Bí quyết lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả và lợi nhuận cao
Theo dõi work247 tạiNhà hàng – khách sạn đang là một ngành vô cùng hot và phát triển. Để có thể kinh doanh nhà hàng hiệu quả, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần xây dựng được một bản kế hoạch chi tiết. Bản kế hoạch sẽ đóng vai trò là “bệ phóng” giúp nhà hàng nhanh chóng phát triển và đem lại lợi nhuận cao. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng nhé!
1. Tìm hiểu và lựa chọn ý tưởng kinh doanh nhà hàng
Trước khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh cho nhà hàng, bạn cần lựa chọn được ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống. Hiện nay có rất nhiều ý tưởng kinh doanh ấn tượng và độc đáo, bạn có thể lựa chọn một số ý tưởng dưới đây, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn giá trị lợi nhuận vô cùng cao.
1.1. Nhượng quyền thương hiệu
Đây hẳn là ý tưởng không còn xa lạ với người làm kinh doanh. Nhượng quyền thương hiệu được xem là khá an toàn và phù hợp với những người bắt đầu kinh doanh nhà hàng. Bạn chỉ cần bỏ ra số tiền nhất định và tìm địa điểm kinh doanh, còn các phần khác như thiết kế, sản phẩm,... chủ thương hiệu sẽ là người lo chu toàn.
1.2. Cây nhà lá vườn
Mô hình này có thể gọi là từ trang trại đến bàn ăn, nghĩa là những thực phẩm, nguyên vật liệu trong nhà hàng đều được lấy từ nông trại. Vì vậy, món ăn của nhà hàng bạn sẽ tươi ngon, hấp dẫn, đảm bảo an toàn và chất lượng, cũng như giúp đỡ cho người nông dân tại địa phương.
Tuy vậy, để thực hiện ý tưởng này, bạn cần có đội ngũ nhân lực hùng mạnh và có nhà cung cấp tuyệt vời để nhà hàng luôn có đủ các thực phẩm, nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1.3. Ý tưởng Eatclean
Ý tưởng này không còn xa lạ với những người có nhu cầu giảm cần hoặc duy trì sức khỏe. Ý tưởng Eatclean được nhiều người đánh giá cao và phù hợp với nhu cầu của thực khách hiện nay, bởi thẩm mỹ và sức khỏe ngày càng được chú trọng hơn.
2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
2.1. Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng?
Hiện nay, nhu cầu cạnh tranh về nhà hàng khá lớn, do đó chỉ cần bạn “xảy chân” hoặc có bước đi sai lầm, có thể khiến việc kinh doanh của bạn bị đổ bể, và có thể dẫn đến thua lỗ. Do đó, sau khi đã biết được ý tưởng kinh doanh, bạn cần lập được kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết thì mới có thể đánh bại nhanh chóng các đối thủ của mình, thu hút được nhiều khách hàng đến với nhà hàng của bạn, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Khi đã phát triển thuận lợi, việc bạn mở rộng mô hình kinh doanh và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới là điều hoàn toàn có thể.
2.2. Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất
Để bắt đầu kinh doanh nhà hàng, bạn cần tiêu tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Tuy vậy, nếu bạn lên một kế hoạch kinh doanh thật cẩn thận và chi tiết thì việc này không còn quá khó khăn. Bạn có thể dựa vào các bước dưới đây để lập cho mình kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
2.2.1. Lựa chọn phong cách của nhà hàng phù hợp
Bước đầu tiên, bạn cần xác định rõ loại nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh. Bạn cần suy nghĩ xem mình sẽ phục vụ đồ Âu, đồ Á, đồ Hàn Quốc hay đồ Việt Nam… Sau đó, bạn cần lên bảng giá cho thực đơn của mình, có thể áng chừng bảng giá trước. Đồng thời, bạn cần xác định có kinh doanh và phục vụ đồ uống có cồn hay không.
2.2.2. Phân tích vốn đầu tư
Số vốn mà bạn sử dụng để mở nhà hàng cũng cần cân nhắc kỹ càng và bạn sẽ lấy số vốn đó bằng cách nào. Nếu chưa có vốn, bạn có thể vay ngân hàng hoặc xin tài trợ, còn nếu đã có vốn thì có thể tự mình thực hiện. Trong trường hợp không muốn vay ngân hàng quá nhiều, bạn có thể chuẩn bị một bản kế hoạch chi tiết sau đó trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng.
Khi thực hiện bản kế hoạch, bạn cần chứng minh được cách thức bạn hoạt động khiến cho nhà hàng của bạn khác biệt và nổi bật hơn những nhà hàng khác và lợi nhuận bạn sẽ thu về là bao nhiêu.
2.2.3. Nghiên cứu thị trường đối thủ
Bạn cần lên một bản kế hoạch chi tiết, trong đó cần liệt kê các đối thủ cạnh tranh ở trong khu vực gồm cả những đối thủ gián tiếp (nhà hàng có loại đồ ăn khác) và những đối thủ trực tiếp (nhà hàng cùng loại đồ ăn phục vụ). Bạn cũng cần xem kỹ giá món ăn của đối thủ và các loại đồ ăn mà họ phục vụ trong khu vực của bạn. Từ đó, bạn cần đưa ra những đặc điểm nổi trội mà chưa ai thực hiện, có như vậy quán của bạn mặc dù xuất hiện sau nhưng vẫn thu hút được khách hàng.
Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến là ai, dựa vào phong cách và loại đồ ăn mà bạn xác định từ đầu, chẳng hạn như: Học sinh, sinh viên, người ăn chay, nhân viên văn phòng, người trung niên…
2.2.4. Lên kế hoạch thuê mặt bằng
Địa điểm thuê nhà hàng cũng là một yếu tổ mà bạn cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng. Chẳng hạn, nếu bạn mở nhà hàng tại một nơi khuất và cách xa đường lớn, bạn sẽ khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Bạn nên tìm kiếm những con đường quốc lộ hay các tuyến đường chính, các con phố lớn có nhiều công ty, văn phòng hay gần trung tâm thương mại. Bạn cũng có thể mở gần những nhà hàng khác để tạo nên một trung tâm ăn uống, hoặc cạnh các trường Cao đẳng và Đại học cũng là một lựa chọn không tồi.
Do đó, bạn cần điều tra địa điểm tiềm năng để có thể mở nhà hàng, sau đó lập một bản so sánh chi tiết về chi phí và lợi nhuận giữa các địa điểm. Khi đã thương lượng được phí thuê mặt bằng, bạn cần chắc chắn các khoản phí này gồm cả tiền sửa sang nhà hàng và bạn cần nhớ thêm vào hợp đồng rằng cho phép bạn chỉnh sửa nội thất hoặc trang trí lại.
2.2.5. Định giá trước menu
Bạn cần lên danh sách những loại món ăn mà bạn sẽ bán, định lượng sau đó chế biến món ăn để đưa ra công thức cho món ăn, từ đó bạn có thể hoạch định được chi về về nguyên vật liệu và định giá cho các menu dễ dàng.
Bạn có thể định giá món ăn theo nhiều hình thức như:
- Định giá theo chi phí: Tính toán chi phí của món ăn và cộng thêm lợi nhuận bạn muốn.
- Định giá theo các đối thủ cạnh tranh: Khảo sát giá của đối thủ, sau đó bạn có thể đưa ra mức giá thấp hơn hoặc ngang bằng với đối thủ.
- Định giá theo cảm nhận: Bạn có thể đánh giá bằng việc dựa theo cảm nhận của khách hàng về giá trị của món ăn, họ sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu tiền cho món ăn đó, bao gồm cả việc phục vụ chu đáo, ngắm nhìn khung cảnh đẹp,...
2.2.6. Thiết kế và trang trí nhà hàng
Bạn cần lựa chọn phong cách mà bạn muốn thiết kế cho nhà hàng của bạn. Việc này có thể dựa vào món ăn và đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Chẳng hạn như: Phong cách sang trọng, bình dân, cổ điển, phương tây hay đơn giản,...
2.2.7. Trang bị cơ sở vật chất
Sau khi đã lựa chọn được phong cách cho nhà hàng của bạn, bước tiếp theo bạn cần liệt kê được những nội thất, vật dụng mà bạn cần mua sắm trong hoạch định chi phí dự trù, bạn cũng cần tìm nhà cung cấp phù hợp để mức giá trang bị không vượt mức cho phép.
Ngoài những nội thất, thì những đồ nhà bếp, phục vụ cho việc nấu nướng cũng vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó là máy bán hàng, máy quẹt thẻ, máy in hóa đơn, máy order. Bạn cũng có thể sử dụng dòng máy tính tiền tích hợp in hóa đơn.
Đồng thời, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cho nhà hàng của mình. Một trong những phần mềm mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn là phần mềm quản lý bán hàng 365 (quanlykhovan.work247.vn). Đây là phần mềm giúp bạn quản lý chi phí, nhân viên và thu chi hiệu quả, giúp bạn tính toán doanh thu và lợi nhuận dễ dàng, nhanh chóng.
2.2.8. Tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên xuất sắc
Một yếu tố khác mà bạn cần lưu tâm chính là vấn đề về nhân viên. Khách hàng sẽ rất để ý đến thái độ phục vụ và chất lượng món ăn, vì vậy bạn cần chọn ra các ứng viên xuất sắc thông qua mạng xã hội hay các website tuyển dụng tìm việc làm. Đồng thời, bạn cần tuyển thêm một kế toán để có thể quản lý thu nhập và thu chi của cửa hàng.
Lương cho bếp trưởng, phụ bếp và quản lý sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và giá cả đồ ăn mà bạn phục vụ và lương bếp trưởng chắn chắn cao hơn những đầu bếp khác. Đối với nhân viên phục vụ, bạn có thể tuyển các vị trí part time và trả lương theo số giờ làm việc. Bạn nên tham khảo mức lương của những nhà hàng xung quanh trước nhé!
2.2.9. Marketing cho nhà hàng
Nhà hàng nào cũng cần chiến dịch marketing quảng cáo hiệu quả, đặc biệt là nhà hàng của bạn vừa chính thức đi vào hoạt động. Do đó, bạn cần phải có phương thức marketing phù hợp cho nhà hàng của mình.
Bạn có thể gửi thiệp mời đến bạn bè, người quen để mời họ đến khai trương quán, hay đăng tải lên mạng xã hội để thu hút khách hàng. Bạn cũng có thể mời những người có sức ảnh hưởng để review cho quán ăn của bạn hoặc thu hút khách hàng bằng các chương trình ưu đãi đặc biệt. Cách khác nữa là bạn ghi danh lên các trang, hội review ăn uống để nhiều người biết đến nhà hàng của bạn hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất. Trước khi bạn quyết định mở nhà hàng, bạn cần lên ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp. Việc lập kế hoạch giúp bạn xác định được ý tưởng, mô hình, đối tượng,... từ đó có thể đưa ra các bước tiến hành xây dựng một nhà hàng hút khách và tăng cao lợi nhuận.
1136 0