời gian sắp tới. Chúc các bạn thành công.
1029 0