Inventory turnover là gì? Những gì cần biết về vòng quay hàng tồn kho

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Inventory là một trong những chỉ số phản ánh mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chỉ số Inventory turnover cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Inventory turnover là gì? Inventory turnover được tính như thế nào? Inventory turnover có thể cho bạn biết điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Inventory turnover và những điều bạn cần biết

1.1. Hiểu đúng về Inventory turnover

Inventory turnover là một thuật ngữ sử dụng rất thường xuyên trong lĩnh vực quản lý bán hàng. Inventory turnover có thể được hiểu là vòng quay hàng tồn kho. Vậy Inventory turnover, hay vòng quay hàng tồn kho, là gì?

Hiểu đúng về Inventory turnover
Hiểu đúng về Inventory turnover

1.1.1. Inventory turnover là gì?

Vòng quay hàng tồn kho là một tỷ số tài chính cho biết số lần một công ty đã bán và thay thế hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Hay nói theo một cách khác, vòng quay hàng tồn kho là chỉ số đo lường số lần một doanh nghiệp đã bán và thay thế hàng tồn kho trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là một năm.

Sau đó, một công ty có thể chia các ngày trong kỳ theo công thức vòng quay hàng tồn kho để tính số ngày cần bán hàng tồn kho.

Việc xác định chính xác vòng quay hàng tồn kho có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn về giá cả, sản xuất, tiếp thị và lên kế hoạch mua hàng tồn kho mới. Số vòng quay hàng tồn kho thấp có nghĩa là doanh số bán hàng yếu và doanh nghiệp có thể dư thừa hàng tồn kho; trong khi số vòng quay hàng tồn kho cao ngụ ý rằng doanh số bán hàng tăng mạnh hoặc doanh nghiệp đang không có đủ hàng tồn kho. Các ngành có khối lượng lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp (chẳng hạn như các nhà bán lẻ và siêu thị) có xu hướng sở hữu số vòng quay hàng tồn kho cao nhất.

1.1.2. Công thức và cách tính toán Inventory turnover

Chỉ số Inventory turnover được tính toán theo công thức sau đây:

Inventory turnover = Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho trung bình

Trong đó, giá trị hàng tồn kho trung bình có thể được xác định bởi công thức như sau:

Giá trị hàng tồn kho trung bình = (Giá trị hàng tồn kho bắt đầu + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ) / 2

Có hai phương pháp chính để tính số vòng quay hàng tồn kho
Có hai phương pháp chính để tính số vòng quay hàng tồn kho

Các doanh nghiệp cũng có thể tính toán vòng quay hàng tồn kho bằng cách:

- Tính toán hàng tồn kho trung bình, được thực hiện bằng cách chia tổng của hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ cho hai.

- Phân chia doanh số theo hàng tồn kho trung bình.

Như bạn thấy ở trên, có hai phương pháp chính để tính số vòng quay hàng tồn kho: phương pháp thứ nhất tính toán vòng quay hàng tồn kho dựa trên giá vốn hàng bán (COGS) và phương pháp còn lại tính toán dựa trên doanh thu.

Các nhà phân tích chia giá vốn hàng bán theo hàng tồn kho trung bình, thay vì doanh số bán hàng, để có độ chính xác cao hơn trong việc tính toán vòng quay hàng tồn kho vì doanh số bán hàng bao gồm cả một khoản chênh lệch so với chi phí. Việc phân chia doanh thu theo hàng tồn kho trung bình sẽ làm tăng vòng quay hàng tồn kho. Trong cả hai trường hợp, giá trị hàng tồn kho trung bình được sử dụng để giúp loại bỏ các ảnh hưởng về tính thời vụ của hàng hóa.

1.2. Inventory turnover có thể cho bạn biết điều gì?

Inventory turnover đo lường tốc độ một doanh nghiệp bán hàng tồn kho. Giá trị vòng quay hàng tồn kho thấp có nghĩa là doanh số bán hàng yếu và có thể dư thừa hàng tồn kho, còn được gọi là tồn kho quá mức. Điều này có thể phản ánh một vài vấn đề với hàng hóa được chào bán hoặc cũng có thể là kết quả của việc tiếp thị chưa đạt hiệu quả.

Inventory turnover đo lường tốc độ một doanh nghiệp bán hàng tồn kho
Inventory turnover đo lường tốc độ một doanh nghiệp bán hàng tồn kho

Mặt khác, một tỷ lệ Inventory turnover cao có nghĩa là doanh số bán hàng cao hoặc không có đủ hàng tồn kho. Doanh số bán hàng cao dĩ nhiên là mong muốn của mọi doanh nghiệp, trong khi việc không có đủ hàng tồn kho có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Tuy vậy, đôi khi tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho thấp lại là một điều tốt, chẳng hạn như khi giá thành sản phẩm dự kiến sẽ tăng ( khi đó hàng tồn kho được định vị trước để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của thị trường) hoặc khi doanh nghiệp dự đoán trước tình trạng khan hiếm hàng hóa.

Tốc độ một doanh nghiệp xuất bán hàng tồn kho là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các nhà bán lẻ có số vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn. Một mặt hàng được giữ trong kho càng lâu thì sẽ kéo theo chi phí lưu giữ của nó càng cao và càng có ít lý do khiến người tiêu dùng quay lại cửa hàng để mua các mặt hàng mới.

Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn có thể hình dung đến hoạt động kinh doanh trong ngành hàng bán lẻ thời trang. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng thường hạn chế chạy hàng và thay thế hàng tồn kho đã hết nhanh chóng bằng các mặt hàng mới. Các mặt hàng bán chậm đồng nghĩa với chi phí nắm giữ cao hơn so với hàng tồn kho bán nhanh.

Số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ hoạt động bán hàng hiệu quả
Số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ hoạt động bán hàng hiệu quả

Ngoài ra còn có chi phí cơ hội của vòng quay hàng tồn kho thấp. Một mặt hàng mất nhiều thời gian để bán cũng gây khó khăn cho việc sắp đặt các mặt hàng mới hơn có tỷ lệ bán được cao hơn.

2. Inventory turnover và Dead stock

Vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover –  là một phần dữ liệu đặc biệt quan trọng phục vụ cho mục đích tối đa hóa hiệu quả trong việc bán các hàng hóa dễ hư hỏng và nhạy cảm với thời gian khác. Chẳng hạn như sữa, trứng, sản phẩm, ô tô và tạp chí định kỳ.

Việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho không bán được và bị mất lợi nhuận, đặc biệt là khi mùa thay đổi và các nhà bán lẻ bổ sung hàng tồn kho theo mùa mới. Hàng tồn kho chưa bán được như vậy được gọi là hàng tồn kho quá hạn hoặc hàng tồn kho không tiêu thị được – Dead stock.

3. Inventory turnover và Open-to-Buy Systems

Trước hết bạn cần hiểu rõ Open-to-Buy Systems là gì? Open-to-Buy Systems, hay OTB, là khoản ngân sách mua hàng dành cho các đơn đặt hàng tồn kho trong tương lai mà nhà bán lẻ tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể. OTB giúp nhà bán lẻ dự trữ đúng số lượng sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm bằng cách chỉ ra sự khác biệt giữa lượng hàng tồn kho cần thiết và lượng hàng có sẵn.

Hệ thống OTB giúp kiểm soát hàng tồn kho
Hệ thống OTB giúp kiểm soát hàng tồn kho

Một số nhà bán lẻ có thể sử dụng hệ thống OTB khi họ tìm cách quản lý hàng tồn kho và để hỗ trợ cho việc bổ sung hàng tồn kho hiệu quả hơn. Hệ thống OTB có thể được sử dụng để giám sát hàng hóa và cũng có thể được tích hợp vào quy trình kiểm soát tài chính cũng như kiểm soát hàng tồn kho của nhà bán lẻ.

OTP có thể giúp các nhà bán lẻ quy mô hỏ quản lý tốt hơn các kế hoạch thu mua và dự trữ hàng tồn kho, cũng như cách đánh giá hiệu quả hoạt động của hàng tồn kho và hỗ trợ việc thu mua hàng tồn kho trong tương lai.

Ngày này, có những phần mềm quản lý bán hàng có thể được điều chỉnh ở một mức độ nào đó để hỗ trợ công tác quản lý hàng tồn kho, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng 365. Tuy nhiên chưa có gì đảm bảo rằng những phần mềm như vậy cũng sẽ hữu ích cho tất cả các loại hàng hóa.

4. Inventory turnover và Days Sales of Inventory

Inventory turnover cho thấy mức độ một công ty có thể bán (quay vòng) hàng tồn kho của mình nhanh như thế nào. Trong khi đó, Days Sales of Inventory (Số ngày tồn kho – DSI) lại phản ánh thời gian trung bình mà một doanh nghiệp có thể biến hàng tồn kho của mình thành doanh số bán hàng.

DSI là nghịch đảo của Inventory turnover trong một thời gian nhất định
DSI là nghịch đảo của Inventory turnover trong một thời gian nhất định

DSI về cơ bản là nghịch đảo của Inventory turnover trong một khoảng thời gian nhất định và được tính bằng công thức sau đây:

DSI = (Hàng tồn kho / Giá vốn hàng bán) * 365

Tóm lại, về cơ bản thì DSI là số ngày cần thiết để biến hàng tồn kho thành hàng bán, trong khi đó Inventory turnover xác định số lần hàng tồn kho được bán hoặc sử dụng mỗi năm.

Như vậy, qua những chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được Inventory turnover là gì. Hầu hết các doanh nghiệp luôn mong muốn có một chỉ số Inventory turnover, hay cong quay hàng tồn kho cao. Xét cho cùng, vòng quay hàng tồn kho cao làm giảm số vốn của doanh nghiệp được quy đổi thành hàng tồn kho, do đó cải thiện thanh khoản và sức mạnh tài chính của họ. Hơn nữa, việc duy trì vòng quay hàng tồn kho cao làm giảm nguy cơ hàng tồn kho của họ trở nên không thể bán được do, hư hỏng, mất cắp hoặc lỗi thời.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem931 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT