Mách bạn cách chuẩn bị hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn nhất
Theo dõi work247 tạiNhu cầu ăn, mặc, ở của con người ngày càng cao, vì vậy họ luôn mong muốn xây được những ngôi nhà với lối kiến trúc đặc biệt và vững chãi. Do đó, kỹ sư xây dựng đang là một trong những ngành nghề hot và có nhu cầu tuyển dụng cao. Nếu bạn đang tìm việc ngành này và cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc, vậy thì đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm để chuẩn bị hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn nhất.
1. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng đầy đủ
Hồ sơ xin việc cho kỹ sư xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng có thể biết được những thông tin cơ bản của ứng viên và đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng hay không. Từ đó, quá trình sàng lọc hồ sơ cũng dễ dàng hơn, nhà tuyển dụng cũng chọn được ứng viên phù hợp và tiềm năng.
Hồ sơ xin việc cũng là giấy tờ giúp ứng viên thể hiện được thế mạnh của bản thân mình, chứng minh được mình là ứng cử viên phù hợp để có cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn dễ dàng.
1.1. Thành phần cần có trong hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng
Một bộ hồ sơ xin việc dành cho kỹ sư xây dựng gồm có những giấy tờ như: Sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc, thư xin việc, giấy khám sức khỏe, bằng cấp chứng chỉ liên quan, chứng minh nhân dân photo (hoặc căn cước công dân photo), ảnh thẻ.
1.1.1. Sơ yếu lý lịch tự thuật
Sơ yếu lý lịch tự thuật là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của bạn. Đây là một bản khai lý lịch của ứng viên, cung cấp các thông tin về bản thân, gia đình, quá trình học tập và công tác của ứng viên.
Bạn có thể sử dụng sơ yếu lý lịch tự thuật có sẵn mua ở các cửa hàng photo, tạp hóa hoặc có thể tải các mẫu sơ yếu lý lịch trên mạng để điền các thông tin cần thiết.
Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn dán ảnh thẻ 4x6 vào góc bên trái của sơ yếu lý lịch và xin xác nhận của địa phương nơi bạn cư trú. Lưu ý rằng xác nhận này chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng thôi bạn nhé!
Xem thêm: Bí quyết viết kỹ năng chuyên môn ngành xây dựng trong CV xin việc
1.1.2. Đơn xin việc
Đơn xin việc xây dựng dành cho kỹ sư xây dựng cũng là một giấy tờ quan trọng, quyết định bộ mặt của ứng viên trong quá trình xin việc. Một lá đơn xin việc cũng giúp bạn có thể PR về bản thân mình, chứng minh được rằng mình phù hợp với vị trí ứng tuyển tại đây.
Bạn nên nêu bật được những kỹ năng và điểm mạnh của mình trong lá đơn này, bởi vì ngành kỹ sư xây dựng đòi hỏi kiến thức cùng kỹ năng chuyên môn khá cao, do đó bạn có thể khéo léo nhấn mạnh những đặc điểm của mình. Nếu bạn tốt nghiệp những ngành liên quan đến kiến trúc và xây dựng nên ghi vào lá đơn của mình, đây là một điểm mạnh giúp bạn lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
1.1.3. Thư xin việc
Giống như đơn xin việc, thư xin việc xây dựng giống như một lá “thư ngỏ” đến nhà tuyển dụng. Bạn nên thể hiện được mong muốn được làm việc tại công ty và khẳng định được những điểm mạnh của bạn thân mình. Một lá thư xin việc hoàn hảo sẽ giúp bạn ghi điểm tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
1.1.4. CV xin việc
CV kỹ sư xây dựng là bản tóm tắt các thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp xây dựng, sở thích, kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm làm việc… gửi đến nhà tuyển dụng. Để có thể viết được mẫu CV tốt nhất, bạn nên tải mẫu CV ở work247.vn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt, bạn cần nêu bật được các mục tiêu nghề nghiệp của mình gắn với mục tiêu chung của công ty
Đây là một giấy tờ quan trọng và cần thiết, vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ càng và chuẩn bị chu đáo trước khi gửi đến nhà tuyển dụng nhé!
1.2. Chuẩn bị hồ sơ bản mềm gửi qua gmail xin việc
Ngày nay, ứng tuyển online ngày càng trở nên phổ biến, do đó bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc bản mềm có thể gửi đi khi cần thiết. Khi gửi email đến nhà tuyển dụng, bạn cần ghi tiêu đề email rõ ràng gồm có tên bạn, vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn: [Họ tên của bạn] Hồ sơ ứng tuyển vị trí Kỹ sư xây dựng Hoặc [ĐƠN ỨNG TUYỂN] HỌ TÊN CỦA BẠN_ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ KỸ SƯ XÂY DỰNG.
Các giấy tờ trong bộ hồ sơ bạn cũng cần được nén thành một file theo định dạng là “.doc” hoặc “.PDF” để nhà tuyển dụng có thể mở được trên nhiều thiết bị khác nhau. Đặc biệt, nếu bạn có các bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến công việc, bạn có thể chụp ảnh và scan lại, sau đó nén bằng tệp “.rar” nhé!
2. Cách thức để hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng ấn tượng
Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc ngành kỹ sư xây dựng, bạn cần chú trọng cả về nội dung và hình thức.
2.1. Về nội dung
Các giấy tờ trong bộ hồ sơ cần được viết trung thực và đầy đủ các nội dung. Bạn cần nhấn mạnh vào những kiến thức và kỹ năng mà một kỹ sư xây dựng cần có. Một số kỹ năng bạn có thể kể đến như: Thành thạo các phần mềm thiết kế xây dựng, bóc tách khối lượng, biết đọc bản vẽ kỹ thuật… Bạn cần chứng minh được năng lực của mình, tuy nhiên không nên quá phô trương và nói quá về bản thân mình.
Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà nhà tuyển dụng yêu cầu, tránh thiết bất kỳ giấy tờ nào. Bởi vì trong quá trình sàng lọc hồ sơ, nếu nhà tuyển dụng thấy những hồ sơ không đủ các giấy tờ theo yêu cầu của họ, họ sẽ loại ngay lập tức.
2.2. Về hình thức
Một bộ hồ sơ xin việc cần không được viết sai chính tả vì đây có thể coi là điều cấm kỵ. Sau khi hoàn thành các giấy tờ, bạn nên rà soát cẩn thận các lỗi chính tả và những lỗi cơ bản. Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè đọc lại hồ sơ giúp bạn và nhanh chóng sửa chữa các lỗi sai.
Bạn cũng nên sắp xếp các giấy tờ trong bộ hồ sơ hợp lý và khoa học, nên đưa những giấy tờ quan trọng như CV xin việc, đơn xin việc lên hàng đầu, những giấy tờ như giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch nên để xuống dưới nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn xin việc kỹ sư xây dựng chuẩn nhất
2.3. Một số lưu ý khác
Bên cạnh đó, khi gửi hồ sơ đến nhà tuyển dụng, thay vì gửi hồ sơ trực tiếp đến phòng hoặc bộ phận nhân sự, bạn nên gửi hồ sơ trực tiếp đến người tuyển dụng. Đây là một cách giúp bạn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, nghiêm túc và có khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
Về thời gian làm hồ sơ, bạn cũng cần chủ động thực hiện các giấy tờ và chuẩn bị sẵn sàng, khi nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn có thể nộp lập tức. Bạn nộp hồ sơ đúng yêu cầu cũng giúp bạn ghi thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Các giấy tờ nào cần công chứng và mất nhiều thời gian, bạn nên ưu tiên làm trước và cố gắng hoàn thiện hồ sơ nhanh chóng nhất.
Khi đến phỏng vấn kỹ sư xây dựng, bạn nên nộp hồ sơ photo trước và khi được vào làm việc chính thức, bạn mới cần nộp hồ sơ bản gốc. Quá trình này giúp bạn không phải công chứng quá nhiều hồ sơ, giúp bạn tiết kiệm được cả thời gian và chi phí khi chuẩn bị. Do đó, bạn nên photo từ 5 đến 10 bộ hồ sơ để đề phòng các trường hợp cần thiết.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những giấy tờ chuẩn bị trong hồ sơ xin việc kỹ sư xây dựng. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng để tránh mất thời gian và “vuột” mất cơ hội đang có. Vì vậy, trước khi gửi hồ sơ đến tay nhà tuyển dụng, bạn cần kiểm tra kỹ càng giấy tờ và chuẩn bị sẵn sàng các câu trả lời cho buổi phỏng vấn của mình. Chúc bạn tìm được công việc ổn định và trở thành một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp nhé!
1160 0