Viết khả năng sở trường trong đơn xin việc “đánh đổ” nhà tuyển dụng
Theo dõi work247 tạiBạn là sinh viên mới ra trường hay mới thử sức tham gia vào một vị trí mới lạ? Bạn không có kinh nghiệm, chưa từng tham gia vị trí đó làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng lo lắng về điều đó, chắc hẳn là bạn không biết rằng khả năng sở trường trong đơn xin việc cũng có tác dụng “gây mê” cực mạnh. Đừng bỏ qua bài viết này nếu như bạn đang gặp phải vấn đề trên đây, Hãy cùng Work247.vn giải đáp những thắc mắc nhé!
1. Khả năng sở trường là gì?
Bạn hiểu như thế nào về sở trường? Sở trường chúng ta vẫn thường hiểu nó chính là điểm mạnh, là thế mạnh khiến bản thân nổi bật nhất và đây là điều mà bản thân giỏi nhất. Sở trường thường mang tính chất tích cực. Mỗi người sẽ có những sở trường, ưu điểm khác nhau tuy nhiên nếu chỉ hiểu chung chung thì khó có thể tự mình xác định được sở trường của bản thân.
Chính vì vậy chúng ta chia sở trường thành 3 khía cạnh chính đó là đặc điểm bản thân, khả năng kiến thức và khả năng học hỏi.
Đặc biệt của bản thân chính là những đặc điểm cấu tạo nên bản thân bạn ví dụ như tính độc lập, tôn trọng, chăm chỉ, khả năng nhạy bén, hòa đồng, cởi mở…
- Khả năng kiến thức là những thông tin, kiến thức được học tập trong quá trình đào tạo ví dụ như bằng cấp chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ, khả năng tin học, công nghệ thông tin, kinh nghiệm làm việc tích lũy được…
- Còn về Khả năng học học đó là những gì mà chúng ta học hỏi được từ một ai đấy, một điều gì đấy. Ví dụ như nhờ nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp hằng ngày bạn rèn luyện thêm cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán và thuyết phục…
- Tất cả những điều tốt đẹp trong 3 khía cạnh này chúng ta đều gọi chung đó là sở trường. Và nói bạn nhắc đến sở đoản thì hiển nhiên nó là những mặt xấu, những mặt còn thiếu sót trong 3 khía cạnh trên.
2. Nhà tuyển dụng có quan tâm đến khả năng sở trường hay không?
Như vấn đề đã được đặt ra từ đầu bài viết “không có kinh nghiệm, không có trải nghiệm cụ thể làm sao có thể chinh phục được nhà tuyển dụng?”. Vật liệu nhà tuyển dụng có quan tâm nhiều đến khả năng sở trường hay không? Câu trả lời là Hoàn toàn có, và hơn thế nữa nhà tuyển dụng luôn luôn coi khả năng sở trường là một trong những làm nổi bật đơn xin việc so với những ứng viên khác.
Trước hết, hàng năm đều có hơn hàng trăm hàng nghìn bạn trẻ ra trường và bắt đầu bước vào ngưỡng cửa “tìm kiếm việc làm”. Đa số đều là những bạn trẻ hầu như không có kinh nghiệm hay bất kì trải nghiệm với các công ty nào cùng vị trí. Hơn thế nữa, các bạn sinh viên mới ra trường hầu như đều được coi là một tờ giấy trắng, nhà tuyển dụng khi tuyển vào vị trí có thể dễ dàng đào tạo từ đầu và dễ dàng truyền tải được văn hóa công ty đến các bạn.
Nhờ vậy, không yêu cầu quá nhiều về kinh nghiệm, mà nhà tuyển dụng sẽ tập trung lựa chọn những bạn có kỹ năng sở trường vượt trội hơn so với các ứng viên sáng giá khác. Sự cạnh tranh hơn thua giữa các ứng viên đa phần sẽ được đánh giá nhờ kỹ năng và sở trường của ứng viên.
Chính vì điều này mà biết cách viết khả năng sở trường trong đơn xin việc một cách khéo léo sẽ là cách giúp bạn gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Đồng thời điều này cũng giúp bạn tự làm bật bản thân mình hơn so với các ứng viên khác.
Vậy là cách nào để viết khả năng sở trường trong đơn xin việc một cách khéo léo nhất, ngay sau đây Work247.vn sẽ giúp bạn “luồn lách” những ưu điểm của mình vào trong đơn xin việc để thành công chinh phục được nhà tuyển dụng nhé!
3. Các mẹo trình bày khả năng, sở trường trong đơn xin việc
3.1. Bố cục cơ bản trong đơn xin việc
Trước hết để có thể trình bày được khả năng sở trường của mình thì bạn cần phải biết được rằng mình nên viết phần nội dung này ở đâu. Bố cục cơ bản của lá đơn xin việc như sau:
Phần 1: Kính gửi, nói lý do tại sao bạn tìm đến công ty và lời chào về việc bạn có đủ khả năng để làm tốt vị trí công việc mà công ty muốn tuyển dụng.
Phần 2: Gồm 3 đoạn chính, bạn có thể viết thêm đoạn những lời khuyên dành cho bạn đó là không nên chia thành quá nhiều khổ khiến cho đơn xin việc bị loãng thông tin, gây mất chuyên nghiệp.
- Đoạn 1: Trình bày về năng lực gồm chuyên ngành và trường của bạn. Đồng thời nếu như bạn đã có kinh nghiệm khi mà việc ở một số công ty bạn có thể thêm vào để thông tin của bạn được đa dạng hơn
- Đoạn 2: Trình bày khả năng sở trường của bạn
- Đoạn 3: lời khẳng định cuối cùng và mong muốn được tham gia vào vị trí công việc để được trải nghiệm đồng thời kèm theo một lời gợi ý cho nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn. Không quên để lại thông tin liên lạc.
Phần 3: Ký tên của bạn để chứng minh chính chủ.
Sau khi đã hiểu sơ qua về bố cục cơ bản thì bạn cũng đã hiểu chúng ta có thể trình bày khả năng sở trường trong đơn xin việc ở mục nào cho hợp lý.
3.2. Xác định nhanh khả năng sở trường của bạn
Tuy nhiên bạn cần phải xác định bản thân mình có khả năng, sở trường gì, điểm mạnh của bạn là gì. Dựa vào 3 khía cạnh như đã nêu trên, bạn hãy gạch thật nhanh những điểm tốt để có thể hiểu chính bản thân mình hơn nhé! Vậy làm thế nào để có thể tìm kiếm được điểm mạnh của bản thân mình?
-
Tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình
Bạn có thể tự mình đặt ra những câu hỏi như điều gì khiến mình thích thú, thứ gì khiến bạn có động lực làm việc trong một khoảng thời gian dài, bạn đã làm gì khi cảm thấy căng thẳng và quá stress? Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn không, bạn suy nghĩ như thế nào về chính mình?
Rộng hơn thì bạn có thể đặt ra những câu hỏi như trong lĩnh vực bất kì, bạn giỏi lĩnh vực gì nhất, công việc mà bạn đã từng hoàn thành tốt nhất là gì? bạn có được đánh giá cao vì điều đó không?
Thông qua việc này bạn sẽ dễ dàng xác định được phần lớn các khả năng sở trường tồn tại bên trong bạn. Đồng thời trong khi đặt những câu hỏi cho bản thân, bạn hãy đặt mình vào những hoàn cảnh khác nhau để có thể thu được nhiều kết quả hơn.
-
Ghi nhận những lời nhận xét từ những người xung quanh có thể là gia đình, bạn bè, thầy cô…
Đôi khi có những điểm mạnh mà chính bạn cũng không bao giờ nhận ra mà đôi khi bạn phải học cách lắng nghe người khác. Mặc dù mọi người xung quanh sẽ không phải là rất hiểu bạn nhưng thông qua những hành động hàng ngày, những biểu hiện nhỏ mà bạn bộc lộ sẽ giúp họ đánh giá tổng quan rằng bạn là người như thế nào. Tuy nhiên bạn nên phải lựa chọn nghe ý kiến từ những người bạn thực sự tin cậy.
-
Làm những bài khảo sát về IQ, EQ, trắc sinh vân tay…
3.3. Đọc bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng
Điều quan trọng nhất tạo nên được một lá đơn xin việc lọt được vào mắt xanh của nhà tuyển dụng đó chính là bạn có những kỹ năng mà họ cần. vậy làm thế nào để biết được đâu mới là những kỹ năng mà họ cần? Thực chất họ đã đưa ngay một phao cứu sinh dành cho bạn rồi, đó chính là “bản mô tả công việc”
Bạn hãy dựa vào những kỹ năng đó, đồng thời kết hợp với những đặc biệt nổi bật của bạn. Và sau đó bắt tay vào viết ngay kỹ năng, sở trường trong đơn xin việc thôi!
3.4. Cách viết kỹ năng, sở trường trong đơn xin việc
Bạn có thể tham khảo đoạn viết kỹ năng, sở trường trong đơn xin việc như sau để có thể hiểu sơ qua nội dung cần viết nhé:
“Tôi là … tốt nghiệp chuyên ngành … trường đại học … Mặc dù chỉ mới ra trường trong thời gian vừa qua, chưa có đủ kinh nghiệm một năng cho vị trí … thế nhưng với những kiến thức chuyên môn được đào tạo trong trường đại học, kết hợp với khả năng tiếng anh đạt trình độ 790 TOEIC và khả năng tin học thành tạo. Tôi tin bản thân có thể đáp ứng được sự chuyên nghiệp, thành tạo trong vị trí … . Ngoài ra với kỹ năng giao tiếp khéo léo cộng với tính tự giác, thật thà trung thực, tôi có thể đáp ứng yêu cầu mà quý công ty đang cần tuyển dụng”
Bởi vì chưa có kinh nghiệm nên bạn cần phải tập trung nhấn mạnh sở trường của mình đồng thời thể hiện rằng bạn dám đương đầu với bất kì khó khăn trở ngại nào, thể hiện ra sự nhiệt huyết, năng động, sáng tạo thông qua những câu từ để làm nổi bật bản thân. Mong rằng những mẹo trên đây sẽ giúp bạn có thể viết khả năng sở trường trong đơn xin việc ngay lập tức, ngoài ra đừng quên những lưu ý có thể “cứu sống” bạn khi viết đơn xin việc ngay dưới đây nhé.
4. Đừng bỏ qua những lưu ý “cứu sống” bạn trong đơn xin việc
- Khi viết đơn xin việc đừng đưa ra quá nhiều sở đoản của bản thân điều này sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Đừng chỉ viết hay nhắc đến những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu vì ai cũng biết rằng phải viết về điều mà nhà tuyển dụng cần. Nếu bạn chỉ tập trung vào những yếu tố đó thì bạn sẽ bị “dung hòa” với các ứng viên khác. Hãy tự tin tìm ra điểm mạnh của chính mình và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đặc biệt hơn những ứng viên khác.
- Hãy lựa chọn mẫu đơn xin việc để bạn có thể thoải mái thể hiện cá tính của mình nhưng phải phù hợp với tính chất công việc. Bạn có thể tự thiết kế hoặc sử dụng những mẫu đơn có sẵn tại Work247.vn. Kho đơn xin việc luôn luôn mở rộng chào đón bạn, bạn sẽ không phải lo lắng về tính đa dạng, không cần phải lo về đơn xin việc lỗi thời. Việc của bạn đó là chọn là điền đơn, thiết kế cứ để Work247.vn lo.
- Ngoài ra nếu như bạn đang phân vân không biết cách viết một lá đơn xin việc hoàn chỉnh cho sinh viên mới ra trường như thế nào thì bạn có thể mở ngay blog chia sẻ kinh nghiệm viết đơn xin việc để có thể tự thiết kế ngay cho mình cách viết về khả năng sở trường trong đơn xin việc nhé!
Trên đây là những điều bạn cần phải biết về khả năng sở trường trong đơn xin việc. Mong rằng Work247.vnBạn đã nhận được những thông tin quan trọng để viết một lá đơn xin việc hấp dẫn thành công, khiến nhà tuyển dụng phải “gục ngã” ngay từ những giây đầu tiên.
1818 0