Tổng hợp tất tần tật các chi phí bán hàng trên Shopee mà bạn cần biết

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Shopee là một trong những trang thương mại điện tử nổi tiếng nhất ở thị trường Việt Nam. Có thể nói hiện nay không ai là không biết đến Shopee. Đây không chỉ là kênh mua sắm yêu thích của rất nhiều người mà còn là kênh bán hàng lý tưởng. Hiện nay, khi bán hàng trên Shopee bạn sẽ cần phải trả những khoản phí theo quy định của trang thương mại điện tử này. Vậy chi phí bán hàng trên Shopee bao gồm những khoản nào? Cách tính mỗi khoản chi phí trên Shopee ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu về các loại chi phí bán hàng trên Shopee

Với độ phủ sóng rộng rãi, Shopee hiện đang là một trong những trang thương mại điện tử thành công nhất tại thị trường Việt Nam. Shopee thường xuyên tung ra những đợt khuyến mãi và ưu đãi lớn nhằm kích cầu mua sắm của người tiêu dùng. Ngoài ra những mã Freeship hay Freeship Xtra cũng được tung ra liên tục giúp khách hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển.

Chi phí bán hàng trên Shopee
Chi phí bán hàng trên Shopee

Chính vì vậy mà Shopee là một lựa chọn lý tưởng để triển khai mô hình kinh doanh online. Tuy bạn sẽ phải trả chi phí bán hàng trên Shopee, tuy nhiên đó chỉ là một số tiền rất nhỏ khi so sánh với lợi nhuận mà việc bán hàng online mang lại.

Vậy chi phí bán hàng trên Shopee bao gồm những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1.1. Chi phí thanh toán

Chi phí thanh toán áp dụng đối với tất cả các chủ cửa hàng trên Shopee. Cho dù bạn bán mặt hàng nào, quy mô lớn hay nhỏ thì với mỗi đơn hàng được ghi nhận là thành công, bạn đều phải trả một khoản phí nhỏ. Lưu ý rằng đơn hàng sẽ được tính là thành công khi đã được chuyển sang mục “Đã giao”.

Ngoài ra, với những đơn hàng mà khách mua yêu cầu trả lại hàng hoặc hoàn tiền mà được chủ cửa hàng chấp nhận những yêu cầu đó thì cũng sẽ được tính phí luôn vào loại chi phí này.

Phí thanh toán đơn hàng sẽ tự động được trừ đi vào phần tiền hàng đối với mỗi đơn hàng. Sau đó số tiền còn lại mới được cộng vào tài khoản Shopee của chủ cửa hàng.

Phí thanh toán áp dụng với mỗi đơn hàng thành công
Phí thanh toán áp dụng với mỗi đơn hàng thành công

Mức phí áp dụng hình thức thanh toán qua các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thanh toán COD và thanh toán qua thẻ ATM sẽ đồng đều ở mức 2,2% tổng giá trị đơn hàng. Chi phí này đã bao gồm trong đó cả thuế VAT. Tổng giá trị đơn hàng ở đây được tính bao gồm cả tiền hàng và tiền phí vận chuyển sau cùng (tức là phí vận chuyển sau khi đã áp dụng mã Freeship nếu có).

Nhìn chung mức phí chỉ 2,2% cho mỗi đơn hàng là một mức khá hợp lý và không bị đánh giá là cao khi so sánh với các sàn thương mại điện tử khác.

1.2. Chi phí cố định

Bên cạnh những cửa hàng bình thường, trên Shopee còn có một loại cửa hàng buôn bán cao cấp hơn gọi là Shopee Mall. Shopee Mall chủ yếu dành cho các thương hiệu lớn và uy tín, hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt.

Chủ cửa hàng Shopee Mall cần phải nộp một khoản phí gọi là chi phí cố định.

Tương tự như chi phí thanh toán đã được giới thiệu ở trên, phí cố định cũng sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm hoa hồng chủ cửa hàng nhận được khi đơn hàng đã được xác thực là giao hàng thành công và cả những đơn hàng hoàn tiền.

1.3. Chi phí dịch vụ

Phí dịch vụ là khoản chi phí đặc biệt chỉ áp dụng đối với những chủ cửa hàng tham gia vào chương trình Freeship Xtra và chương trình Hoàn xu Xtra. Đây là những chương trình miễn phí hoặc giảm giá chi phí vận chuyển hàng hóa.

Chương trình Freeship Xtra
Chương trình Freeship Xtra

Chương trình này được tung ra nhằm mục đích hỗ trợ tăng doanh số bán hàng cho các chủ cửa hàng Shopee. Đổi lại, chủ cửa hàng sẽ phải chi trả khoản chi phí dịch vụ cho đơn vị chủ quản Shopee ứng với mỗi đơn hàng thành công sử dụng hai dịch vụ trên. Sau khi đơn hàng được xác nhận là thành công, phí dịch vụ sẽ được tự động trừ vào tài khoản Shopee của chủ cửa hàng.

Phí dịch vụ sẽ cao hơn phí thanh toán và cách tính phí dịch vụ Shopee cũng có sự khác nhau giữa hai hình thức Freeship Xtra và Hoàn xu Xtra.

1.3.1. Phí dịch vụ đối với chương trình Freeship Xtra

Mức phí dịch vụ Freeship Xtra lại có sự khác nhau giữa các shop thường và Shopee Mall & Shop yêu thích. Cụ thể như sau:

- Đối với shop thường: Mức phí dịch vụ Shopee được tính bằng 6% trên giá trị mỗi đơn hàng thành công, tối đa đạt 20.000VNĐ.

- Đối với Shopee Mall & shop yêu thích: Mức phí dịch vụ này sẽ được tính bằng 5% tổng giá trị mỗi đơn hàng thành công, tối đa cũng lên đến 20.000VNĐ.

1.3.2. Phí dịch vụ đối với chương trình Hoàn xu Xtra

Phí dịch vụ Shopee cho chương trình Hoàn xu Xtra thấp hơn chương trình Freeship Xtra, ở mức 4% trên tổng giá trị mỗi đơn hàng thành công, tối đa cũng vẫn là 20.000VNĐ.

Chương trình Hoàn xu Xtra
Chương trình Hoàn xu Xtra

Có một lưu ý bạn cần biết để tránh trường hợp thắc mắc về phí dịch vụ cho 2 chương trình này như sau:

- Nếu shop của bạn đang áp dụng chương trình Freeship Xtra, sau đó tham gia thêm vào chương trình Hoàn xu Xtra thì phí dịch vụ sẽ tính theo mức cao hơn là 5%.

- Nếu shop của bạn đang áp dụng cả 2 chương trình trên, nhưng sau đó chỉ áp dụng chương trình Freeship Xtra thì phí dịch vụ cũng vẫn sẽ về mức cao hơn là 6%.

Trong trường hợp shop của bạn bắt đầu áp dụng gói chương trình Hoàn xu Xtra trước 18h ngày thứ 5 tuần này thì phải đợi đến 0h giờ ngày thứ 2 tuần tiếp theo mới có thể áp dụng mức phí mới của gói Freeship Xtra.

1.4. Chi phí phạt

Để tạo dựng uy tín, Shopee đã phải trải qua một giai đoạn dài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Khi đó người bán hàng có thể mở cửa hàng trên Shopee mà không cần trả bất kỳ một khoản phí nào.

Tuy nhiên, sau khi đã có chỗ đứng trên thị trường thì Shopee bắt đầu áp dụng mức thu phí, trong đó có áp dụng thêm cả một loại phí nhằm duy trì chất lượng cho kênh thương mại điện tử này. Chi phí chúng tôi đang muốn đề cập tới ở đây đó là chi phí phạt.

Chi phí phạt có thể áp dụng đối với Shopee Mall
Chi phí phạt có thể áp dụng đối với Shopee Mall

Chi phí phạt hiện mới chỉ áp dụng cho những gian hàng Shopee Mall trong trường hợp những gian hàng này kinh doanh sản phẩm không đáp ứng được tiêu chí của Shopee hoặc dịch vụ, thái độ phục vụ kém và bị khách hàng hủy đơn.

Quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng phí phạt và mức phí phạt như sau:

- Trường hợp khách hủy đơn hàng do lỗi của shop

Nếu khách hủy đơn hàng vì lý do shop hết hàng hoặc shop không xác nhận đơn hàng thì mức phạt áp dụng là 200.000 VNĐ trên mỗi đơn hàng bị hủy.

Nếu khách hủy đơn hàng vì lý do shop để giá sai với giá thực tế thì mức phạt nặng hơn, lên tới 500.000 VNĐ mỗi đơn hàng.

- Trường hợp shop vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm

Nếu sản phẩm được gửi đi không phải là sản phẩm chính hãng thì sẽ áp dụng mức phạt lớn nhất là 10.000.000 VNĐ, nếu giá trị đơn hàng cao hơn thì sẽ tính 100% giá trị đơn hàng.

Mức phạt đối với vi phạm giao hàng không chính hãng là rất lớn
Mức phạt đối với vi phạm giao hàng không chính hãng là rất lớn

Nếu shop kinh doanh hàng cấm thì sẽ bị phạt 1.000.000 VNĐ đối với mỗi đơn.

Nếu ship tự ý tăng hoặc giảm số lượng sản phẩm và không đúng với thông tin khuyến mãi dẫn đến khách hủy đơn thì sẽ bị phạt 500.000 VNĐ với mỗi đơn bị hủy.

- Nếu shop tự đặt hàng để kéo doanh số thì sẽ bị phạt 2.000.000 VNĐ mỗi đơn hàng.

- Nếu shop đóng gói hàng không đảm bảo yêu cầu thì mức phạt là 200.000 VNĐ cho mỗi đơn hàng.

2. Cần cân nhắc khi điều chỉnh giá bán hàng với mức phí trên Shopee

Với mức phí ở khoảng 4 - 6% thì những chủ cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ hay kinh doanh những mặt hàng có giá trị thấp sẽ không cảm thấy tính nghiệm trọng của vấn đề. Chẳng hạn một đơn hàng 100.000 VNĐ bạn sẽ chỉ mất tối đa 6.000 VNĐ chi phí. Mức phí này là rất rẻ so với lợi nhuận từ đơn hàng.

Tuy nhiên, ngược lại, nếu giá trị đơn hàng của bạn càng lớn thì mức phí tính theo tỷ lệ phần trăm này sẽ càng lớn. Chẳng hạn với một đơn hàng trị giá 200.000.000 VNĐ bạn có thể phải chi trả mức phí tối đa lên đến 12.000.000 VNĐ. Đây là một con số không hề nhỏ và cần phải được cân nhắc.

Chủ cửa hàng cần điều chỉnh giá bán hàng hợp lý
Chủ cửa hàng cần điều chỉnh giá bán hàng hợp lý

Bởi vậy mà hầu hết những chủ cửa hàng Shopee đều tăng giá sản phẩm lên để bù lại cho mức chi phí bán hàng phải chi trả. Điều này có thể khiến sản phẩm của họ ít được khách hàng lựa chọn hơn. Để kinh doanh hiệu quả trên Shopee thì người bán cần điều chỉnh giá linh hoạt để vừa thu lời vừa không mất khách.

Trên đây là thông tin về các mức chi phí bán hàng trên Shopee mà bạn cần tìm hiểu nếu quyết định kinh doanh online trên nền tảng Shopee. Shopee là một nền tảng kinh doanh online rất lý tưởng và phù hợp với cả hình thức kinh doanh nhỏ lẻ lẫn kinh doanh quy mô lớn. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc cho việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển ngày càng tốt hơn! Thân ái và quyết thắng!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1279 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT