[Chân dung nghề] Giám sát kinh doanh là gì? Làm những gì?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Đe dọa từ sự cạnh tranh trong thị trường, đã thôi thúc các doanh nghiệp cần thúc đẩy những chiến lược về bán hàng hiệu quả hơn đối thủ. Để mở rộng thị trường, tiếp cận với nhiều khách hàng và gia tăng doanh số, các doanh nghiệp không chỉ cần một đội ngũ bán hàng giỏi. Mà còn cần đến người điều hành giỏi, không ai khác đó chính là những Giám sát kinh doanh. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vị trí việc làm này, hãy đọc những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về Giám sát kinh doanh là gì nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Giám Sát

1. Chính xác thì Giám sát kinh doanh là gì?

Giám sát kinh doanh
Giám sát kinh doanh

Giám sát kinh doanh hay giám sát bán hàng là hai thuật ngữ được thường xuyên sử dụng thay thế cho nhau. Trong tiếng Anh, Sales Supervisor là thuật ngữ chỉ vị trí Giám sát kinh doanh.

Giám sát kinh doanh là gì? Giám sát kinh doanh là một chức danh thuộc bộ phận bán hàng hay bộ phận kinh doanh. Giám sát kinh doanh chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên một địa bàn hay khu vực địa lý đã được phân công. Họ cũng có nhiệm vụ tìm kiếm, phát triển và duy trì mối quan hệ tiềm năng với hệ thống khách hàng của doanh nghiệp, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên bán hàng nhằm đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh.

Cuối cùng, Giám sát kinh doanh cũng là người có chức năng xây dựng và thiết kế các kế hoạch bán hàng thông minh, tối ưu đội ngũ bán hàng nhằm đảm bảo tính khả thi, sự phân phối và độ phủ của sản phẩm cho doanh nghiệp.

2. Giám sát kinh doanh và tầm quan trọng trong doanh nghiệp

Giám sát kinh doanh và tầm quan trọng trong doanh nghiệp
Giám sát kinh doanh và tầm quan trọng trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp “sống” được nhờ vào doanh thu, và không đâu khác, bộ phận kinh doanh chính là bộ phận đảm nhiệm yếu tố này. Bao lâu nay, tầm quan trọng của đội ngũ kinh doanh và bán hàng vẫn được đánh giá rất quan trọng, được các công ty đầu tư về điều kiện, môi trường làm việc và cả những chính sách đãi ngộ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn khi tiến hành mở rộng thị trường. Thị trường có quy mô càng rộng, đồng nghĩa với thách thức gặp phải càng lớn. Những vấn đề vĩ mô được đặt ra lúc này, đó là làm thế nào để họ có thể giành lấy thị phần của riêng mình, trong một bối cảnh xung quanh có quá nhiều đối thủ phát triển các sản phẩm tương tự như thế? Một chiến lược tiếp thị quảng cáo hiệu quả, bài bản và chuyên nghiệp, song song với đó là quá trình phát triển và nghiên cứu thị trường. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó có thể dễ dàng xây dựng được niềm tin thương hiệu từ họ.

Những kế hoạch kinh doanh hay bán hàng sẽ chỉ nằm trên giấy nếu chúng không được triển khai và thực hiện đúng cách, đúng quy trình. Đó chính là lý do mà mỗi Giám sát kinh doanh trong các doanh nghiệp cần hiểu sâu sắc thị trường nơi mình đang phụ trách. Mỗi thị trường ở mỗi khu vực sẽ có những đặc trưng, tâm lý và nhu cầu thị hiếu khách hàng không giống nhau. Họ cần triển khai các chiến lược tiếp cận, bán hàng hiệu quả thông qua việc tối ưu đội ngũ bán hàng cũng như các nguồn lực hiện có.

Tựu chung, Giám sát kinh doanh là một vị trí có tầm ảnh hưởng cũng như có vai trò rất quan trọng ở hầu hết mọi doanh nghiệp. Vì chính họ là những “con sói đầu đàn” cho các chiến dịch mở rộng quy mô sản phẩm, quy mô thị trường. Vì họ cũng chính là những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ở một “cự ly” gần nhất, hiểu được khách hàng nhất.

3. Khám phá công việc cụ thể của Giám sát kinh doanh

Khái niệm Giám sát kinh doanh là gì cũng có thể giúp bạn hiểu khái quát nhiệm vụ của 1 giám sát bán hàng. Nhìn chung khi nói về công việc của họ, thường sẽ bao gồm những vai trò cụ thể như sau:

3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm

Thực hiện các nghiên cứu và phát triển thị trường
Thực hiện các nghiên cứu và phát triển thị trường

Nhiều ý kiến cho rằng Giám sát kinh doanh thường không phải đảm đương trọng trách này. Vì trên thực tế đã có bộ phận phát triển thị trường thực hiện. Nhưng trên thực tế, các chuyên viên phát triển thị trường thường chỉ làm những nghiên cứu chung về thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng với bản chất giám sát bán hàng ở một khu vực địa lý nhất định, nơi có sự khác biệt về đối tượng khách hàng, tiềm lực bán hàng,... Chính vì vậy, chúng đòi hỏi ở một Giám sát kinh doanh cần am hiểu xu hướng thị trường cũng như thói quen tiêu dùng của khách hàng trên phân khúc thị trường cụ thể đó.

Thông thường, trước khi xây dựng các kế hoạch và chiến dịch đẩy mạnh doanh thu, Giám sát kinh doanh cần dựa vào những kết quả ở quá trình nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ gia tăng độ khả thi và hiệu quả với các hoạt động được triển khai sau đó. Nghiên cứu và phát triển thị trường cũng sẽ giúp họ mở rộng thêm nhiều mối quan hệ khách hàng mục tiêu cho sản phẩm.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh được đầu tư công sức sẽ hỗ trợ đội ngũ bán hàng trong quá trình triển khai hoạt động, đảm bảo hướng đến mục tiêu và chỉ tiêu bán hàng trước đó đã đề ra. Trong xây dựng kế hoạch bán hàng, Giám sát kinh doanh thường thực hiện lần lượt các công việc như:

+ Thu thập thông tin khách hàng, thị trường, thông tin về sản phẩm và sự cạnh tranh từ các đối thủ, các chương trình ưu đãi hay khuyến mãi,... để làm cơ sở và nền tảng trong việc lập kế hoạch cụ thể và chi tiết.

+ Lưu trữ, quản lý và theo dõi danh sách toàn bộ khách hàng.

+ Thiết lập các lộ trình bán hàng cụ thể cho đội ngũ nhân viên.

+ Thực hiện theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bán hàng.

+ Tổng hợp chi tiết các báo cáo về khách hàng, doanh số bán hàng, lợi nhuận, đối thủ, đại lý,.... cho ban lãnh đạo theo định kỳ.

Đáp ứng về độ bao phủ
Đáp ứng về độ bao phủ

Độ bao phủ ở đây là gì? Đó chính là cách mà một Giám sát kinh doanh cần đảm bảo được các hoạt động được triển khai một cách đồng đều, liên tục, không có sự trì hoãn. Để làm được nhiệm vụ này, Giám sát kinh doanh cần:

+ Trực tiếp thực hiện các đôn đốc, thúc đẩy và theo dõi sát sao hoạt động làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng. Đảm bảo được tất cả các hoạt động được triển khai đúng luồng, đúng kế hoạch và đạt được hoặc vượt mục tiêu đề ra ban đầu.

+ Chủ động cập nhật và tinh chỉnh, thậm chí là thay đổi các kế hoạch kinh doanh thông qua quá trình giám sát thực trạng và quan sát biến động về các yếu tố trên thị trường. Điều này là nhằm đảm bảo các chiến lược bán hàng đề ra phát huy tính hiệu quả tối đa nhất.

Những hoạt động như phân phối sản phẩm, trưng bày sản phẩm đều là các hoạt động được doanh nghiệp chú trọng. Các hoạt động này sẽ nhằm đảm bảo mang lại sự trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng, cam kết không xảy ra những sự cố trong quá trình cung ứng hàng hóa và sản phẩm (bao gồm số lượng, chất lượng và cả giá thành). Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng là một vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Một Giám sát kinh doanh có năng lực, cần hiểu rõ được những yếu tố tác động đến hàng tồn, nắm bắt thực trạng hàng tồn, quản lý giám sát hàng tồn và quan trọng là lập kế hoạch cụ thể để giải quyết những sản phẩm tồn đọng sao cho hiệu quả nhất. Yếu tố này thường được triển khai qua các công việc sau:

+ Theo sát hoạt động cung ứng và phân phối hàng hóa, sản phẩm, đảm bảo về số lượng, chất lượng và giá cả cung cấp đúng yêu cầu.

+ Quản lý số lượng hàng tồn kho một cách hợp lý nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hàng, cháy hàng,...

+ Đảm bảo trưng bày sản phẩm, hàng hóa đề cao tính thẩm mỹ và khoa học thông qua việc hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng cho đội ngũ nhân viên.

Đảm bảo chỉ tiêu về doanh số
Đảm bảo chỉ tiêu về doanh số

Chắc chắn rồi! Giám sát kinh doanh là gì? Giám sát kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh tổng thể của khu vực phân công. Mặc dù mỗi Giám sát kinh doanh sẽ có những chiến lược và phương án bán hàng khác nhau. Nhưng đến cuối cùng, họ vẫn cần đảm bảo về chỉ tiêu doanh số đã được doanh nghiệp đề ra cụ thể trước đó. Doanh số càng được duy trì, thậm chí là phát triển, sẽ càng chứng minh thực lực của họ, tác động đến nguồn thu nhập của họ cũng như đội ngũ các nhân viên bán hàng.

+ Chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo duy trì và phát triển chỉ tiêu doanh số thông qua việc đôn đốc, thúc đẩy hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Xây dựng các mục tiêu ngắn hạn để đạt được mục tiêu dài hạn.

+ Tiếp nhận, hỗ trợ và giúp đỡ xử lý các vấn đề, trường hợp tình huống cụ thể trong quá trình làm việc của nhân viên.

+ Phát triển bán hàng đảm bảo yếu tố gia tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi tiêu.

Khách hàng là chủ thể chính trong quá trình bán hàng của Giám sát kinh doanh. Để tạo ra doanh thu, phát triển thương hiệu và tạo niềm tin, họ cần ưu tiên các mối quan hệ với khách hàng thông qua việc:

+ Cung cấp sự trải nghiệm dễ chịu, tiếp nhận và xử lý nhanh chóng những vấn đề mà khách hàng gặp phải để xây dựng niềm tin với khách hàng.

+ Cam kết về tính bình đẳng, công bằng trong việc cung ứng sản phẩm, chương trình khuyến mãi, giá thành, độ bao phủ,... với mọi khách hàng.

+ Quản lý và cập nhật thường xuyên danh sách khách hàng.

Phát triển đội ngũ bán hàng giỏi
Phát triển đội ngũ bán hàng giỏi

Giám sát kinh doanh không thể đạt được những mục tiêu mà họ đề ra nếu thiếu đi năng lực của một đội ngũ bán hàng. Những nhân viên bán hàng chính là những cá nhân trực tiếp triển khai các đầu việc mà Giám sát kinh doanh đã phân công và hoạch định trước đó. Năng lực làm việc của đội ngũ bán hàng chính là yếu tố đầu tiên tác động đến tiềm lực kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ cần:

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trực tiếp tuyển dụng, tiếp nhận và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cũng như kỹ năng cho các nhân viên bán hàng mới. Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng nhân viên thông qua quá trình đánh giá và quan sát.

+ Trực tiếp quan sát và nhìn nhận năng lực làm việc của nhân viên bán hàng trong quá trình làm việc. Phát hiện năng lực tốt và năng lực chưa tốt của nhân viên, từ đó ra những quyết định khắc phục phù hợp.

+ Thúc đẩy và tạo động lực làm việc cho nhân viên bán hàng. Quan tâm và kịp thời xử lý các vấn đề mà nhân viên gặp phải trong quá trình làm việc.

+ Làm cầu nối giữa công ty và nhân viên bán hàng.

+ Thực hiện các đề xuất với doanh nghiệp về khen thưởng kịp thời cho những thành viên xuất sắc.

