Cách viết mẫu CV xin việc bảo trì đầy đủ và chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiBạn muốn theo đuổi lĩnh vực kỹ thuật và muốn làm công việc bảo trì máy móc, thiết bị. Bạn đang chuẩn bị hồ sơ để xin việc bảo trì tại các công ty, doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết cách viết mẫu CV xin việc bảo trì chưa? Hãy đọc bài viết dưới đây và cùng Work247.vn tạo được một CV xin việc thật ấn tượng nhé.
1. Công việc bảo trì là gì?
Công việc của một nhân viên bảo trì là kiểm tra chất lượng của các loại máy móc, sửa chữa nếu các trang thiết bị gặp sự cố hỏng hóc và bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị, tài sản của công ty hay của doanh nghiệp. Nhân viên bảo trì có trách nhiệm đảm bảo cho các máy móc hoạt động bình thường, tăng tốc độ sửa chữa nhanh nhất có thể và tối thiểu hóa chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp.
Bảo trì hiện nay là công việc về lĩnh vực kỹ thuật được nhiều các bạn trẻ lựa chọn và theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách viết mẫu CV xin việc như thế nào để tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Mỗi công việc có những đặc thù riêng và đòi hỏi những yêu cầu khác nhau phụ thuộc vào tính chất công việc. Cùng đọc sâu hơn về cách viết mẫu CV xin việc bảo trì dưới đây nhé.
2. Các yếu tố cần thiết của mẫu CV xin việc bảo trì
Tuy đặc thù công việc là khác nhau nhưng đa số các mẫu CV đều có những yếu tố cơ bản bắt buộc cần thiết phải có sau đây:
- Thông tin cá nhân cơ bản
- Trình độ học vấn: trình độ học vấn của ứng viên tính đến thời điểm làm CV
- Mục tiêu định hướng: mục tiêu của ứng viên trong công việc là gì
- Năng lực chuyên môn hay kỹ năng làm việc: tự đánh giá bản thân
- Kinh nghiệm làm việc đã và đang có, các thành tích mà ứng viên đã từng đạt được
Có thể thấy, chỉ vỏn vẹn trong 1 trang giấy A4 bạn phải trình bày rất nhiều yếu tố. Những ứng viên có kinh nghiệm lâu năm, hay có nhiều thành tích đạt được sẽ thật dễ dàng để viết một bản CV hoàn chỉnh. Tuy nhiên không phải cứ viết nhiều, viết dài thì bạn đã có những chiếc CV thành công. Bởi vậy các bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng không phải lo lắng bởi vì cách chắt lọc và cách diễn đạt của bạn như thế nào mới là điều gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng.
3. Cách viết và một số lưu ý của bản CV xin việc bảo trì
3.1. Cách viết CV
3.1.1. Về thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là điều cơ bản nhất và là điều bắt buộc phải có ở tất cả các CV. Bạn phải trình bày các thông tin của mình để các nhà tuyển dụng có thể biết được bạn là ai, bạn đến từ đâu. Khi gặp nhau đầu giữa những người lạ thì việc đầu tiên đó là giới thiệu tên cho đối phương biết, thì CV chính là cách gián tiếp để giới thiệu bạn là ai cho các nhà tuyển dụng. Đó là sự tôn trọng cần thiết giữa các đối tác khi làm việc. Vì vậy bạn hãy chú ý đừng viết sai chính tả tên của mình nhé.
Tiếp theo là một số các thông tin khác như địa chỉ, email, số điện thoại,... là cách thức để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn nếu bạn trúng tuyển. Đây là những điều thiết thực nên bạn cũng đừng để trống nó nhé.
Bên cạnh mục thông tin thì sẽ là một bức ảnh chân dung của bạn. Điều này không bắt buộc ứng viên phải để ảnh thẻ, hãy chọn một bức ảnh rõ mặt của bạn, ánh sáng tốt để nhà tuyển dụng có thể nhận diện sơ qua về bạn và cũng để tăng độ uy tín cho CV.
3.1.2. Trình độ học vấn
Phần trình độ học vấn được ghi tính theo thời điểm bạn đang làm CV. Đây là phần để các nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về trình độ kiến thức và chuyên môn của ứng viên.
Nếu như bạn xin làm một công việc liên quan đến chuyên ngành mình đang học thì đây sẽ là một lợi thế rất lớn dành cho bạn. Nhưng nếu trái với chuyên ngành của bạn thì cũng đừng lo lắng vì phần trình độ học vấn không phải là phần duy nhất để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Vì vậy bạn cứ tự tin viết vào CV chuyên môn của bạn theo học nhé.
3.1.3. Mục tiêu định hướng
Ở mục này, bạn nên nêu ra mục tiêu rõ ràng của bản thân, bạn muốn làm công việc này trong thời gian bao lâu, định hướng sau này của bạn muốn trở thành điều gì. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá việc bạn có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Vì vậy khi ở mục học vấn bạn có thể trái chuyên môn, nhưng nếu bạn có quyết tâm theo đuổi công việc này lâu dài, các nhà tuyển dụng cũng sẽ rất lưu tâm về vấn đề này đấy.
3.1.4. Năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết
Đây sẽ là phần khác biệt nhất ở mọi CV bởi mỗi công việc sẽ có những đặc thù khác nhau, đòi hỏi năng lực và các kỹ năng khác nhau.
Công việc bảo trì là công việc có tính đặc thù, đòi hỏi nhiều kỹ năng, vì vậy bạn hãy tự đánh giá bản thân mình ở mức nào và chắt lọc những kỹ năng chính. Bạn nên ưu tiên những kỹ năng liên quan đến công việc trước, ví dụ kỹ năng làm việc với thiết bị điện, hiểu biết về cấu tạo máy móc như thế nào,... và bạn đánh giá năng lực của mình ở mức bao nhiêu.
Bên cạnh đó nên có một số các kỹ năng khác như kỹ năng tin học văn phòng, trình độ tiếng anh, khả năng chịu được áp lực công việc,... Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào để đánh giá khả năng của bạn đồng thời cũng là để bạn bày tỏ sự tự tin về khả năng làm việc của bản thân.
3.1.5. Một số thông tin khác
Bạn cũng nên thêm một số thông tin bên lề về bản thân để các nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn. Ví dụ bạn có thể thêm mục sở thích bản thân. Nghe có vẻ không có tác dụng gì nhưng sở thích cũng là yếu tố nói lên con người bạn. Bạn là người thích đọc sách chứng tỏ bạn khá là kiên nhẫn chẳng hạn, hay bạn thích chơi thể thao, chứng tỏ bạn là người năng động, nhiều năng lượng và có một sức khỏe tốt,... Nếu bạn có thành tích hay giải thưởng được công nhận, cũng đừng ngần ngại trình bày vào CV vì đó cũng là một cách khẳng định bản thân của bạn.
3.2. Một số lưu ý khi viết mẫu CV xin việc bảo trì
Viết CV không phải là vấn đề quá khó, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Đầu tiên là hình thức trình bày, một chiếc CV lộn xộn, không theo thứ tự các đề mục, sai chính tả, đương nhiên khi đọc các nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không để tâm đến công việc này, và thể hiện bạn là một người khá cẩu thả. Vì vậy, hãy cố gắng trình bày theo thứ tự, rõ ràng, đúng chính tả để người đọc có thể hình dung bố cục của CV.
Thứ hai, không phải một chiếc CV nhiều nội dung là một CV tốt. Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian để đọc kĩ CV của bạn, vì vậy hãy cố gắng chắt lọc các ý chính thật rõ ràng. Phải làm sao để vừa có thể truyền tải tất cả nội dung bạn muốn trình bày mà người đọc không bỏ sót các nội dung quan trọng.
Cuối cùng là diễn đạt logic, đúng ngữ pháp, từ ngữ phải lịch sự, trang trọng. Chiếc CV như gián tiếp truyền tải lời nói của bạn đến nhà tuyển dụng, không nên cợt nhả hay có những từ ngữ gây hiểu lầm. Việc sử dụng nhiều từ ngữ chuyên ngành cũng là một lợi thế giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng đấy.
Bài viết trên Work247.vn đã giới thiệu cho các bạn về cách viết mẫu CV xin việc bảo trì và những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ. Hy vọng sau bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và sẽ giúp ích cho con đường sự nghiệp của các bạn.
651 0