Tham khảo quy định quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng ở Việt Nam
Theo dõi work247 tạiE-commerce, hay hiểu đơn giản là thương mại điện tử, là hình thức thương mại mới, có tốc độ phát triển nhanh chóng tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Mặc dù sự phát triển của thương mại điện tử có mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế chung, tuy nhiên cũng mang lại nhiều khó khăn và thách thức trong công tác quản lý. Một biểu hiện rõ ràng nhất đó là công tác quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng vẫn chưa được hoàn thiện.
1. Việc quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng ở Việt Nam
Luật Quản lý thuế tại Việt Nam đã mang lại những thay đổi đáng chú ý nhằm cải thiện quy trình quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng và bắt kịp những thay đổi của nền kinh tế số.
1.1. Khó khăn và thách thức khi quản lý thuế bán hàng qua mạng
Ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn hình thức bán hàng online. Bên cạnh đó các hình thức bán hàng này cũng ngày càng đa dạng, vì vậy việc quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng gặp khá nhiều khó khăn và thách thức.
Khó khăn đầu tiên liên quan đến việc xác định ai là người nộp thuế bởi các hoạt động kinh doanh online diễn ra vô cùng đa dạng, từ các website bán hàng, các sàn giao dịch, đến các hình thức bán hàng trên Facebook như đăng bài, livestream bán hàng, lập các nhóm kín…
Bên cạnh đó, quá trình bán hàng, quá trình giao dịch cũng khó có thể được xác minh, bởi vậy cơ quan thuế không thể xác định được chính xác doanh thu thực tế.
1.2. Cần có các biện pháp quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng
Cần có những biện pháp quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng nhằm phát triển hình thức thương mại điện tử theo một hướng đi bài bản và chặt chẽ. Điều này cũng giúp ngăn chặn và hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh khi các hoạt động thương mại điện tử đang ngày càng diễn ra sôi nổi.
Để đối phó với những khó khăn trong việc quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng hiện nay, các dịch vụ kê khai thuế điện tử, xuất hóa đơn điện tử… đều được từng bước hoàn thiện. Ngoài ra, những quy định của Nhà nước về kê khai thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử cũng đang ngày càng hoàn thiện và được phổ biến rộng rãi hơn.
Mặt khác, cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ ban ngành, các tổ chức và cá nhân, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông… để thu thập và nắm bắt rõ thông tin của các cá nhân hoạt động bán hàng qua mạng để có các biện pháp vận động, nhắc nhở nâng cao ý thức nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Theo quy định mới nhất của Nhà nước thì hiện nay kể cả những cá nhân ban hàng qua mạng, bán hàng online nếu có phát sinh doanh thu tính theo đơn vị mỗi năng từ ít nhất 100 triệu đồng thì đều phải nộp thuế.
Chính nhờ những hành động dứt khoát, quyết liệt này mà hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và các hoạt động bán hàng qua mạng nói riêng đang ngày càng đi vào nề nếp.
2. Quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng của nhà cung cấp nước ngoài
2.1. Quy định của Nhà nước về quản lý thuế bán hàng qua mạng
Sau khi Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 80/2024 / TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nghị định số 126/2024 / NĐ-CP hướng dẫn về vấn đề này.
Một trong những quy định quan trọng của Thông tư 80 là quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng qua mạng dưới hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài mà không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
2.1.1. Đối tượng đăng ký, kê khai và nộp thuế
Những đối tượng sau đây sẽ cần phải quan tâm đến loại thuế này.
- Các nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ở Việt Nam mà không có cơ sở thường trú tại Việt Nam và bán hàng qua mạng với các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên kỹ thuật số hoặc các dịch vụ khác với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; hoặc các đại lý thuế do các nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền.
- Tổ chức Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không đăng ký, kê khai và nộp thuế.
- Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian (IPSP) trong trường hợp người mua trong nước là cá nhân và nhà cung cấp ở nước ngoài không đăng ký, kê khai, nộp thuế.
2.1.2. Kê khai và nộp thuế đối với nhà cung cấp ở nước ngoài
Các nhà cung cấp ở nước ngoài sẽ thực hiện đăng ký thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Các nhà cung cấp ở nước ngoài sẽ tiến hành đăng ký thuế và bắt đầu kê khai, nộp thuế sau khi Tổng cục thuế có thông báo về việc hệ thống cổng thông tin điện tử đi vào hoạt động. Các nhà cung cấp ở nước ngoài kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hàng quý theo tỷ lệ quy định dựa trên doanh thu mà họ đạt được.
Nhà cung cấp ở nước ngoài có thể ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế tại Việt Nam thay để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế dưới tên của mình.
2.2. Trường hợp không đăng ký, kê khai và nộp thuế bán hàng qua mạng
Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không đăng ký nộp thuế tại Việt Nam thì tổ chức Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài hoặc phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo thuế suất quy định. trên doanh thu thay mặt cho các nhà cung cấp ở nước ngoài.
Còn trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không đăng ký nộp thuế tại Việt Nam đối với hoạt động bán hàng qua mạng, cung cấp dịch vụ cho cá nhân thì các ngân hàng thương mại và IPSP có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế GTGT, thuế TNDN hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên doanh thu với vai trò là đại diện cho các nhà cung cấp ở nước ngoài. Việc khấu trừ và kê khai thuế sẽ chỉ bắt đầu khi GDT gửi thông báo đến các ngân hàng thương mại và IPSP.
2.3. Yêu cầu giảm thuế đối với bán hàng qua mạng
Các nhà cung cấp ở nước ngoài là đối tượng cư trú của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có hiệp định thuế có hiệu lực với Việt Nam có thể được miễn giảm thuế theo hiệp định thuế liên quan và phải tuân theo một số thủ tục hành chính
Như vậy, bài viết đã chỉ ra những khó khăn và thách thức mà các cơ quan thuế phải đối mặt trước thực trạng thương mại điện tử nói chung và các hình thức bán hàng qua mạng nói riêng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Những siết chặt hơn trong việc quản lý thuế đối với bán hàng qua mạng là rất cần thiết để những hoạt động này đi vào bài bản, tránh phát sinh những tiêu cực đáng tiếc.
492 0