HR Manager là gì? Phát triển sự nghiệp với nghề Quản lý nhân sự
Theo dõi work247 tạiĐiều gì làm nên sự thành công của một doanh nghiệp? Có thể nhiều ý kiến cho rằng đó là năng lực và sự điều hành của một CEO, hay có thể là nguồn vốn, sản phẩm, thị trường, chiến lược tiếp thị,... Nhưng có lẽ, nhiều người đã quên rằng, con người mới chính là yếu tố tồn tại lâu dài nhất và có sức ảnh hưởng lớn lao nhất đối với sự thành bại của một công ty, hay tổ chức. Nhân lực trong doanh nghiệp được đảm bảo và cam kết về mặt chất lượng không đơn giản mà có. Đứng đằng sau kết quả này là quá trình nỗ lực của một hình bóng - không ai khác đó chính là HR Manager. Trong bài viết này, work247.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm HR Manager là gì? Tại sao hộ lại quan trọng trong doanh nghiệp đến thế và điều gì làm nên sự thành công của họ nhé!
1. HR Manager là gì? - Chân dung Quản lý nhân sự
Có thể ở đâu đó trong hình dung của bạn, HR Manager là một vị trí công việc thuộc bộ phận nhân sự. Hiểu một cách ngắn gọn mà đầy đủ, thì HR Manager là một thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, được sử dụng để chỉ vị trí Quản lý hay Trưởng phòng bộ phận nhân sự. Theo đó, HR Manager là những cá nhân có quyền hạn cao nhất bộ phận và trực tiếp lãnh đạo những hoạt động liên quan đến bộ phận nhân sự. Họ chịu trách nhiệm xây dựng, thiết kế và cho triển khai thực hiện các chiến lược nhân sự, sao cho chiến lược đó phù hợp và hướng mục tiêu đến chiến lược kinh doanh tổng thể của tổ chức. Cuối cùng, HR Manager chính là người tiếp nhận và đưa ra các quyết định, giải pháp nhằm giải quyết các ý kiến, yêu cầu, khiếu nại về toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty.
Có thể nói, với những chức năng mà một HR Manager mang lại, dường như trong mọi tổ chức, không thể thiếu vắng vai trò của họ. Ở phần nội dung tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về những nội dung nhiệm vụ mà một HR Manager phải thực hiện nhé!
2. Chức năng và nhiệm vụ của HR Manager trong doanh nghiệp
Có thể khẳng định, trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, HR Manager thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Họ được ví như là “chiếc cầu nối trung gian” giữa nhân sự trong tổ chức, giữa nhân viên với lãnh đạo và giải quyết êm đẹp, đảm bảo yếu tố “thấu tình đạt lý” trong mọi vấn đề nội bộ của tổ chức. Nếu như trước đây, khi nói về vai trò của một quản lý nhân sự, chỉ thường gói gọn ở các chức năng liên quan nhiều đến sư vụ hành chính, nghĩa là giấy tờ, thủ tục, văn thư của công ty. Ngày nay, HR Manager không những đảm nhiệm vai trò quản lý con người, tuyển dụng nhân sự mới, mà còn có trách nhiệm chính trong xây dựng, hoạch định chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Sau đây, là những chức năng chính của HR Manager:
2.1. Nhiệm vụ tuyển dụng
Nói đến bộ phận nhân sự là chúng ta thường nghĩ ngay đến nhiệm vụ tuyển dụng. Với vị trí HR Manager, đây cũng chính là trách nhiệm đầu tiên của họ. Nhiệm vụ này bao gồm:
+ Thứ nhất, đưa ra các đề xuất về nhu cầu tuyển dụng cụ thể của doanh nghiệp dựa trên các thống kê và đánh giá về thực trạng nhân sự của từng bộ phận.
+ Thứ hai, xây dựng và thiết lập các chiến lược tiếp thị thương hiệu để qua đó, thu hút và hấp dẫn nhân sự trong nhiệm vụ tuyển dụng.
+ Thứ ba, xây dựng chi tiết bản thông tin đăng tuyển và mô tả công việc cho các vị trí quan trọng, cần đến chuyên môn.
+ Thứ tư, trực tiếp làm công tác phỏng vấn, sàng lọc và quyết định chọn lựa nhân sự mới.
+ Thứ năm, trực tiếp xây dựng kế hoạch đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ nhân sự mới về mọi mặt để họ có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường của doanh nghiệp.
+ Thứ sáu, trực tiếp tổng hợp, quản lý và lưu trữ các biểu mẫu, tài liệu có liên quan đến nhân sự mới, và các quy trình cụ thể trong quá trình tuyển dụng.
Ở một số công ty lớn, những nhiệm vụ trên có thể cho phép HR Manager phân công cho những nhân viên ở bộ phận dưới cấp, chẳng hạn như chuyên viên nhân sự, trợ lý nhân sự. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp nhỏ hơn, họ có thể kiêm nhiệm từ những nhiệm vụ nhỏ nhất. Hoặc chính họ là người “follow” các vấn đề này.
Xem thêm: [Hé lộ] Chi tiết bản mô tả công việc Giám đốc nhân sự chuẩn
2.2. Nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn
Bất kể một nhân sự mới có kinh nghiệm làm việc nhiều năm đi chăng nữa, thì việc hướng dẫn, đào tạo vẫn vô cùng cần thiết. Đó chũng chính là trách nhiệm thứ hai của một HR Manager. Việc hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp được giao cho HR Manager vì tất cả hoạt động đào tạo cần đảm bảo hai yếu tố: tiết kiệm chi phí đào tạo mà vẫn cam kết về tính hiệu quả sau quá trình đào tạo. Cụ thể, nhiệm vụ của họ là:
+ Thứ nhất, theo dõi và đưa ra các đề xuất về chương trình đào tạo cụ thể: Họ sẽ trực tiếp xây dựng các sự kiện, khung chương trình hay các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Họ có thể đề xuất mời các giảng viên, diễn giả hay các chuyên gia trong ngành bên ngoài để đứng lớp. Hoặc cũng có thể thiết kế các khóa học trực tuyến cho nhân viên, hoặc hỗ trợ kinh phí học tập và đào tạo cho nhân viên.
+ Thứ hai, tổ chức đào tạo: HR Manager cần quan tâm và quản lý thật sâu sát về hoạt động tổ chức công tác đào tạo. Điều này bao gồm cả việc quản lý hình thức đào tạo, địa điểm cụ thể, thời gian cụ thể, mức chi phí tiêu tốn và khách mời trực tiếp giảng dạy,...
+ Thứ ba, quản lý đầu vào nhân sự và sàng lọc qua các khóa học: HR Manager cần biết được năng lực và kết quả của các học viên sau mỗi một khóa học được triển khai. Có nghĩa là họ cần nắm rõ được mức độ hiệu quả sau khóa học có tương ứng và bù đắp được chi phí, ngân sách của doanh nghiệp bỏ ra cho khóa học đó hay không? Những nhiệm vụ này nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bằng việc trả lời cho câu hỏi: “Có nên lặp lại khóa học này ở những nhân sự tiếp theo?”, “Có phương án nào khác để thay thế?,...
+ Thứ tư, lưu trữ và quản lý toàn bộ tài liệu đào tạo: Tất cả những tài liệu liên quan đến việc đào tạo nhân sự đều được HR Manager lưu trữ và quản lý. Đó có thể là kết quả học tập của nhân sự, hợp đồng làm việc với giảng viên, các chứng từ, giấy tờ liên quan đến chi phí tỏ chức khóa học đó,...
+ Thứ năm, lập báo cáo cụ thể: HR Manager sau khi một khóa đào tạo nhân viên kết thúc, cần xây dựng các báo cáo thật chi tiết về các khía cạnh có liên quan đến hoạt động này cho ban lãnh đạo.
2.3. Nhiệm vụ đánh giá và quản lý
Đánh giá nhân sự là hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng sẽ ít nhiều chưa phản ánh một cách chân thực nhất về chất lượng nhân sự. Mà hơn hết, các HR Manager phải xây dựng khung đánh giá, bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để lấy làm thang đo chuẩn xác cho một nhân sự mới. Chẳng hạn như các đánh giá dựa trên tiêu chí về thái độ, phong cách làm việc, hiệu quả công việc, kỹ năng,...
Việc đánh giá và quản lý đánh giá của HR Manager sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận khách quan nhất về nguồn lực mới cho mình. Từ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra các quyết định giữ lại, sa thải hay phát triển các nhân sự cụ thể, dựa trên cơ sở đánh giá nhân sự của HR Manager.
2.4. Nhiệm vụ xây dựng - quản lý văn hóa công ty
Văn hóa công ty có thể được đình hình từ thời doanh nghiệp mới khai sinh. Những người lãnh đạo hay các nhân sự đi trước có thể là những người trực tiếp tạo ra văn hóa đó. Mặc dù vậy, HR Manager vẫn phải là cá nhân đầu tiên hiểu rõ nhất văn hóa của công ty mình. Nói đúng hơn, họ phải là người tham mưu, đóng góp các ý kiến để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, biết cách kết hợp văn hóa doanh nghiệp với các sự kiện cụ thể, chính sách cơ chế liên quan đến nhân sự.
Văn hóa doanh nghiệp là phạm trù quá rộng để đưa ra bàn luận. Nhưng tựu chung, đó là tất cả sự quy tụ của các yếu tố làm nên đặc trưng thương hiệu, dấu ấn của doanh nghiệp đó không chỉ trong mắt khách hàng, mà còn trong mắt các nhân viên, được áp dụng công bằng cho cả cấp lãnh đạo đến cấp nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp có thể là yếu tố thôi thúc tinh thần cống hiến và làm việc hết mình của nhân viên.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo mẫu KPI cho trưởng phòng nhân sự chuẩn nhất
2.5. Nhiệm vụ xây dựng - quản lý chế độ và chính sách nhân sự
Chế độ và chính sách nhân sự trong một doanh nghiệp, phần nhiều đều do HR Manager xây dựng và thiết lập. Vì vậy, vị trí này cần am hiểu kỹ càng các luật lệ, chính sách, quy định về lao động. Cụ thể, nhiệm vụ của họ là:
+ Sử dụng các phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ thiết lập các biểu mẫu chấm lương và tính toán công cho nhân sự.
+ Có kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên nghiệp trong tính toán lương. Đây có thể là nhiệm vụ của nhân viên cấp dưới, nhưng HR Manager chính là người giám sát và quản lý hoạt động này.
+ Triển khai thực hiện chấm công, tính toán lương thưởng theo bộ phận.
+ Xây dựng và thiết lập các chính sách nhân sự về lương thưởng, phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ nghỉ phép,... Tất cả các chính sách liên quan đến quyền lợi của nhân sự phải được HR Manager quản lý chặt chẽ, đảm bảo dựa trên sự công bằng và minh bạch đối với mọi nhân viên trong từng bộ phận. Họ cũng thiết lập các hoạt động nhân sự khác như: du lịch, sự kiện sinh nhật, cưới hỏi,... cho nhân viên trong công ty.
2.6. Nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ lãnh đạo
Quản lý và hỗ trợ lãnh đạo là nhiệm vụ và cũng là chức năng cuối cùng của một người Quản lý nhân sự. Nói đúng hơn, “Manager” cũng là một vị trí thuộc hàng cấp cao trong doanh nghiệp. Đối với các nhà lãnh đạo, họ chính là một “cánh tay phải đắc lực”. Khi cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến con người, hay các chính sách mang tính nội bộ của công ty, HR Manager chính là người trực tiếp đưa ra thông báo cho họ. Hơn nữa, như đã nói, HR Manager chính là cầu nối giúp mối quan hệ và sự tương tác giữa nhân viên và lãnh đạo được diễn ra hiệu quả.
Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho một bộ phận, HR Manager chính là những nhà lãnh đạo được kỳ vọng rất lớn. Nhiều thống kê cho thấy, các vị trí lãnh đạo cấp C đa phần đều có xuất phát điểm từ bộ phận nhân sự, trong đó HR Manager chính là vị trí thuộc lộ trình thăng tiến của họ.
3. Yếu tố nào làm nên sự thành công của HR Manager?
+ Biết cách lắng nghe: Nhân sự là nghề liên quan trực tiếp đến con người, đặc biệt là các vấn đề về lợi ích và quyền hạn của người khác. Đó chính là lý do mà một HR Manager cần biết lắng nghe, đôi khi là nhiều hơn giao tiếp. Nếu bạn chỉ biết chăm chăm bày tỏ ý kiến cá nhân và sự chỉ đạo của mình lên người khác, mà không chịu lắng nghe tâm tư, ý kiến của họ. Thì chắc chắn, sự nghiệp HR Manager của bạn chẳng tiến được bao xa.
+ Thân thiện và dễ tiếp cận: Mặc dù là người lãnh đạo, nhưng HR Manager nếu muốn thành công, cần biết cách cư xử chừng mực. Đề cao yếu tố thân thiện, dễ tiếp cận đối với mọi nhân viên trong công ty. Đừng suy nghĩ mình là “sếp”, hãy đặt mình vào vị trí của các nhân viên, có như vậy bạn mới dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó đưa ra được những chính sách quản lý và phát triển cụ thể.
+ Truyền cảm hứng cho nhân viên: Quản lý nhân sự không chỉ là giám sát và đánh giá. Hơn hết, bạn cần là cá nhân truyền tải những năng lượng tích cực và hữu ích nhất cho nhân viên, để chính họ sẽ cảm nhận và nỗ lực trong việc hoàn thành các mục tiêu.
+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức: Những nhiệm vụ như đào tạo hướng dẫn, hay đơn giản là xây dựng các chương trình ngoại khóa cho nhân viên, hay các sự kiện, hội thảo mang tính nội bộ,... đều cần đến kỹ năng này.
+ Kỹ năng lãnh đạo: Là người đứng đầu một bộ phận, tất cả các tác phong, thái độ làm việc của bạn cần toát lên thần thái và tầm ảnh hưởng của một người lãnh đạo. Vì có thể HR Manager chính là người đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến nhân sự mà, phải không nào?
Xem thêm: HR Staff là gì? Những điều thú vị về nhân viên quản trị nhân sự
4. Tìm việc làm HR Manager và tạo ấn tượng bởi mẫu CV HR Manager
HR Manager là gì? Dường như những gì mà vị trí này mang lại, cả về cơ hội thăng tiến lẫn cơ hội thu nhập đều khiến chúng trở nên hấp dẫn trong mắt người tìm việc. Nếu bạn là một cá nhân hành nghề nhân sự đã một vài năm, vị trí này là hoàn hảo dành cho bạn. Nhưng phải làm gì nếu như cũng có rất rất nhiều người có chuyên môn, kinh nghiệm như bạn, thậm chí là hơn bạn cùng ứng tuyển vào vị trí này?
Chắc chắn, trước khi buổi phỏng vấn giúp bạn tự tin thể hiện chuyên môn và trình độ của mình. Thì hãy tìm cách làm thế nào để vào được vòng phỏng vấn đó. Một mẫu CV xin việc HR Manager có thể giúp bạn, mang lại cơ hội cho bạn tỏa sáng. Cần đầu tư vào mẫu CV sao cho nó có thể “làm đẹp” thương hiệu cá nhân của bạn nhé.
Tìm việc và tạo CV HR Manager tại website work247.vn ngay bây giờ. Với chia sẻ về những điều xung quanh thắc mắc HR Manager là gì? Work247.vn chúc bạn sớm tiến xa hơn với vị trí việc làm này!
1665 0