Giáng chức là gì? Các vấn đề liên quan đến giáng chức
Theo dõi work247 tạiGiáng chức là một cụm từ khá quen thuộc và thường diễn ra với công chức. Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản giáng chức chính là việc bị hạ xuống cấp thấp hơn so với cấp hiện tại thì được gọi là giáng chức. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi giáng chức là gì và những vấn đề xung quanh giáng chức. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. Định nghĩa giáng chức là gì?
Giáng chức là một hình thức kỷ luật thường áp dụng trong các cơ quan nhà nước và áp dụng đối với công chức cấp xã. Điều này đã được quy định tại khoản 8 điều 7 luật bán bố và công chức năm 2024. Đây là hình thức kỷ luật mà người cán bộ khi mắc phải một lỗi nào đó trong quá trình làm việc. Dựa vào tính chất nặng, nhẹ của tội đó mà người cán bộ sẽ nhận những hình thức kỷ luật phù hợp.
2. Một số trường hợp bị giáng chức
Thông tin các cán bộ bị giáng chức được đưa tin khá nhiều trong các bản tin vậy trong những trường hợp nào cán bộ sẽ bị giáng chức, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây.
- Hình thức giáng chức áp dụng cho các đối tượng giữ các chức vụ là chỉ huy trưởng quân sự ở cấp xã khi mắc một số lỗi vi phạm theo quy định sẽ bị giáng chức hoặc những người đảm nhận chức vụ trưởng công an xã có cũng mắc một số lỗi trong quy định sẽ được đưa ra xem xét, kỷ luật. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của sự việc để kỷ luật, hình thức nhẹ là răn đề, cảnh cao, cao hơn chút là giáng chức còn đối với những cán bộ phạm lỗi nghiêm trọng có thể bị cắt chức, đi tù… tùy theo mức độ vi phạm để xử lý. Giáng chức sẽ được áp dụng trong các hành vi vi phạm luật sau đây.
- Những cán bộ không hoàn thành được nhiệm vụ được giao, làm sai nhiệm vụ mà không đưa ra được những lý do chính đáng dẫn đến hậu quả nghiệm trọng xảy ra. Những trường hợp này sẽ giáng chức cán bộ, dựa trên những sai phạm và hậu quả để lại sẽ giáng chức cán bộ xuống những chức thấp hơn. Đây là một hình thức kỷ luật cho bán bộ khi mắc lỗi không hoàn thành nhiệm vụ.
- Những cán bộ có hành vi tham nhũng, hay vi phạm các quy định pháp luật về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, mại dâm hay một số quy định khác. Những người cán bộ mà phạm những lỗi trong phần này và có thái độ kiểm điểm, lấy công chuộc tội thì khi đó những người cán bộ này sẽ bị giáng chức. Khi xét cán bộ giáng chức thì hội đồng sẽ xem xét về hậu quả mà những cán bộ này để lại. Tùy theo hậu quả nặng nhẹ như thế nào và thái độ hối lỗi ra hội đồng sẽ đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, giáng chức xuống thấp cấp hơn.
- Ngoài hai trường hợp trên thì tiếp theo đây cũng là một trong những trường hợp mà cán bộ bị giáng chức. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức và đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trong phạm vi phụ trách của cán bộ đó mà không có biện pháp ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiệm trọng xảy ra. Khi đó hội đồng cũng sẽ xem xét và kỷ luật cán bộ đứng đầu cơ quan đó. Dựa trên mức độ ảnh hưởng mà hội đồng sẽ đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, giáng chức xuống chức thấp hơn.
Trên đây là những trường hợp mà cán bộ bị giáng chức xuống chức thấp hơn. Có thể nói hình thức giáng chức là một hình thức kỷ luật mang tính răn đe cán bộ, giáng chức nhẹ hơn hình thức cắt chức rất nhiều. Với hình thức giáng chức người cán bộ chỉ bị xuống chức thấp hơn nhưng vẫn được làm việc, còn đối với hình thức cắt chức thì người cán bộ đó bị mất việc không được phép làm việc.
Trên đây là một số hình thức giáng chức đối với cán bộ bạn có thể tham khảo để tránh gặp phải những điều trên. Việc bị kỷ luật giáng chức ảnh hưởng rất nhiều đến bạn, dưới đây là một số hậu quả của việc giáng chức.
Tuyển dụng: Việc làm Cán bộ dự án
3. Hậu quả của việc giáng chức là gì?
- Người cán bộ bị giáng chức sẽ nhận một số hậu quả sau đây. Giáng chức đồng nghĩa với việc người cán bộ đó sẽ không được giữ chức vụ đó nó mà thay vào đó cơ quan sẽ sắp xếp cho cán bộ đó nhận một chức vụ khác thấp hơn chức vụ mà cán bộ đó đang nắm giữ. Điều đó công nghĩa với việc chức năng và quyền hạn của bạn cũng sẽ ít đi, những chế độ đãi ngộ cũng sẽ thấp đi. Đây là những hậu quả sát sườn đánh thẳng vào kinh tế của những cán bộ bị giáng chức.
- Ngoài ra khi bị giáng chức cơ hội thăng tiến của bạn cũng sẽ khó khăn hơn, vì trong hồ sơ bạn đã có một chấm đen về những việc làm sai trái không hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Và còn rất nhiều những hậu quả khác như việc có thể sẽ phải làm cấp dưới của những người cấp dưới trước đây của mình. Ở vị trí mới có thể sẽ bị o ép và gây khó dễ. Hay môi trường làm việc ở vị trí mới cũng sẽ không bằng với vị trí hiện tại… Rất nhiều những hậu quả đáng tiếc mà người cán bộ bị giáng chức phải nhận. Điều đó khiến cho bạn bị áp lực và khó chịu
Như vậy có thể thấy việc giáng chức ảnh hưởng rất nhiều đến cán bộ bị giáng chức vậy nên lời khuyên dành cho bạn là hãy hoàn thành tốt công việc của mình, có trách nhiệm với công việc để không bị kỷ luật và xử lý. Tuy nhiên nếu trường hợp bị giáng chức bạn cũng nên chấp nhận và tìm cách vượt qua, dưới đây là một số mẹo vượt qua khó khăn khi bị giáng chức.
Tham khảo: Học lòng “5 điều sếp dạy” để gia tăng hiệu quả làm việc
4. Cách vượt qua khó khăn khi bị giáng chức
Giáng chức là một trong những điều mà cán bộ không mong muốn gặp phải. Những ở một số trường hợp là vô tính phạm lỗi hay cố ý phạm lỗi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà bạn bị giáng chức thì bạn cũng không nên quá buồn và có những suy nghĩ tiêu cực. Điều đó sẽ không tốt cho cuộc sống công việc của bạn. Dưới đây là một số cách để bạn có thể thích nghi và vượt qua khó khăn khi bị giáng chức.
4.1. Sốc lại tinh thần, làm việc tích cực hơn
Khi bị kỷ luật, giáng chức chắc chắn bạn sẽ rất buồn nhưng không phải vì lý do buồn chán mà bạn có những suy nghĩ tiêu cực hay buông thả bản thân. Khi bị giáng chức bạn nên nhìn nhận lại bản thân, nhìn nhận lại những sai phạm của mình để tìm cách sửa chữa.
Bạn có thể làm việc tích cực hơn hoàn thành tốt công việc ở vị trí mới như vậy sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt hơn. Có năng lực và có thái độ làm việc tích cực chắc chắn cơ quan sẽ có cái nhìn tốt về bạn và bạn lại sẽ đi lên bằng năng lực của mình.
4.2. Hòa đồng với đồng nghiệp
Bạn không nên hằn học hay ghen ghet với những đồng nghiệp khác, điều này không làm cho bạn tốt lên mà nó còn ảnh hưởng đến chính bạn. Để có những ngày đi làm vui vẻ thì việc hòa đồng với đồng nghiệp là việc bạn nên làm.
Chỉ cần bạn hòa đồng với những đồng nghiệp mới thì công việc của bạn cũng sẽ thuận lợi hơn, đồng nghiệp sẽ giúp bạn bắt nhịp được với công việc một cách tốt hơn.
4.3. Không ngừng học hỏi và cố gắng
Bạn đã đánh lạc với quy định và bị kỷ luật giáng chức, tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn sẽ không được thăng chức. Chỉ cần bạn cố gắng học tập để nâng cao kiến thức và cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình thì chắc chắn bạn sẽ được xem xét để cân nhắc khi bạn khẳng định được với mọi người về năng lực và phẩm chất của mình.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về giáng chức, những trường hợp bị giáng chức và cách bạn vượt qua khi giáng chức. Hy vọng rằng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn có được câu trả lời hay nhất cho câu hỏi “Giáng chức là gì”
1231 0