Tìm việc làm giám sát kinh doanh

3.2. Mức lương Giám sát kinh doanh

Kinh doanh nói chung là một bộ phận khá gặp nhiều khó khăn và áp lực từ công việc. Hơn hết, ở một vị trí mang tính lãnh đạo và quản lý như Giám sát kinh doanh, độ khó này còn gia tăng nhiều hơn nữa. Đổi lại, những lợi ích mà vị trí này mang lại cũng đảm bảo cho quyền lợi của họ. Mức lương Giám sát kinh doanh sẽ phụ thuộc chính vào các yếu tố như: tiềm lực doanh nghiệp, năng lực thực tế và kết quả kinh doanh.

Trung bình, một Giám sát kinh doanh sẽ nhận được mức thu nhập cố định từ khoảng 8 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, con số này sẽ tăng lên nhờ vào kết quả kinh doanh vượt chỉ tiêu hay không của phạm vi khu vực mà họ quản lý.

4. Ứng tuyển Giám sát kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu gì?

Ứng tuyển Giám sát kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu gì?
Ứng tuyển Giám sát kinh doanh cần đáp ứng yêu cầu gì?

Giám sát kinh doanh là gì? Để ngồi vào vị trí này, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu về kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ngành hoặc ở vị trí tương đương từ 1 - 2 năm là tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng phải sở hữu những chuyên môn bằng cấp về kinh tế, quản lý kinh doanh,.... Một số doanh nghiệp cũng yêu cầu về ngoại ngữ đối với vị trí việc làm này. Ngoài ra, trong các thông tin đăng tuyển, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ở công việc này như sau:

+ Kỹ năng giao tiếp: Liên quan đến hoạt động kinh doanh, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên nên rất cần đến kỹ năng ăn nói nhé bạn.

+ Am hiểu thị trường sản phẩm: Đây là yếu tố bắt buộc, vì chỉ khi hiểu được đặc trưng cũng như nắm bắt được tiềm lực của sản phẩm đó trên thị trường ở những phân khúc cụ thể ra sao. Thì Giám sát kinh doanh mới có thể lập các kế hoạch kinh doanh phù hợp.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kinh doanh có rất nhiều khó khăn và thách thức, đôi khi là những tình huống mà bạn khó có thể dự đoán trước. Đó chính là lý do, nhà tuyển dụng yêu cầu ở bạn một sự bình tĩnh, nhạy bén và linh hoạt trong quá trình phát hiện vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết phù hợp.

+ Kỹ năng tin học văn phòng

Việc làm nhân viên kinh doanh

5. Trở thành một Giám sát kinh doanh giỏi có khó không?

Giám sát kinh doanh giỏi có khó không
Giám sát kinh doanh giỏi có khó không

Giám sát kinh doanh là một công việc khá lý tưởng cho những ai đang ở vị trí nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên ở một chức vụ cao hơn, đồng nghĩa với trách nhiệm và áp lực cũng gia tăng không kém. Làm thế nào để thành công với vị trí này? Tất nhiên, quá khó để đưa ra cho mỗi người một công thức hoàn hảo nhất. Những điều quan trọng bạn cần trang bị là:

+ Quan sát và nhận định: Quan sát thị trường, quan sát khách hàng, quan sát nhân viên,... hầu hết mọi hoạt động của Giám sát kinh doanh đều cần đến sự quan sát. Chỉ khi bạn tập trung vào một chủ thể, bạn mới có thể biết họ đang mong muốn gì, đang gặp phải vấn đề gì,... Từ đó bạn có thể dễ dàng nhìn nhận, đánh giá, và rút ra những điểm chốt quan trọng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình hoạch định chiến lược.

+ Kiên nhẫn: Bạn sẽ phải đối mặt với núi công việc khổng lồ, những chỉ tiêu doanh số được đề ra từ công ty, những khó khăn từ nhân viên, những thắc mắc từ khách hàng. Bạn sẽ gặp phải stress hàng ngày nhưng điều quan trọng cuối cùng đó là sự kiên nhẫn. Khi bạn kiên trì với công việc, bạn sẽ nhận ra, mọi khó khăn đều có cách hóa giải.

Giám sát kinh doanh là gì? Nếu đang tìm kiếm một cơ hội với việc làm này, hãy truy cập đến work247.vn để nhận thông tin tuyển dụng hấp dẫn nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2201 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT