Giải mã client là gì? Những điều cần biết về client trong xã hội

Theo dõi work247 tại
Quỳnh Trang tác giả work247.vn Tác giả: Quỳnh Trang

Câu hỏi client là gì? Đây là cụm từ còn khá mới với nhiều người Việt Nam thế nhưng ở nước ngoài cụm từ này trở nên khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Để giải đáp những thắc mắc về câu hỏi trên mời bạn cùng đọc bài viết này để tìm câu trả lời cho mình.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải nghĩa về client 

Thời đại công nghệ số trở nên phổ biến, sự phát triển của lĩnh vực marketing ở hầu hết các doanh nghiệp là điều tất yếu và client là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp marketing hiện nay.

Giải nghĩa về client
Giải nghĩa về client 

Theo dịch nghĩa thì từ này có nghĩa là khách hàng, đây không phải từ để chỉ một đối tượng khách mua hàng nào cả mà đây là cụm từ dùng để chỉ những nhân viên làm nghề marketing của một doanh nghiệp nào đó. Những công ty có vị trí này thường không đầu tư tuyển dụng một đội ngũ marketing chuyên nghiệp mà thay vào đó, họ đầu tư phát triển mạnh về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Và bởi vì những công ty này không có một bộ phận marketing chuyên nghiệp và đầy đủ thế nên những người làm ở vị trí client tại doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công việc như làm content, SEO, PR…Vì một hoặc một vài người không thể nào làm nổi hết những công việc để đẩy mạnh chiến lược marketing của công ty nên phải đi thuê các agency (marketing bên ngoài) để nhằm hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động marketing của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Brand message là gì? Brand message như nào được coi là thành công 

2. Những công việc phải làm của Client tại một doanh nghiệp

Như đã nhắc tới ở trên, client rất đa di năng và họ làm được rất nhiều công việc mà gần như một bộ phận marketing phải làm. Vậy nên dù là một công việc khá nặng và chịu nhiều áp lực nhưng công việc này vẫn thu hút đông đảo các bạn trẻ thử sức và giúp nâng cao kinh nghiệm của bản thân.

Những công việc phải làm của Client tại một doanh nghiệp
Những công việc phải làm của Client tại một doanh nghiệp

Là một bộ phận nhỏ tại công ty nhưng công việc này vẫn được phân ra với 3 vị trí cụ thể là quản lý thương hiệu, nghiên cứu thị trường và quản lý về truyền thông của doanh nghiệp rất rõ ràng với mỗi vị trí thực hiện những công việc cụ thể như sau:

2.1. Quản lý thương hiệu của doanh nghiệp

Quản lý thương hiệu của doanh nghiệp
Quản lý thương hiệu của doanh nghiệp

Là một công ty với thế mạnh về sản phẩm thế nhưng việc làm thế nào để sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết tới lại cần có một vị trí quản lý và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu này. Công việc này không chỉ quản lý thương hiệu công ty mà còn phải làm sao để phát triển thương hiệu cho nhiều người biết tới doanh nghiệp hơn vậy nên công việc này sẽ phải làm những việc như sau:

- Thu thập ý kiến khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp

- Xây dựng và chăm sóc hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng bằng một chiến lược cụ thể kết hợp cùng agency và các bộ phận khác của công ty

- Kiểm tra tính hiệu quả của thương hiệu trên thị trường

2.2. Quản lý công việc về tiếp thị kinh doanh

Đây là công việc có mối quan hệ liên kết mật thiết với Quản lý thương hiệu bởi công việc này có nhiệm vụ đẩy mạnh vai trò của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường mà người ta thường gọi với cái tên “ Sale” hay “ Service”. Bởi công việc này cần phải hỗ trợ nhân viên quản lý thương hiệu đưa trực tiếp những sản phẩm, dịch vụ của công ty tới tay khách hàng và phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân để cho khách hàng cảm nhận được sản phẩm, dịch vụ của công ty một cách hài lòng để nâng cao thương hiệu công ty trong lòng người tiêu dùng.

Bởi thế nên người làm công việc này phải làm những công việc cụ thể là: 

- Quản lý về mặt hàng hóa

- Tạo dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chiến lược cho sản phẩm, dịch vụ của công ty trong thời gian dài

- Quản lý và đào tạo đội ngũ nhân viên của bộ phận mình

- Làm việc với các bộ phận khác để hoàn thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp

2.3. Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Đây là một công việc thầm lặng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, họ là những người nghiên cứu và phân tích các chiến lược hiệu quả hay không hiệu quả của doanh nghiệp bằng các số liệu cụ thể và hỗ trợ cùng những vị trí công việc trên để đảm bảo hiệu quả hoạt động marketing tại doanh nghiệp. Ở công việc này họ phải làm những công việc như:

- Nghiên cứu và đánh giá các nhu cầu của khách hàng

- Nghiên cứu đối thủ của doanh nghiệp

- Phân tích và đề ra những xu hướng mới của thị trường

- Thu thập và nghiên cứu thị trường mục tiêu

2.4. Quản lý mảng truyền thông, quảng cáo

Quản lý mảng truyền thông, quảng cáo
Quản lý mảng truyền thông, quảng cáo

Đây là công việc mà hầu hết các bộ phận marketing của doanh nghiệp lớn nhỏ đều có bởi nhu cầu thị trường ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều để xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, nghiên cứu thị trường chính xác và đẩy mạnh doanh thu của doanh nghiệp phải cần có đội ngũ PR hiệu quả. Công việc này đòi hỏi phải làm sao để sản phẩm dịch vụ của công ty tiếp cận với được nhiều khách hàng bằng cách kết hợp với các bộ phận để thúc đẩy hoạt động truyền thông quảng cáo hợp lý cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy nên công việc này phải làm những việc cụ thể là: 

- Theo dõi và giải đáp các vấn đề của khách hàng

- Đăng content và chăm sóc xây dựng các trang mạng xã hội cho doanh nghiệp

- Nghiên cứu, phân tích sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp

- Xây dựng các kế hoạch triển khai quảng bá thương hiệu trên các trang thương mại điện tử

- Giám sát và kiểm tra những chiến lược marketing của doanh nghiệp đã hiệu quả hay chưa để điều chỉnh và đưa ra phương án thay đổi cùng với các phòng ban khác.

Xem thêm: AIDA là gì? Bật mí về chiến lược thú vị trong kinh doanh 

3. Những điểm khác nhau của client và agency

Agency và Client nhìn chung đều có tác động đến khách hàng nhằm giúp đẩy mạnh hiệu quả thương hiệu, nâng tầm chất lượng về dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng. Thế nhưng vì đây là hai công việc cùng làm trong lĩnh vực marketing nhưng client và agency lại có những điểm khác biết riêng nên mới có hai tên gọi khác nhau cụ thể là:

Những điểm khác nhau của client và agency
Những điểm khác nhau của client và agency

- Agency có thể làm việc với nhiều công ty nhưng vị trí này cần hiểu rõ bản chất của các chiến lược marketing mà các doanh nghiệp thuê mình cần để đề ra những phương án marketing phù hợp hơn với doanh nghiệp

- Client thì là công việc làm việc trong một vị trí, một công ty và phải làm rất nhiều công việc khác nhau trong công việc nên client sẽ phải bao quát công việc được giao hiệu quả nhất.

- Client là công việc dùng lý trí để hoạch định chiến lược marketing cho công ty, còn client lại cần phải sử dụng cả lý trí và cảm xúc để đưa sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp thu mình cần tới khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao.

- Client sẽ chỉ quan tâm tới việc đề ra chiến lược và nghiên cứu tệp khách hàng thì Agency là một bộ phận mở rộng có tác động tích cực đến việc quảng cáo sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn và tăng hiệu quả quảng cáo của doanh nghiệp. 

Với những bạn trẻ mới ra trường thường thích chọn làm việc trong các công ty Agency bởi sự năng động, sáng tạo và không ngừng phát triển kỹ năng tại công việc này. Còn với những ai thích làm việc trong nhóm và thích làm vị trí quản lý sẽ hợp với các công ty client bởi sư ổn định và tính kết nối đồng đội của vị trí này. Nhưng client lại có hạn chế đó là không được quá sáng tạo trong ý tưởng mà phải sáng tạo theo khuôn khổ cho phép và phải có sự hợp nhất của các phòng ban để thực hiện ý tưởng đó.

Nói chung mỗi người sẽ có những lựa chọn công việc riêng miễn sao bạn làm việc 8 tiếng/ ngày cảm thấy vui vẻ và yêu thích công việc của mình mặc dù hầu hết các công việc luôn có những áp lực vô hình.

Bài viết trên của work247.vn chắc hẳn đã giúp bạn hiểu client là gì rồi phải không? Nếu là bạn, bạn sẽ chọn làm việc trong môi trường client hay agency? Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo để tìm hiểu những chủ đề thú vị khác nữa nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem205 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT