Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ chính xác nhất cho bạn
Theo dõi work247 tạiHoạt động PCCC là một hoạt động thực tế và quan trọng đối với tất cả cá nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó việc tự kiểm tra an toàn về phòng chống cháy nổ luôn phải được diễn ra thường xuyên và định kỳ. Sau các buổi tự kiểm tra này bắt buộc phải có sự ghi chép lại kết quả, bản ghi chép đó được dựa theo mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách viết biên bản này nhé!
1. Khái quát việc sử dụng mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
1.1. Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ là gì?
Cũng như các loại mẫu biên bản khác, mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ là một dạng văn bản hành chính và được xây dựng để làm khuôn mẫu cho mọi người viết theo. Việc xây dựng mẫu biên bản này được quy định rõ trong các quy định cũng như thông tư của nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ, cụ thể là đối với doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động kinh doanh. Trước tình hình càng ngày càng có nhiều vụ cháy nổ như hiện nay, đặc biệt là với các doanh nghiệp kinh doanh buôn bán, hoặc kinh doanh dịch vụ (tạp hóa, quán karaoke, …) thì việc ý thức tự kiểm tra các đồ dùng PCCC là càng trở nên cần thiết. Bắt buộc lúc đó, doanh nghiệp phải có sự ghi chép lại vào các biên bản để có thể làm chứng về việc kiểm tra cũng như chất lượng của các thiết bị đó.
1.2. Khi nào thì sử dụng mẫu biên bản này?
Việc lập biên bản tự kiểm tra PCCC được áp dụng khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động tổ chức kinh doanh mà trước đó phải đảm bảo địa điểm kinh doanh của bạn đã có đầy đủ thiết bị và hệ thống chữa cháy. Bên cạnh đó, việc lập biên bản tự kiểm tra PCCC phải đồng thời với hành động và có sự kiểm tra thật. Vì đồ dùng dễ gây cháy nổ hay các thiết bị PCCC đều có thời hạn sử dụng nhất định và có thể yếu kém đi theo thời gian cho nên việc kiểm tra phải diễn ra liên tục và theo một định kỳ nhất định. Thông thường định kỳ để kiểm tra đó là 06 tháng một. Chính vì vậy mà các biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ cũng có giá trị trong một năm.
1.3. Đối tượng lập, sử dụng và kiểm tra mẫu biên bản này
Về đối tượng sử dụng mẫu biên bản này, nó được dành cho đối tượng sử dụng là các hộ kinh doanh, kho, công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, xưởng sản xuất, … chứ không dành cho đối tượng hộ gia đình. Người trực tiếp lập các biên bản cũng là người phụ trách PCCC cấp cơ sở hay nói cách khác là đội phòng cháy chữa cháy của chính công ty đó lập ra. Mỗi đợt kiểm tra sẽ có từ 1 - 2 người phụ trách thực hiện. Sau đó biên bản này được lưu giữ để trình duyệt và gửi đến ban quản lý PCCC của khu vực nơi mà bạn đang kinh doanh hoặc được đính kèm với biên bản kiểm tra PCCC do Phòng cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thực hiện.
2. Hướng dẫn cách viết biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
2.1. Các nội dung cần có trên biên bản
Đối với bất kỳ một biên bản nào thì cũng luôn cần phải có đầy đủ các thông tin như: thời gian và địa điểm lập biên bản, tên người liên quan, nội dung sự việc, sự vụ, ý kiến và xác nhận của các bên và lãnh đạo nhận biên bản. Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ cũng không nằm ngoại lệ. Đầu tiên bắt đầu mẫu biên bản này người viết cần ghi rõ cụ thể ngày, giờ, địa điểm thực hiện việc kiểm tra đồng thời là tên của những người kiểm tra. Ở đây phần tên của người kiểm tra cũng cần được ghi đầy đủ cả họ tên kèm với chức vụ của họ. Còn với phần địa điểm kiểm tra thì đương nhiên phải ghi rõ cả tên công ty, tên cửa hàng và địa chỉ.
Sau khi đã kê khai phần thông tin trên, nội dung tiếp theo chính là các tình hình và kết quả của việc kiểm tra. Đây cũng chính là phần nội dung quan trọng nhất và có giá trị thông tin nhất trên bia bản tự kiểm tra PCCC định kỳ. Cụ thể trong đó, người viết phải vạch ra 7 kết quả dựa theo các yếu tố về an toàn phòng chống cháy nổ và kèm theo các nội dung khác nữa. Đó là:
Thứ nhất: Kiểm tra về hồ sơ theo quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp
Ở phần này, các thanh tra và cán bộ sẽ yêu cầu phía công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh xuất trình các loại giấy tờ, bảo hiểm liên quan về việc phòng cháy chữa cháy. Theo đó, các giấy tờ này phải đảm bảo đúng quy định cũng như thời hạn dựa trên Mục I, Điều 3 của Thông tư 66/2024/TT-BCA ngày 16/12/2024 về Luật phòng cháy và chữa cháy. Các loại giấy tờ đầy đủ gồm có:
- Nội quy về PCCC: được in và treo ở nơi dễ nhìn trong khu vực kinh doanh, làm việc
- Biên bản Kiểm tra về PCCC: còn hạn dài hơn ngày kiểm tra
- Bảo hiểm Cháy nổ dành cho Công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh: còn hạn dài hơn ngày kiểm tra
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy: có ghi rõ số bao nhiêu, ngày chứng nhận phải sau khi địa điểm kinh doanh đó thi công việc lắp ráp và xây dựng (hoặc sửa chữa)
- Biên bản kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy: có ghi rõ số bao nhiêu, ngày chứng nhận phải sau khi địa điểm kinh doanh đó thi công việc lắp ráp và xây dựng (hoặc sửa chữa)
- Quyết định thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở: đây là quyết định thành lập đội chuyên trách về công tác PCCC của chính công ty, doanh nghiệp, tổ chức đó (do ban lãnh đạo tổ chức ký và xét duyệt)
- Hồ sơ phương án chữa cháy của cơ sở: là kế hoạch về việc thực hiện chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra (có thể là kết quả đã được ghi lại sau khi thực hiện việc diễn tập PCCC của công ty bạn)
- Biên bản tự kiểm tra PCCC của kỳ gần nhất
Tất cả các giấy tờ đều phải liệt kê chi tiết kèm với tình trạng là có đủ hay không, và có còn hạn sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hay không.
Ngày thứ hai: Xem xét về hệ thống điện và việc sử dụng điện tại địa điểm kinh doanh làm việc.
Đối với hệ thống điện: phải đảm bảo không bị đứt, hở, và phát ra các tia lửa khi cắm điện hoặc kết nối hệ thống điện. Bên cạnh đó thì toàn bộ dây điện phải là loại dây có thiết kế lõi đồng, có tiết diện an toàn, đảm bảo cách điện
Đối với việc sử dụng điện: thì đều phải được sử dụng an toàn, các nguồn điện cắm không được sử dụng quá tải vì rất dễ xảy ra chập điện gây cháy nổ. Bên cạnh đó thì không được đặt các vật liệu bén lửa ngay gần các đường điển, ổ điện, hạn chế việc lây lan lửa và bùng phát cháy nhanh.
Nếu cả 2 yếu tố trên đều được đảm bảo thì người lập biên bản ghi rõ kết quả là an toàn còn nếu không thì phải ghi cụ thể nguy hiểm ở chỗ nào, chưa đảm bảo yêu cầu PCCC ở đâu để cơ sở và lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ ba: Kiểm tra lối và đường thoát nạn
Cũng tương tự như phần 2, người kiểm tra phải ghi rõ địa điểm đang thực hiện việc kiểm tra PCCC có những lối và đường thoát nạn nào (trong đó phải bao gồm cả cửa chính). Không những vậy, các lối thoát này cũng phải có biển báo và chỉ dẫn cụ thể. Đây là những yêu cầu cơ bản nhất đặc biệt là ở những công ty, doanh nghiệp, xưởng sản xuất lớn có đông người thì số lượng các lối thoát hiểm lại càng phải nhiều hơn và có hướng dẫn cụ thể, an toàn.
Thứ tư: Kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
Phần này đặc biệt dành cho các cơ sở đang kinh doanh về nhà hàng, nhà máy nung, … có sử dụng nguồn nhiệt năng, mà cụ thể là lửa. Tất cả thiết bị đồ dùng phát ra nguồn lửa, nguồn nhiệt đều phải được đảm bảo an toàn từ việc che chắn và vệ sinh. Các yếu tố màu sắc của lửa, mùi gas cũng là tiêu chí để đánh giá an toàn sử dụng nguồn lửa, nhiệt ở các cơ sở này.
Thứ năm: Kiểm tra sự bố trí đồ dùng chống lây lan cháy
Đồ dùng phải được sắp xếp thoáng, có những màn ngăn, chắn chống lửa an toàn giữa các khu vực để ngăn chặn nguồn lửa lây lan.
Thứ sáu: Kiểm tra việc chấp hành nội quy cũng như kiến thức về PCCC của nhân viên
Phần này, đội kiểm tra có thể kiểm tra đột xuất, bất kỳ với một nhân viên nào đó hoặc cũng có thể yêu cầu về diễn tập PCCC của toàn bộ đội ngũ nhân viên để có được đánh giá khách quan, chính xác nhất.
Thứ bảy: kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị và hệ thống PCCC
Ở phần này, các hệ thống và thiết bị cần kiểm tra gồm có:
- Hệ thống báo cháy tự động
- Bình cứu hoả
- Hệ thống phun nước tự động khi phát hiện có lửa
- Các phương tiện, dụng cụ chữa cháy và cứu hộ cứu hỏa
Tất cả các hệ thống, thiết bị này phải được đảm bảo còn hoạt động bình thường và nhạy bén với lửa, bên cạnh đó còn phải an toàn khi sử dụng và được đặt ở những vị trí dễ xảy ra cháy nổ nhất. Như vậy nó mới có thể được xét duyệt an toàn.
Thứ tám: các nội dung kiểm tra PCCC khác
Xem thêm: Việc làm phát triển thị trường
2.2. Cách trình bày biên bản
Về phần trình bày, biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ được thực hiện trên bản in, và được in trên một mặt giấy A4. Trên đó các phần nội dung, thông tin phải được trình bày dễ nhìn, sáng sủa và đầy đủ. Các yếu tố về hình thức như phông chữ, cỡ chữ, dãn dòng, căn lề đều phải được đảm bảo đúng theo quy chuẩn của một văn bản hành chính và thể hiện được sự nghiêm túc. Bên cạnh đó thì trước khi trình bày nội dung, không bao giờ được phép các phần sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên công ty, đơn vị thực hiện tự kiểm tra PCCC
- Tên biên bản (ở đây đầy đủ là BIÊN BẢN TỰ KIỂM TRA PCCC)
- Nội dung kiểm tra (đã được liệt kê chi tiết ở phần 2.1)
- Ngày giờ lập biên bản, ghi rõ tổng số trang của biên bản
- Chữ ký và ý kiến của các bên liên quan đến việc lập biên bản và thực hiện kiểm tra PCCC cấp cơ sở.
bien-ban-kiem-tra-ve-phong-chay-chua-chay.doc
bien-ban-tu-kiem-tra-pccc-dinh-ky-chuan.docx
bienbanxacnhandieukienPCCC.doc
3. Các thủ tục về việc kiểm tra và lập biên bản tự kiểm tra PCCC tại cơ sở
Không chỉ đảm bảo việc viết chuẩn và đầy đủ biên bản tự kiểm tra PCCC tại cơ sở, người kiểm tra cũng phải chú ý về thủ tục kiểm tra. Mục đích là nhằm đảm bảo quá trình kiểm tra đạt hiệu quả và bản thân biên bản mà bạn lập cũng phải chính xác và có giá trị chứ không đơn thuần chỉ là một tờ giấy báo cáo chống chế. Cụ thể các thủ tục đi kèm khi lập biên bản tự kiểm tra PCCC gồm có:
Trước khi thực hiện việc kiểm tra, đội PCCC của cơ sở phải có kế hoạch và xây dựng nội dung kiểm tra cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể để nhân viên cơ sở đó nắm được
Đội kiểm tra có thể thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ hoặc cũng có thể kiểm tra đột xuất để chứng thực được độ an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở nhất. Tuy nhiên trước khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải báo trước 3 ngày cho cơ sở đó chuẩn bị
Khi kiểm tra, người phụ trách phải xuất trình được giấy tờ ủy quyền hoặc phân quyền về trách nhiệm được kiểm tra cho chủ cơ sở hoặc quản lý cơ sở xem. Bên cạnh đó thì cơ sở cũng phải phối hợp để thực hiện việc kiểm tra được diễn ra thuận lợi.
Sau khi thực hiện việc kiểm tra thì luôn luôn kèm theo biên bản và được nộp về cho ban lãnh đạo công ty, doanh nghiệp để lưu trữ cũng như thông báo, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ của cơ sở đó.
Trên đây là những hướng dẫn cụ thể nhất về việc lập mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC dành cho cơ sở. Các bạn có thể tham khảo 3 mẫu dưới đây để từ đó có thể có được một biên bản mẫu chuẩn xác nhất sử dụng.
24061 0