Ngành linguistics là gì? Những điều cần biết về ngành học này

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 09-07-2024

Lại một mùa tuyển sinh nữa bắt đầu, các bạn học sinh lớp 12 khắp cả nước đang rục rịch cho mùa thi cử. Những năm gần đây, nền kinh tế hội nhập, ngành linguistics cũng được đông đảo các bạn học sinh lựa chọn. Hãy cùng tìm hiểu xem ngành này có gì hay nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Ngành linguistics là gì? 

Ngành linguistics (hay còn gọi là ngôn ngữ học), đây là một ngành học yêu cầu người sinh viên học ngôn ngữ, ngữ âm và cấu trúc của ngôn ngữ tiếng Việt.

Hiện nay, có 3 trường đại học đang tổ chức đào tạo ngành học này, bao gồm một trường tại miền Bắc là Đại học Quốc gia Hà Nội, một trường tại miền Trung là Đại học Huế và một trường tại miền Nam là Đại học Quốc gia TP.HCM. 

Linguistics là gì?
Linguistics là gì?

 

Trong suốt quá trình học, sinh viên phải học rất nhiều kiến thức liên quan đến tiếng Việt, phân tích, khám phá truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ của người Việt. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được học thêm về các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Trung. 

Xem thêm: Ngành ngôn ngữ học ra làm gì – ngành nghề thú vị với ngôn ngữ

2. Làm thế nào để biết bạn là người phù hợp với linguistics

Nhiều bạn trẻ học tới 1 năm, 2 năm ở trường đại học còn phải bỏ dở hoặc quay lại ôn thi để thi lại đại học cũng chính bởi vì những quyết định sai lầm khi đăng ký tuyển sinh. Các bạn cảm thấy chán nản, các môn học rỗng tuếch, rất khó tiếp thu chính bởi vì các bạn thực sự không phù hợp với ngành này. Vậy hãy cùng chúng tôi điểm qua những yếu tố của một người có khả năng học ngôn ngữ học các bạn nhé: 

- Yêu thích ngôn ngữ: Trong đầu tôi cứ nghĩ, học ngôn ngữ học cũng chỉ là học lại tiếng Việt mà thôi, chắc cũng chỉ A, B, C, chủ ngữ, vị ngữ. Nhưng thật không phải như vậy, khi học chuyên sâu vào một ngôn ngữ, mặc dù đây cũng chỉ là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng nó vẫn thực sự khó nhằn. Do đó, người học phải thực sự yêu thích ngôn ngữ đó, muốn tìm hiểu ngọn ngành gốc tích của ngôn ngữ, khiến bản thân trở thành master về ngôn ngữ. 

- Thích khám phá: Ngôn ngữ học sẽ có nhiều điều mới mẻ và thú vị, có những thứ khiến bản thân không thể hiểu nổi. Thế nên bạn phải là người thích khám phá, nhạy cảm với những cái mới có thể  chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ. Vậy làm sao để biết bản thân mình là người thích khám phá? Là khi bạn thắc mắc một điều gì đó, bạn không thể tự lý giải buộc bạn phải tìm hiểu ngay lập tức, không là sẽ khiến cho bạn cảm giác khó chịu. Bạn phải hỏi ngay người xung quanh hoặc tự mình tìm kiếm trong sách vở, mạng internet. Đến khi hiểu được mới khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Thích khám phá thế giới
Thích khám phá thế giới

Xem thêm: Việc làm phiên dịch dự án

- Phân tích và tổng hợp: Ngôn ngữ học phần nhiều là các môn học liên quan đến nghiên cứu, thế nên kỹ năng phân tích vấn đề, phân tích hoàn cảnh, các dấu hiệu nhận biết là rất cần thiết. Phân tích rồi đâu phải để đó cho xong, bạn cần phải tổng hợp những điều mình vừa đưa ra để cho ra kết luận cuối cùng. Đây là kỹ năng thực sự cần thiết đối với một người học trong ngành linguistics.

- Có hiểu biết cuộc sống: Văn hóa của người Việt Nam, văn hóa của những đất nước mà bạn phải tìm hiểu về ngôn ngữ sẽ được dàn trải xuyên suốt chương trình học. Phải yêu đất nước thì bạn mới có thể yêu ngôn ngữ đất nước họ, và ngược lại. Có hiểu biết về cuộc sống giúp bạn dễ dàng trong việc học hơn. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nghiên cứu mà chỉ cần lục trong ngăn kéo trí óc của mình ra để sử dụng. 

- Kiên nhẫn: Kiến thức ngôn ngữ học là vô cùng rộng lớn và nhiều điều khó nhằn, hãy kiên nhẫn tìm hiểu, tiếp thu, nghiên cứu thì mới có thể thành công. 

- Bán cầu não trái phát triển: Điều này có hơi chút khoa học, những bạn có bán cầu não trái phát triển sẽ giỏi trong việc học ngôn ngữ hơn các bạn khác. Có bán cầu não trái phát triển thì bạn sẽ là người có thiên hướng khoa học, nghiên cứu, ngôn ngữ. Còn những người có bán cầu não phải phát triển sẽ có thiên hướng giỏi trong các hoạt động nghệ thật. Nếu bạn chưa biết mình phát triển nhiều hơn ở bên não phải hay trái thì cũng có thể kiểm tra qua các bài test nhanh. Tuy nhiên, tôi không nói đến việc bạn thuận bán cầu não phải thì không nên học linguistics hay những người thuận não trái học ngành này chắc chắn sẽ giỏi hơn, thành cồn hơn. Có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết, 99% người thành công xuất phát từ sự nỗ lực và cố gắng. Vì vậy, nếu bạn đã đam mê với ngành học này, thì ngại ngần gì nữa chứ, não phải cũng không thể nào quyết định sự thắng bại của bạn. Chỉ cần nỗ lực hết sức, thành công sẽ đến với bạn.

Bán cầu não trái phát triển
Bán cầu não trái phát triển

Xem thêm: Học ngôn ngữ anh ra làm gì? Công việc phù hợp khi bạn có ngôn ngữ anh

Cv xin việc đẹp

3. Linguistics thi khối nào

Ngành linguistics dành cho các bạn học xã hội là khối C và D (C00, D01, D02, D03, D04,...). Điểm chuẩn ngành này cũng không quá cao, dao động từ 13-22 điểm ngành học và tuỳ theo các trường. 

Hãy dựa vào kết quả của các bài kiểm tra, các bài thi thử của mình ở trường để so với điểm chuẩn ở các trường và đưa ra mục tiêu cho bản thân, chọn cho mình một ngôi trường yêu thích và phù hợp nhất. 

Linguistics thi khối nào
Linguistics thi khối nào

Xem thêm: Những điều cần biết về ngành ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương

4. Cơ hội nghề nghiệp khi học linguistics

Học ngôn ngữ học ra làm gì là câu hỏi của rất nhiều bạn sắp theo học ngành này cũng như các bạn sinh viên sắp ra trường nhưng còn mất phương hướng. Chúng ta hãy cùng điểm qua những công việc chúng ta có thể làm sau khi ra trường: 

- Giảng viên: Nhiều bạn sinh viên có năng lực tốt sẽ được trường học giữ lại để dạy cho các bạn sinh viên khóa sau. Làm giảng viên tại các trường, các bạn sẽ có nhiều mối quan hệ hơn, được nhiều công ty, doanh nghiệp xem xét để mời về tư vấn, hợp tác làm việc.

- Nghiên cứu viên: Bản chất ngay từ những ngày đầu học tập tại trường, bản thân các sinh viên ngành ngôn ngữ học đã phải học tập và thực hiện nhiều môn nghiên cứu. Vì vậy, kỹ năng tìm hiểu thông tin, phân tích, nghiên cứu, tổng hợp đã được rèn dũa rất nhiều. Nên các bạn có thể làm việc trong các viện nghiên cứu để tiếp tục khám phá về ngôn ngữ. 

Biên tập viên truyền hình
Biên tập viên truyền hình

- Biên tập viên: Với nền tảng là một người am hiểu ngôn ngữ, tường tận về văn hóa, người học ngôn ngữ học cũng có thể trở thành một người biên tập cho các tòa soạn báo chí, truyền hình. 

Ngoài ra, còn có các công việc như việc làm quản lý văn phòng, lĩnh vực dịch thuật, sáng tác, việc làm marketing và các công việc trong nhà nước. 

Sáng tác văn học
Sáng tác văn học 

Work247.vn mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được linguistics là gì và những điều liên quan đến ngành nghề này. Chúc bạn có một quyết định sáng suốt nhất cho tương lai của mình. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1475 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT