Google Analytics là gì? Bật mí những thông tin bổ ích của GA

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Để phát triển một chiến dịch marketing hiệu quả cần sự hỗ trợ của rất nhiều công cụ khác nhau, trong đó phải kể đến Google Analytics. Đây được coi là một công cụ cung cấp các chỉ số thống kế hữu dụng nhất cho người dùng. Vậy thực chất Google Analytics là gì và nó hoạt động như thế nào? Cùng work247.vn khám phá những thông tin này ngay nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Những thông tin cơ bản về công cụ Google Analytics là gì? 

1.1. Khái niệm về GA 

Google Analytics hay còn được viết tắt là GA, là công cụ được phát hành miễn phí bởi Google, cho phép sử dụng để theo dõi hiệu suất trang web và thu thập các thông tin chi tiết và khách hàng truy cập. 

Google Analytics là gì
Google Analytics là gì 

Là công cụ không thể thiếu đối với mỗi nhà quản trị website, Google Analytics  cung cấp cho nhà marketer đa dạng các thông tin về đối tượng truy cập:

- Thông tin cá nhân về nhân khẩu học, vị trí thiết bị, ngôn ngữ, nguồn truy cập và các hành vi truy cập vào website…

- Các số liệu thống kê về lượng người truy cập, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ trên trang và thoát trang…

Từ đó dựa vào công cụ Google Analytics , các nhà quản lý có thể đưa ra định hướng cho những hoạt động marketing sau này nhằm thấu hiểu khách hàng và tăng được hiệu suất và hiệu quả vượt trội của trang web hơn. 

Để có thể sử dụng công cụ Google Analytics bạn cần thiết lập một tài khoản hoặc sử dụng tài khoản google có sẵn. Yêu cầu cần có đối với tài khoản này là một địa chỉ gmail và mật khẩu đăng nhập địa chỉ. Khi đã có tài khoản, bạn sẽ có thể truy cập miễn phí vào Google Analytics và phải luôn đảm bảo địa chỉ gmail là hợp lệ. 

1.2. Ưu- nhược điểm của công cụ Google Analytics là gì? 

Là công cụ miễn phí, hỗ trợ trong đặc biệt các nhà quản trị website đánh giá và phân tích các hành vi khách hàng khác nhau, do vậy sẽ tồn tại những mặt lợi ích và hạn chế riêng. Cùng tìm hiểu các ưu nhược điểm này với work247 với các thông tin dưới đây:

Ưu điểm và nhược điểm của Google Analytics là gì
Ưu điểm và nhược điểm của Google Analytics là gì 

1.2.1. Về ưu điểm 

- Miễn phí, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, ngay cả những người mới bắt đầu.

- Cung cấp nhiều các chỉ số hữu ích và đa dạng các thông tin khác nhau về khách hàng và thống kê khác nhau khi thực hiện truy cập vào website. 

- Google Analytics  cũng chứa rất nhiều các công cụ khác nhau bên trong : phân tích dự đoán, báo cáo, kiểm tra, giám sát…

- Ngoài ra GA còn có thể lọc được các view ảo và và thực hiện đánh giá chất lượng của website thông qua lượt truy cập của người dùng. 

1.2.2. Những nhược điểm còn tồn tại

Bên cạnh việc hỗ trợ rất nhiều các tính năng cần thiết và quan trọng cho nhà quản lý thì Google Analytics vẫn còn một số hạn chế. 

- Độ chính xác tổng thể của dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu người dùng chặn cookies Google Analytics. 

- Báo cáo sẽ được tạo bằng việc lấy mẫu ngẫu nhiên và biên sai số về số lượt truy cập sẽ được đề cập trong các báo cáo này, do đó mà các các phân đoạn nhỏ không được xử lý kỹ sẽ có biên sai số rất lớn. 

Google Analytics được đánh giá là một công cụ mạnh mẽ dành cho các thương hiệu hay các doanh nghiệp. Thông qua GA, bạn có thể khám phá nguồn dữ liệu cực lớn, hỗ trợ cho các chiến dịch quảng bá và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng sẽ có những sai sót về số liệu mà bạn cần nắm bắt thật kỹ. Do vậy để sử dụng có hiệu quả công cụ Google Analytics các nhà quản lý và người dùng cần nắm bắt được sự hoạt động của nó một cách chính xác. 

Xem thêm: Viết content chuẩn SEO là gì? Bí kíp cho người mới bắt đầu

1.3. Các tính năng đặc biệt của Google Analytics 

Các tính năng của Google Analytics
Các tính năng của Google Analytics 

- Thống kê, phân tích số liệu người truy cập trên website: Google Analytics sẽ lọc và thống kê đầy đủ các thông tin về lượng người truy cập vào website kèm theo những hành vi tương ứng của họ. Tất cả các thông tin mày sẽ được hiển thị trong mục Audience: người dùng; người dùng mới; tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ truy cập giữa người dùng mới và cũ; tỷ lệ thoát trang; số phiên…. Ngoài ra GA cũng sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc điểm của người dùng. 

- Đo lường hiệu quả của nguồn dẫn người truy cập tới website. Mỗi một người dùng có thể truy cập vào website của bạn thông qua nhiều cách khác nhau: quảng cáo, link dẫn trên các trang mạng xã hội, thông qua tìm kiếm từ khóa trên Google hay nhập trực tiếp tên miền trên trình duyệt…

- Đo lường tốc độ truy cập website của người dùng: Google Analytics cung cấp đầy đủ về tốc độ truy cập của người dùng bao gồm thời gian tải trung bình; thời gian chuyển hướng trung bình; thời gian tra cứu trung bình; thời gian tải xuống…. Hơn nữa nó còn có khả năng thống kê trên từng trình duyệt và các trang khác nhau nhằm tối ưu quá trình truy cập thông tin ứng với từng khu vực và nền tảng phù hợp. 

- Báo cáo thời gian thực: đây được cho là tính năng đặc biệt nhằm đánh giá tác động của chiến dịch quảng cáo tới người dùng, cho biết được ai đang truy cập, truy cập từ đâu và nội dung bài viết nào được xem tại thời điểm đó. 

Bên cạnh đó Google Analytics còn tích hợp với các ứng dụng khác như là Google Ads, Google Data Studio, Google Ad Manager, Google Search Console…. nhằm tối ưu hóa quá trình thực hiện việc thu thập các dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn đồng thời giúp người dùng xác định được những xu hướng và kiểu mẫu về cách truy cập tương tác với website của họ. 

1.4. Google Analytics có vai trò quan trọng như thế nào? 

Với những tính năng nổi bật cùng với vai trò là công cụ dùng để thống kê chi tiết các thông tin về lượt truy cập website của khách hàng thì Google Analytics sẽ giúp doanh nghiệp trả lời được những câu hỏi được đặt ra ngay từ ban đầu khi bắt đầu thực hiện các chiến dịch marketing:

Tầm quan trọng của Google Analytics
Tầm quan trọng của Google Analytics 

- Làm sao có thể triển khai các chiến dịch này một cách hiệu quả tối ưu nhất ?

- Làm sao để người dùng ghé thăm trang web thường xuyên và tại sao trang web chưa thu hút nhiều khách hàng đến mua sản phẩm? 

- Có những cách nào để cải thiện trang web hiệu quả và phát triển hơn? 

- Cần thay đổi điều gì để trang web trở nên hấp dẫn hơn? 

Từ đó các nhà quản lý sẽ biết cách hoạch định các chính sách, đồng thời đưa ra các biện pháp để cải thiện website và thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân các khách hàng tiềm năng được lâu dài. 

Xem thêm: Google Search Console là gì? Công cụ hỗ trợ các bài viết như thế nào? 

2. Cách thức hoạt động của công cụ Google Analytics là gì? 

Thông qua việc người dùng truy cập vào các website tại trình duyệt để tìm kiếm thông tin thì ngay khi user vừa tương tác với các trang web, dữ liệu sẽ được gửi ngay về Google Analytics. Cụ thể hơn Google Analytics được hoạt động thông qua 4 bước: 

Cách thức hoạt động của Google Analytics
Cách thức hoạt động của Google Analytics 

- Data Collection: thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan tới website đã được thiết lập bằng một mã JavaScript ở bước cài đặt. Toàn bộ cookies người dùng và hành vi truy cập của người dùng sẽ được đoạn mã này ghi lại và gửi về máy chủ Google. 

- Configuration: Google Analytics sẽ thực hiện chuyển đổi các dữ liệu từ sơ cấp thành thứ cấp để xuất thành báo cáo. 

- Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chỉ số mà họ mong muốn theo dõi và cấu trúc của báo cáo cũng sẽ được doanh nghiệp quyết định thông qua thuộc tính View. 

- Reporting: Tiến hành xuất báo cáo website cho doanh nghiệp.

Có thể nói Google Analytics là công cụ phân tích website cực kỳ hữu ích, giúp các nhà quản trị web tiết kiệm được khá nhiều thời gian thống kế, phân tích dữ liệu. Đồng thời thiết lập được chế độ theo dõi website thường xuyên, cập nhật liên tục hiệu suất truy cập của người dùng để từ đó các doanh nghiệp thực hiện việc điều hướng chiến dịch marketing một cách có hiệu quả.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem401 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT