Lateral Thinking là gì? Sáng tạo cùng “tư duy đường vòng”
Theo dõi work247 tạiCũng là một trong những kiểu tư duy hiện nay, Lateral Thinking là gì nhỉ? Cùng tìm hiểu về thuật ngữ này, cũng như những thông tin hữu ích cho bản thân về Lateral Thinking qua những chia sẻ dưới đây nhé!
1. Lý giải thuật ngữ Lateral Thinking là gì?
Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ Lateral Thinking hay chưa? Có thể bạn đã đã từng nghe thấy hoặc được nhắc đến thuật ngữ Lateral Thinking này ở đâu đó hiện nay. Vậy Lateral Thinking là gì nhỉ?
Lateral Thinking là thuật ngữ dùng để nói đến “tư duy đường vòng” hay còn có thể gọi với tên khác như tư duy ngoại biên hay tư duy phi tuyến tính. Nó là cách giải quyết một vấn đề mà không cần tiếp cận trực tiếp, bạn chỉ cần tiếp cận gián tiếp và sáng tạo để có được đáp án hay những giải pháp hiệu quả mà nếu sử dụng theo tư duy thông thường sẽ không giải đáp được vấn đề. Ý tưởng mới sẽ xuất hiện trong bạn khi chúng ta thách thức chính giả thuyết ban đầu của vấn đề đặt ra, điều này có nghĩa là bạn có thể chuyển một ý tưởng đã biết, một ý tưởng phổ biến được sử dụng rộng rãi thành những ý tưởng mới hấp dẫn hơn.
Trong quá trình bạn suy nghĩ về một ý tưởng hay thực hiện giải quyết cho một vấn đề nào đó. Bạn sẽ khó mà có câu trả lời khi chỉ dựa vào những lập luận logic, thay vào đó, bạn cần đào sâu thông qua việc sử dụng tuy duy ngoại biên - Lateral Thinking để có đáp án. Khi suy nghĩ rộng hơn, bạn có thể khám phá ra được rất nhiều những vấn đề liên quan cực thú vị và không đưa bản thân quá gò bò vào giả thuyết đặt ra ban đầu của vấn đề.
Lateral Thinking là thuật ngữ được đưa ra bởi nhà tâm lý học Edward de Bono, ông cũng chính là người đặt tên cho tư duy đường vòng này vào năm 1967. Edward de Bono là một chuyên gia hàng đầu về tư duy đường vòng - Lateral Thinking và sáng tạo, ông đã xuất bản hơn 62 cuốn sách khác nhau trong lĩnh vực này của mình.
Có thể lấy ví dụ cụ thể về Lateral Thinking được ông Edward de Bono trong cuốn sách của mình như sau:
“Sự phán xét của vua Solomon” là một câu chuyện kinh thánh rất nổi tiếng của người Do Thái. Câu chuyện kể về cuộc xử án của vị vua Solomon trong vụ tranh chấp của hai bà mẹ với một đứa trẻ. Cả hai bà mẹ đều tự nhận đó chính là con của mình, tuy nhiên chắc chắn 1 trong 2 người có một người là giả mạo. Đối mặt với vấn đề này, vua Solomon đã đưa ra một quyết định rất hay đó là cưa đổi đưa trẻ để mỗi bà mẹ có một nửa. Nhiều người nghe đến đây sẽ nghĩ cách giải quyết này của ông thực sự “dã man”, tuy nhiên điều thực chất mà ông tìm đáp án đó chính là nếu bà mẹ thật nghe như vậy, chắc chắn sẽ nhường đứa bé lại cho kẻ giả mạo để đảm bảo an toàn cho đưa trẻ. Đây chính là cách tư duy rất thông minh của vua Solomon để phân biệt đâu là người mẹ thật và đâu là người mẹ giả mạo thông qua phản ứng của cả hai bà mẹ khi nghe phán quyết này.
Đó là một ví dụ điển hình về Lateral Thinking – tư duy đường vòng mag ông Edward de Bono đã đưa ra. Cùng đọc thêm những thông tin chia sẻ liên quan đến Lateral Thinking qua những thông tin chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Xem thêm tin tuyển dụng: Việc làm Kiến trúc
2. Sự giao lưu văn hóa phương Đông – phương Tây và Lateral Thinking
Phương Đông và phương Tây tưởng chừng như xa xôi và luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên có rất nhiều các câu truyện dân gian khác nhau cực kỳ thú vị để làm ví dụ cụ thể cho tuy duy đường vòng - Lateral Thinking đó nhé! Theo đó, các bạn có thể thấy được rằng, Lateral Thinking không phải là tư duy vấn đề mới trong các nền văn minh lớn trên thế giới hiện nay. Nhà tâm lý học Edward de Bono đã có công sức trong việc nghiên cứu, tổng hợp và đặt tên cho tư duy này và khiến nhiều người biết đến khái niệm Lateral Thinking này hơn.
Ở Việt Nam cũng có các câu chuyện tương tự như “sự phán xét của vua Solomon” đã đưa ra trong phần trên của bài viết này. Có thể lấy vị dụ cụ thể như sau:
Một bà già bị trộm mất con gà đã nổi điên chửi hàng xóm láng giềng ngày này qua ngày khác. Cả xóm nghe bà chửi chịu hết nổi bèn đưa bà và kéo nhau lên công đường nhờ phán xử. Vị quan nắm được tình hình, bền cho phép toàn bộ người dân thẳng tay tát kẻ làm náo loạn. Trong trường hợp này, hầu hết mọi người sẽ chỉ ra tay nhẹ nhàng bởi nghĩ đến tình làng nghĩa xóm, lại thương bà đã tuổi già. Tuy nhiên, sẽ rất nhanh lòi ra ai là kẻ trộm gà của bạn bởi kẻ đó sẽ xuống tay rất mạnh vì sẵn cáu tiết bởi vị nguyền rủa. Điều này khiến quan nhanh chóng bắt được kẻ trộm cắp.
Như vậy, bạn có thể thấy được rằng vị quan này cũng đã sử dụng tư duy đường vòng để phá án rất thông minh đúng không nào. Qua câu chuyện trên bạn có thể thấy được Lateral Thinking không chỉ có ở phương Tây mà cả phương Đông cũng có và đã có từ rất lâu trong tư duy của con người.
3. Chia sẻ về một số các kiểu tư duy
Hiện nay không chỉ có tư duy Lateral Thinking mà còn có rất nhiều các kiểu tư duy khác nhau phổ biến trong xã hội. Hãy cùng khám phá về những phong cách tư duy đang thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng trong lĩnh vực công việc và cuộc sống để giải quyết vấn đề hoặc đem lại những ý tưởng sáng tạo cho bản thân tại đây:
3.1. Creative Thinking – Tư duy sáng tạo
Creative Thinking là khả năng sáng tạo của con người và có sự linh hoạt trong công việc, điều này khiến các bạn tìm ra được hướng giải quyết hay các phương án mới mà không theo lối tư duy cũ, lối mòn trước đây. Ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đều đòi hỏi con người cần có sự sáng tạo và có khả năng sáng tạo không ngừng.
Có thể lấy cho bạn một ví dụ cụ thể như trong lĩnh vực sản xuất phim, các bạn cần đưa ra những nội dung mới, những cốt truyện chưa ai đưa ra để thu hút được nhiều người xem bộ phim hơn. Hay trong lĩnh vực Marketing cũng vậy, cần có sự sáng tạo để đưa ra những chiến dịch quảng cáo – truyền thông mới hiệu quả hơn, tạo ra những xu hướng mới cho sản phẩm và có sự linh hoạt với các ngành, không thể áp dụng cùng một chiến lược cho tất cả các sản phẩm hay các ngành hàng khác nhau trong một công ty.
Nhờ có Creative Thinking – Tư duy sáng tạo mà con người ngày càng đưa xã hội phát triển hiện đại hơn, ngày càng có nhiều các sản phẩm công nghệ thông minh đưa phát triển và đưa vào ứng dụng trong công việc, cũng như trong cuộc sống của con người. Điều này cũng có thể thấy rằng, tư duy sáng tạo rất quan trọng với bất kỳ cá nhân nào hiện này, kể cả trong công việc, học tập hay cuộc sống hàng ngày.
3.2. Critical Thinking – Tư duy phản biện
Critical Thinking là tư duy phản biện của một cong người hay còn gọi là tư duy phân tích hoặc tư duy tổng hợp. Những người theo cách tư duy này thường đánh giá hoặc phân tích với một thông tin hoặc một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra được đáp án hay những hướng giải quyết tốt nhất cho một vấn đề được đặt ra. Từ đó, những người có Critical Thinking thường lập luận rất logic, tỉ mỉ và chính xác.
