“Làm thư ký học ngành gì?” - Đáp án chính xác nhất dành cho bạn
Theo dõi work247 tạiKhi các ngành nghề trên thị trường trở nên đa dạng thì nhu cầu về việc làm thư ký từ đó cũng tăng cao hơn. Tuy nhiên việc làm thư ký sẽ không chỉ dừng lại ở một mức độ biết mà còn cần phải hiểu. Chính từ đây mà câu hỏi về “làm thư ký học ngành gì?” cũng sẽ dễ dàng trả lời hơn.
1. Vậy thực tế câu trả lời cho “làm thư ký học ngành gì” sẽ ra sao?
Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm về trường đào tạo chuyên sâu cho việc làm thư ký để đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao thì câu trả lời chắc hẳn sẽ khiến bạn không hài lòng. Vì tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành trợ lý và thư lý thực sự.
Dù rằng thư lý được cho là người gần gũi nhất với lãnh đạo, vừa là một người giúp việc lo toan, đến việc làm một cấp dưới chu toàn mọi việc hay đôi khi là người bạn đồng hành. Thư ký đâu chỉ đơn giản là những cô gái chân dài, trau chuốt vẻ bề ngoài thì họ còn phải có sự hiểu biết, khéo léo năng động trong mọi vấn đề ứng xử.
Hơn nữa với khối lượng công việc khá nhiều, liên quan trực tiếp tới nội bộ công ty. Nhiệm vụ thực hiện là truyền đạt mệnh lệnh, các quyết định hay như là một trợ thủ đắc lực thay mặt ban giám đốc giao tiếp, trao đổi đặc lịch trình hẹn với khách hàng. Tức thư ký là bộ mặt thứ 2 của Sếp vậy nên thu nhập nhận được của nghề luôn ở mức “đáng ngưỡng mộ”.
Từ đó cũng dễ hiểu tại sao các sinh viên mới ra trường lại có sự chú ý đặc biệt hướng tới ứng tuyển nhiều như vậy. Và vấn đề về làm thư ký học ngành gì sẽ chính là mối bận tâm lớn nhất cần đến câu trả lời thỏa đáng.
Mách bạn: mô tả công việc thư ký giám đốc
2. Vậy các ngành học nào có thể tham gia làm việc thư ký?
2.1. Lựa chọn ngành thư ký văn phòng
Nếu bạn đang có ước muốn trở thành một thư ký giám đốc của tập đoàn lớn nào đó tại tương lai thì thư ký văn phòng sẽ là một quyết định sáng suốt nhất. Bởi ngành này sẽ đào tạo các cử nhân về việc sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng cũng như tin học để hoàn tất nhiệm vụ hành chính tại doanh nghiệp.
Hơn nữa là việc tại đây người học sẽ còn được cung cấp kiến thức về một số môn cơ sở khác như nghiệp vụ lưu trữ, nghiệp vụ về văn thư, cách soạn thảo, kế toán,...Đặc biệt là ngành còn giúp sinh viên tiến tới xây dựng về nghệ thuật tiếp đãi khách hàng hoàn hảo nhất thiết lập về mối quan hệ.
Đó chính là các kỹ năng không thể thiếu đi của một người thư ký giỏi và một số địa chỉ không thể bỏ lỡ về ngành này như: Trường Cao đẳng Viễn Đông, Trường Trung cấp Bách Khoa, Đại học du lịch Sài Gòn,...
Thầm thì cho bạn: Bí quyết viết mẫu CV thư ký dự án có một không hai
2.2. Lựa chọn về ngành quản trị văn phòng
Đây được biết đến là một ngành học có sự liên quan tới thiết kế và thực hiện triển khai, đánh giá kèm theo về quá trình làm việc văn phòng để có hiệu quả cao nhất. Việc mà các sinh viên lựa chọn theo đuổi chuyên ngành này sẽ được cung cấp về kiến thức kinh tế vĩ mô, luật liên quan lao động và quản trị văn phòng.
Bên cạnh đó với ngành này còn rèn luyện cho sinh viên về những nghiệp vụ thư ký chuyên sâu, lễ tân các công việc nhân sự và quản lý về các hệ thống tin. Cơ hội về việc làm cũng khá cao và có thể lựa chọn bất kỳ môi trường nào với nhiều vị trí thăng tiến cao hơn.
Về chuyên ngành quản trị văn phòng này hiện nay cũng không có quá nhiều trường đào tạo. Bạn có thể tham khảo một số ngôi trường như: trường Đại học Hoa Sen, trường Đại học Sài Gòn, Học viện hành chính quốc gia, Đại học nội vụ TP HCM,...
2.3. Lựa chọn ngành hành chính văn thư
Đối với mọi doanh nghiệp hay như các tổ chức thì văn thư hành chính là một bộ phận không thể thiếu sót. Trực tiếp đảm nhận về quản lý tài sản, quản lý văn thư, sắp xếp phòng, việc mua sắm trang thiết bị, các văn phòng phẩm,...Vậy nên các sinh viên sẽ không cần quá lo lắng về việc làm khi theo đuổi ngành học này.
Cụ thể là với vị trí thư ký văn phòng hay trợ lý với nền tảng kiến thức ngoại ngữ hoàn hảo, am hiểu về tin học văn phòng. Các kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ hành chính và quản lý cũng được đào tạo cơ bản nhất.
Xem thêm: Việc làm Thư ký giám đốc
2.4. Lựa chọn ngành đặc thù về thư ký y khoa
Có lẽ đây sẽ là một vị trí khá thú vị và mới cho các bạn sinh viên yêu thích làm việc về y tế và sức khỏe. Hay như là việc bản thân đang hướng đến một nghề nghiệp bền vững hơn đi kèm mức đãi ngộ hấp dẫn.
Vị trí thư ký y khoa sẽ là người trực tiếp đảm nhận các công việc liên quan tạo hồ sơ bệnh án, lên lịch thăm khám, chép toa đơn thuốc và giải đáp thắc mắc về hành chính. Một vị trí thường xuyên tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày do đó mà sẽ luôn yêu cầu về sự kiên nhẫn, người hành nghề cần biết lắng nghe, ghi chép chính xác,...
Theo đuổi ngành y tá y khoa thì bạn sẽ là người trực tiếp đồng hành với bác sĩ, các điều dưỡng viên hay y tá để chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Từ đó cũng có thể nhận thấy được rằng vị trí không thể thiếu sót tại các phòng khám hay như bệnh viện lớn giúp bạn sẽ chẳng phải lo lắng về cơ hội làm việc tương lai của mình.
2.5. Lựa chọn ngành đặc thù thư ký luật
Thư ký tòa án chắc hẳn là cơ hội việc làm mà rất nhiều ứng viên mong muốn nhưng để đạt được điều đó thì bạn sẽ cần theo học chuyên ngành luật. Công việc thư ký luật sẽ cần thực hiện về ghi chép, nhận chuyển hồ sơ, tống đạt các văn bản tố tụng, hướng dẫn cho đương sự, hay hỗ trợ thẩm phẩm cùng một số nhiệm vụ khác liên quan.
Đặc biệt là nếu bạn muốn giữ được vai trò thư ký luật thì sẽ còn cần trải qua nhiều giai đoạn hơn nữa về đào tạo, thi tuyển công chức, học thêm về nghiệp vụ và chứng chỉ. Sau đó mới là tiến tới việc được bổ nhiệm trực tiếp làm việc.
Các môi trường mà bạn có thể quyết định hướng tới chinh phục ước mơ chuyên ngành này đó là: trường Đại học luật Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học luật HCM,...Cân nhắc xem xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định theo đuổi thư ký luật.
Xem thêm: Khám phá công việc thư ký công trình là gì? Yêu cầu nghề nghiệp
3. Điều kiện để trở thành một thư ký
Ngoài việc tìm hiểu về thư ký là gì, ngành theo đuổi ra sao thì để trở thành một cô thư ký tay xắp hồ sơ tự tin bước đi cùng giám đốc thì bạn sẽ cần chuẩn bị thêm về các điều kiện cần sau đây.
* Một ngoại hình ưa nhìn
Có những trường hợp cụ thể khi tuyển dụng thì từ phía công ty đã đưa ra yêu cầu thẳng thắn về ngoại hình của ứng viên thuộc tốp khá. Tuy nhiên đó không hẳn là gương mặt hay vóc dáng của một hoa khôi mà chỉ cần bạn thể hiện được sự lịch thiệp, nhanh nhẹn, tác phong gọn gàng, giao tiếp hoạt bát. Đó là yếu tố giúp bạn ghi đủ điểm cộng với nhà tuyển dụng.
* Khả năng về ngoại ngữ tốt
Đa phần các công ty làm việc lớn sẽ có đối tác là người nước ngoài vậy nên chính bạn cũng cần nghiên cứu cho cá nhân chút ít về ngoại ngữ. Bởi từ đó bạn có thể gây sự chú ý tốt hơn từ nhà tuyển dụng dành cho bạn.
* Kỹ năng tin học thanh thạo
Dù bạn không tinh tế lắm nhưng cũng cần phải biết cách sử dụng những tính năng cơ bản của các phần mềm văn phòng. Vì công việc của bạn sẽ cần tiếp xúc, soạn thảo hay lưu trữ rất nhiều với máy tính và nếu bạn có ước mơ trở thành một thư ký sẽ cần trau dồi thật tốt về kỹ năng này. Nếu bạn thể hiện về sự lúng túng sẽ chỉ khiến giám đốc đánh giá bạn kém đi và chẳng phù hợp làm cộng sự.
* Nhạy bén và am hiểu
Thư ký sẽ luôn là một vị trí đắc lực của sếp trong công việc và xử lý mọi vấn đề do đó mà việc nhà tuyển dụng chắt lọc các ứng viên nhạy bén là điều rất dễ thấy. Hơn nữa bản thân ứng viên cũng cần có một trí nhớ tốt để khéo léo xử lý các công việc, lịch hẹn, ngày hẹn, số điện thoại,...
Ngoài ra thì đối với một thư ký bạn sẽ cần đảm bảo về điều kiện có khả năng diễn thuyết, luôn có chính kiến và có thể di đa năng cho mọi việc. Trên đây chính là gợi ý giúp bạn trả lời về câu hỏi làm thư ký học ngành gì, hãy thử cân nhắc về điều kiện và nhu cầu xã hội để đưa ra sự quyết định cuối cùng.
3672 0