Những người có Critical Thinking - tư duy phản biện thường có khả năng nhìn, quan sát tốt và hiệu được vấn đề một cách khách quan. Theo đó, họ dễ dàng nhận ra được những lỗi sai giữa các lập luận với nhau, từ đó dễ dàng đánh giá, nhận dạng và đưa vấn đề giải quyết có hệ thống nhất định.
3.3. Tuy duy logic
Tư duy logic chính là khả năng suy luận của bộ não mỗi con người đối với một sự kiện, sự vật hay vấn đề nào đó có những điểm liên quan đến nhau. Thông qua tư duy logic mà các bạn có thể sắp xếp chúng một cách chặt chẽ và phù hợp nhất với vấn đề.
Trong công việc, hợp tập cũng như trong cuộc sống, tuy duy logic rất quan trọng, nó giúp bạn giải quyết và tìm ra đáp án một cách hợp lý nhất và đảm bảo mọi sự vật, sự việc đưa ra phải có tính liên quan đến nhau. Thông qua đó bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất cho một vấn đề nhất định được đặt ra hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Tư duy sáng tạo và phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo
4. “Hack não” cũng một số câu đố về Lateral Thinking
Có một số câu đố cực kỳ hack liên quan đến Lateral Thinking, cùng tìm hiểu nhé!
+ Câu đố 1:
Trong một ngày mưa bão, chuyến xe khách của bạn chỉ còn duy nhất 1 chỗ trống, trong khi đó bạn gặp 3 người đứng bên lề đường. Trong đó có một bà cụ đã lớn tuổi có vẻ như sắp gục ngã, một người bạn đã từng cứu mạng bạn và một cô gái là người tình trong mộng của bạn. Vậy bạn sẽ có ai lên xe trong 3 người này?
Các giải quyết cực hay với câu đó trên đó là, hãy nhường lại chỗ cho bà não lên xe và cho người bạn đã cứu mình lên xe. Sau đó bạn xuống xe và ở lại với cô gái để cùng đón chuyến bus tiếp theo.
+ Câu đố 2:
Một tình huống được đặt ra cho bạn khi rơi vào căn phòng phép thuật với 2 lối ra. Một lối ra làm bằng kính lúp khổng lồ, tiếp thu ánh sáng mặt trời tốt sẽ khiến bạn bị thiết đốt đến chết. Một lối ra khác chứa con rồng lửa, nó cũng sẽ nước bạn cháy đen khi gặp. Với trường hợp này, bạn sẽ chọn lối ra nào cho bản thân?
Câu trả lời cho tình huống trên đó là bạn nên chọn cánh cửa thứ nhất, tại sao ư? Bạn có thể ngồi chờ cho đến khi mặt trời lặn và không còn chiếu sáng nữa để đi ra thôi.
+ Câu đó 3:
Tình huống đưa ra trong một ngôi nhà hoàn toàn bị bổ trống, có một người đàn ông bị treo cổ trên cây xà ngang chính giữa nhà. Sợi dây thừng treo cổ dài 3m, chân người đàn ông này cách mặt sàn 25cm, bức tường gần ông ta nhất cũng là 6m. Làm sao để xác định được người đàn ông này tự treo cổ mình?
Khi sử dụng Lateral Thinking để giải thích tình huống này, các bạn có thể đưa ra được giả thuyết đó là người đàn ông này đã dùng một tảng băng để kê chân leo lên thắt cổ tự tự. Sau một thời gian ở trong không khí với nhiệt độ ngoài trời, tảng băng sẽ tan dần ra và biến mất.
Đó là một số tình huống thú vị đặt ra cho các bạn về Lateral Thinking trong giải quyết với các câu đố “hack não” như trên. Trong cuộc sống, học tập, cũng như trong công việc hàng ngày, sử dụng Lateral Thinking – tư duy đường vòng đúng lúc sẽ giúp bạn đưa ra được những hướng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và đầy thú vị đó nhé!
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn nắm bắt chính xác thuật ngữ Lateral Thinking là gì? Bên cạnh đó còn bỏ túi được thêm các kiểu tư duy phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ biết cách vận dụng Lateral Thinking – tư duy đường vòng vào trong giải quyết vấn đề để có được sự sáng tạo và đáp án chính xác nhất, hay nhất cho bản thân nhé!
2045 0